Cây mật nhân là một vị thuốc đông y được ứng dụng cho điều trị. Gần đây nhiều lời đồn cho rằng cây thuốc này là đan dược chữa được mọi bệnh. Tuy nhiên điều đó lập tức được bác bỏ. Vậy cây mật nhân là gì? Cây mật nhân trị bệnh gì?
1. Khái quát sơ qua về cây mật nhân
1.1 Sơ qua những nét chính về cây mật nhân
Các vị thuốc đông y thường có nhiều tên gọi nên nếu đôi khi chúng ta sẽ không biết được vị thuốc đó khi được nhắc đến cái tên khác. Hiện nay, cây mật nhân được liệt kê có 4 cái tên hay dùng là: cây bá bệnh, cây mật nhơn, cây bách bệnh, bá bịnh. Những cái tên hầu như là theo tiếng nói đồng âm về cơ bản có thể hiểu được đó là cây gì.
Tuy nhiên, nếu là người làm việc chuyên môn thì tên gọi của cây này sẽ phức tạp hơn. Theo khoa học gọi tên thì cây mật nhân là eurycoma longifolia. Ngoài ra ở Anh và Malaysia cây mật nhân cũng có tên gọi riêng. Trong tiếng anh người ta sẽ gọi cây này là long jack còn tiếng Malay thì là tongkat ali. Sở dĩ chúng ta nên biết hết các tên thuật ngữ của cây để dễ dàng tham khảo tài liệu. Đồng thời nếu thành phần của thuốc đề tên sẽ có thể nhận ra.
1.2 Đặc điểm hình thái của cây mật nhân
Cây mật nhân nằm trong danh sách những loại cây thân gỗ có giá trị và mọc cao từ 15 - 20 mét. Cây mọc ra nhiều nhánh nhỏ và ưa bóng mát. Chính vì điều này mà chúng thường núp dưới tán của những cây đại thụ khác. Lá của cây cũng vô cùng đặc biệt bởi nó không có cuống.
Hoa của cây mang màu đỏ nhưng những phát hiện thấy nó có thể thay đổi là màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu. Hoa trên mỗi cây sẽ mọc thành cụm. Và điều đặc biệt khiến chúng ta chú ý là mỗi cây mật nhân chỉ mọc ra 2 bông hoa. Bông qua trên cây sau khi nghiên cứu đã cho thấy một bông là hoa đực và bông kia là hoa cái. Vì bông hoa có màu đỏ nâu nên khi ra quả nó cũng vẫn mang màu này khi chín. Quả cây mật nhân sẽ chứa 1 hạt nhỏ ở trong nhân và hình dáng hơi dẹt.
1.3 Vị trí địa lý nơi cây này sinh trưởng
Lần đầu tiên cây mật nhân được phát hiện chính là ở Indonesia và Malaysia. Nhiều năm sau khi được tìm thấy chúng đã xuất hiện rải rác ở nhiều quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng có dấu tích của cây này. Nơi cây mật nhân được tìm thấy ở Việt Nam chính là khu vực phía Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên.
1.4 Thu hoạch và chọn phần dùng làm thuốc
Một số loại thảo dược sẽ thu hoạch theo mùa nhưng cũng có loại được thu hoạch quanh năm. Cây mật nhân cũng vậy, nó được lấy dùng cho điều trị bất kỳ thời điểm nào. Đó là sự tiện lợi và đáng quý nếu loại thảo dược này có công dụng tốt trên nhiều nhóm bệnh và phù hợp cho mọi đối tượng.
Phần lớn các thảo mộc từ thiên nhiên có thể tận dụng mọi bộ phận để làm thuốc. Đối với cây mật nhân sau khi đã thu hoạch sẽ được loại bỏ hoa. Cây chỉ có lá, phần vỏ thân cây, quả và rễ được giữ lại. Trong số đó bộ phận có công dụng chữa bệnh được lựa chọn chính là thân rễ của cây.
Mỗi bộ phận sau khi thu hoạch sẽ được phân ra và sơ chế theo những cách khác nhau để có thể phát huy hết công dụng. Một công thức chung thường dùng là nghiền mịn rồi tạo thành viên nang nhờ một số thành phần hoặc dùng chính chất lỏng lấy từ phần gốc của cây.
Quả mật nhân thu hoạch xong sẽ được vệ sinh loại bỏ đất và những thứ bám xung quanh còn rễ cùng vỏ cây sẽ đem cắt nhỏ thành vị thuốc như thường gặp ở các bài thuốc đông y. Sau khi làm sạch thì quả, rễ và vỏ cây sẽ được phơi nắng hoặc sấy khô để tiệt trùng.
Các thành phần sau khi sơ chế sẽ có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài. Lúc này người thầy thuốc sẽ đặt thành phẩm vào bình thủy tinh hay túi zip để tránh tiếp xúc không khí. Ngoài ra để tránh ẩm mốc xâm nhập thì cần để ở nơi thoáng mát. Như vậy, thuốc sao khi bào chế sẽ có thể dùng được lâu.
2. Cây mật nhân chữa bệnh gì?
Với cái tên cây bách bệnh, loại thuốc này được đưa ra phân tích để làm rõ có thật sự chữa được bách bệnh không. Tính cho đến nay, các bài thuốc điều chế từ cây mật nhân được công nhân một số tác dụng sau:
- Cải thiện nồng độ hormone nam giới tự nhiên. Đồng thời cải thiện một số triệu chứng như xuất tinh sớm, yếu sinh lý, tăng ham muốn, cải thiện chất lượng tinh trùng...
- Điều kinh bổ huyết giúp giảm chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Điều trị bệnh đường ruột như tiêu chảy, kiết lị.
- Điều trị các bệnh da liễu như chàm, ghẻ hay mẩn ngứa cho trẻ em.
- Cải thiện chức năng đường tiêu hóa giúp ăn uống ngon miệng hơn.
- Hạn chế lại nguy cơ mắc chứng sốt rét, sốt xuất huyết do ký sinh trùng.
- Giúp điều trị đau nhức xương khớp
- Giúp giải rượu
- Tẩy giun
3. Liều lượng và cách sử dụng cây mật nhân
Để đảm bảo dược tính cũng như tác dụng của thuốc, liều lượng và cách sử dụng là điều không nên bỏ qua. Với mật nhân có nhiều cách để chế biến sử dụng. Bạn có thể tham khảo một số cách điều chế thuốc sau đây:
- Sắc thuốc lấy nước uống
Dùng mật nhân cắt thành miếng đem hãm lấy nước uống thay nước trà. Lượng mật nhân dùng mỗi ngày sẽ khoảng 15g.
- Tán mịn dược liệu thành dạng bột
Dùng 6 - 10g mật nhân tán thành bột mịn rồi nặn thành viên đan uống.
- Dùng nấu thành cao
Rễ và thân mật nhân chế biến để thành dạng bột rồi nấu cùng mật ong, nấu sệt lại và giữ ổn định 55 độ. Sau hỗn hợp đạt thì để nguội và bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng chỉ lấy 1 thìa cà phê là đủ.
- Ngâm rượu mật nhân
Rễ mật nhân sau khi thái mỏng đem phơi khô. Phần rễ là bộ phận thích hợp nhất để ngâm rượu. Cây mật nhân ngâm rượu cần chờ 1 tháng mới có thể phát huy công dụng. Ngoài ra nếu vị đắng khó uống thì ngâm cùng ít táo mèo hay chuối hột phơi khô để khử đắng.
- Dùng sáp ong ngâm với cây mật nhân
Sáp ong, rượu đem ngâm cùng mật nhân sau 30 -45 ngày là có thể đem ra sử dụng.
4. Những phương thuốc được sử dụng rộng rãi có mặt cây mật nhân
Để phát huy được hết tác dụng của thuốc bạn có thể làm theo một số công thức sau đây:
- Công thức điều chế thuốc trị bệnh gan
Bài 1: Sắc 1 lít nước nấu cùng 30 gam cây mật nhân. Thuốc sắc đến khi còn nửa là có thể dùng được. Tác dụng của thuốc tốt nhất là khi còn ấm.
Bài 2: Ở công thức này cần 10g cây cà gai leo, 30g diệp hạ châu sắc cùng 1 lít nước. Lần này sắc đến khi còn 0,5 lít nước. Với lượng thuốc này dùng 3 - 4 lần mỗi ngày và khi còn ấm.
- Công thức chữa bệnh đau bụng, khó tiêu, chướng bụng
Lấy 50 gam, các vị thuốc như: cam thảo, rễ cây mật nhân, hoắc hương, trần bì, cam thảo, dây mơ, củ sấu, củ bồ bồ, sả. Các nguyên liệu trước khi dùng đều đem rửa sạch, sau đó phơi khô tán nhuyễn. Mỗi lần dùng sẽ đong lấy 12g hãm nước nóng dùng dần.
- Công thức điều trị bệnh gout
Để trị gout ta sẽ sắc mật nhân nhưng lần này cô đọng hơn chỉ lấy 200ml. Với lượng nước sắc này chia ra làm 2 -3 lần sử dụng trong ngày. Sau một thời gian sử dụng sẽ cảm thấy giảm dần chứng đau nhức do gout gây ra.
- Công thức thanh nhiệt
Mật nhân cùng đậu đen và một số dược liệu khác sắc lấy nước cũng có thể thanh nhiệt cơ thể. Mỗi vị thuốc sẽ cân lấy khoảng 10g: hà thủ ô, cỏ xước, dây ký ninh, rễ ô môi.
- Công thức dành cho người tiểu đường
Bài thuốc cho người mắc chứng tiểu đường thì đơn giản hơn. Chỉ cần sắc 20 gam mật nhân đã sơ chế. Tuy nhiên mật nhân dùng sắc cần được phơi khô sao vàng trước đó để bảo quản dùng lâu hơn.
- Công thức cải thiện hệ tiêu hóa
Cân lấy 20g rễ mật nhân và 10g chuối sứ nướng vàng ( khô). Thay vì sắc bằng nước thường thì chúng ta sẽ dùng 1 lít rượu trắng và để chờ 7 ngày mới dùng. Mỗi lần sử dụng lấy ra 30ml chia làm 3 lần vào sáng, trưa, tối.
- Điều kinh trị đau bụng kinh
Rễ mật nhân đem sắc cùng 1 lít nước cô đọng lại còn phân nửa và dùng uống. Thực hiện đều đặn khoảng 10 ngày sẽ cảm nhận được kết quả.
- Bài thuốc chữa bệnh ngoài da cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ da nhạy cảm dễ mắc bệnh da liễu thì lá mật nhân là một bài thuốc hữu hiệu. Sử dụng lá đun nước tắm đồng thời giữ phần bã chà lên người sẽ giúp vấn đề mẩn ngứa hay viêm da lở loét được cải thiện.
- Điều trị kiết lỵ, tiêu chảy
Điều trị kiết lỵ tiêu chảy cũng dùng mật nhân sắc. Mỗi lần uống cần duy trì 3 -5 ngày để thuốc đủ thời gian phát huy công dụng.
- Bài thuốc điều trị đầy hơi, giải rượu, tẩy giun
Giun, đầy hơi khó tiêu là những vấn đề có thể giải quyết nhờ nước sắc của rễ mật nhân. Ngoài ra thức uống này còn giúp giải rượu hiệu quả. Để đảm bảo công dụng tiến hành cô đặc sao cho đủ 2 lần uống mỗi ngày.
- Tăng cường sinh lý cho nam giới
Sinh lý nam giới là chủ đề được phái mạnh quan tâm cũng như chú ý rất nhiều. Trong đó các giải pháp đến từ thiên nhiên sẽ được ưu tiên hàng đầu vì nó hạn chế tối đa những tác dụng phụ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Với điều trị sinh lý nam cần có 0,4g cây mật nhân, 0,05g mỗi loại bao gồm nấm linh chi và cây nhân sâm. Tất cả các nguyên liệu sau khi tán nhuyễn sẽ đem làm thành viên hòa và sử dụng. Điều đáng chú ý là phương thuốc này không thể tự ý dùng và cần có bác sĩ chỉ dẫn để đúng liều lượng.
5. Những tác dụng ngoài ý muốn và lưu ý khi dùng cây mật nhân
Tuy mang tên là cây bách bệnh nhưng có một số nhóm đối tượng vẫn chịu hạn chế không thể dùng được. Các trường hợp dị ứng với thành phần hóa học của cây mật nhân sẽ không được khuyên dùng. Bạn có thể hỏi bác sĩ từ trước để biết bản thân có phản ứng lại với thành phần của thuốc không. Ngoài ra một số đối tượng sau cũng cần chú ý khi sử dụng:
- Phụ nữ trong thai kỳ tuyệt đối không sử dụng bừa bãi
- Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi không được tùy ý dùng
- Những người có bệnh nên liên quan đến gan, tim mạch dạ dày,... không tùy tiện dùng
- Những bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của nội tạng nên tránh sử dụng.
Ở những đối tượng này nguy cơ sử dụng không mang lại hiệu quả thường rất cao. Chính vì vậy nếu không được bác sĩ cho dùng thì không tự ý dùng để tránh là tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Trong một số trường hợp dùng thuốc nếu buồn nôn, dị ứng, hạ huyết áp hay hoa mắt chóng mặt thì hãy báo cho bác sĩ. Đây có thể chính là tác dụng phụ gây bất lợi cho sức khỏe. Đồng thời người bệnh cần ngừng dùng thuốc ngay lập tức.
Mỗi dược liệu sẽ có sự tương tác với một số loại thuốc hay loại thực phẩm. Do vậy để đảm bảo an toàn đến sức khỏe bản thân bạn cần tham khảo tư vấn từ bác sĩ. Những loại thuốc thảo dược có thể mang lại nhiều công dụng nhưng chúng sẽ không hoàn hảo. Tốt nhất chỉ sử dụng khi được kê đơn và khuyến khích bới bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc mật nhân cho bạn đọc tham khảo. Hiện nay, các cơ sở y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn cách dùng cũng như chức năng của mỗi loại thảo dược thiên nhiên. Hãy đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tư vấn cũng như cho lời khuyên hữu ích.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.