Vì sao dễ bị dính buồng tử cung sau hút thai?

Khoảng 20% phụ nữ sẽ gặp tình trạng dính buồng tử cung sau nạo hút thai. Phần lớn phụ nữ bị dính buồng tử cung sau hút thai sẽ rất khó có thai hoặc mang thai nếu không được điều trị, can thiệp kịp thời.

1. Nạo hút thai là gì?

Hút thai là phương pháp sử dụng ống hút và bơm chân không để hút thai ra khỏi cơ thể mẹ đối với thai nhi nhỏ hơn 12 tuần tuổi. Giai đoạn hút thai an toàn và ít để lại biến chứng nhất là từ 4 đến 8 tuần. Tuy nhiên, với thai nhi có tuần tuổi lớn hơn và không áp dụng được phương pháp hút thai thì phải nạo thai. Phương pháp nạo thai sử dụng dụng cụ kim loại có dạng như chiếc thìa để lấy thai ra ngoài. Phương pháp nạo thai thường kết hợp với nong thai bằng dụng cụ hoặc đồ gắp thai.

Nạo hút thai là một thủ thuật an toàn nếu được thực hiện ở các cơ sở y tế đảm bảo, tuy nhiên như bất kỳ cuộc phẫu thuật nào, nạo hút thai cũng có những rủi ro nhất định. Một số hậu quả hút thai gồm: thủng tử cung, nhiễm trùng tử cung, chảy máu tử cung, dính buồng tử cung hay còn gọi là còn được gọi là hội chứng Asherman,...

Xem ngay: Dính buồng tử cung: Nguyên nhân gây vô sinh nữ

2. Vì sao dễ bị dính buồng tử cung sau hút thai?

Dính buồng tử cung hay còn gọi là hội chứng Asherman là một hội chứng mắc phải (không phải do di truyền) liên quan đến việc các chất kết dính (adhesions) hoặc dải mô sẹo (bands of scar tissue) hình thành trong tử cung khiến thành tử cung dính vào nhau, do đó làm giảm kích thước tử cung và gây khó khăn cho lần thụ thai tiếp theo. Dính buồng tử cung thường gặp ở những người nạo thai nhiều lần.

Vậy vì sao lại có hiện tượng dính buồng tử cung sau nạo hút thai? Như chúng ta đã biết, cấu tạo tử cung ở phụ nữ gồm 3 lớp theo thứ tự từ ngoài vào là lớp màng tử cung, lớp cơ tử cung và lớp niêm mạc. Trong đó, lớp niêm mạc ở trong cùng được hình thành từ hai lớp là lớp chức năng nằm phía trên và lớp đáy nằm phía dưới. Vào mỗi chu kì kinh nguyệt của chị em, lớp chức năng nằm trên sẽ bong ra và được thải ra ngoài ở dạng máu kinh. Ở thời điểm này, lớp đáy sẽ tái tạo lại lớp nội mạc chức năng đã bong ra. Hội chứng Asherman hay dính buồng tử cung có liên quan trực tiếp đến hai lớp nội mạc này. Việc can thiệp vào buồng tử cung như nạo, hút thai có các rủi ro khiến tử cung tổn thương, thủng hoặc nhiễm trùng dẫn đến việc hình thành các mô sẹo (chất kết dính) trong tử cung, đây là nguyên nhân dẫn đến dính buồng tử cung.


Dính buồng tử cung sau hút thai làm giảm kích thước tử cung
Dính buồng tử cung sau hút thai làm giảm kích thước tử cung

3. Dấu hiệu nhận biết dính buồng tử cung?

Các triệu chứng thường gặp của dính buồng tử cung là:

Tuy nhiên, một số phụ nữ không có triệu chứng và vẫn có kinh nguyệt bình thường.

4. Dính buồng tử cung có thể phòng ngừa và điều trị không?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng những phụ nữ có bất kỳ loại phẫu thuật tử cung nào hoặc bị thương ở tử cung cũng nên được điều trị bằng hormone hoặc tách cơ học thành tử cung sau khi làm thủ thuật để ngăn chặn hiện tượng dính buồng tử cung. Điều này có nghĩa là một stent được đặt trong tử cung trong một khoảng thời gian để ngăn chặn dính buồng tử cung.

Và tin vui cho chị em là hiện tượng dính thành tử cung có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật để tách phần dính và tái tạo lại buồng tử cung về đúng hình dạng và kích thước hoặc đặt dụng cụ tử cung để tách phần dính ra. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng dính buồng tử cung, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp để giúp chị em có thai bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe