Vì sao có u máu dưới da?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Da liễu.

U máu là một khối u máu dưới da lành tính phổ biến nhất ở trẻ em có thể tìm thấy ở tất cả các vùng của cơ thể. Tỉ lệ bệnh xuất hiện ở trẻ là 59% khi mới sinh, 40% trong tháng đầu, 30% ở trẻ đẻ non dưới 1,8kg cân nặng. Vậy nguyên nhân xuất hiện u máu dưới da là gì?

1. Bệnh u máu là gì?

U máu (tên khoa học là hemangioma- he-man-jee-O-muh) là một vết bớt màu đỏ tươi xuất hiện khi sinh hoặc trong tuần đầu tiên hoặc thứ hai của cuộc đời. Nó trông giống như một vết sưng cao su và được tạo thành từ các mạch máu thêm trên da.

Một hemangioma có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất xuất hiện trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng. Điều trị cho bệnh hemangioma của em bé (hemangioma ở trẻ sơ sinh) thường không cần thiết vì nó mất dần theo thời gian. Một đứa trẻ có tình trạng này trong giai đoạn trứng nước thường có rất ít dấu vết tăng trưởng ở tuổi thứ 10. Việc điều trị có thể được xem xét nếu khối u ác tính cản trở việc nhìn, thở hoặc các chức năng khác.

U máu xuất hiện thường xuyên hơn ở những em bé là nữ, da trắng và sinh non.

2. Các đặc trưng của bệnh u máu

Bệnh u máu được đặc trưng bởi sự tăng sinh tế bào nội mô và quá trình tự nhiên. Các giai đoạn của u máu có thể được chia thành:

  • Giai đoạn tăng sinh nhanh (0-1 năm): Thường diễn ra trong 3 tháng, nhưng có khi diễn ra trong 6 tháng với u máu nông, 8-10 tháng với u máu sâu. Trong giai đoạn này, 80% u máu tăng gấp đôi kích thước, trong đó khoảng 5% phát triển ồ ạt, có thể đe dọa tính mạng, ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ của trẻ;
  • Giai đoạn ổn định (1-5 năm): Sau giai đoạn tăng sinh, u máu dần dần ổn định cả kích thước và dấu hiệu lâm sàng, kéo dài đến tháng thứ 18-20;
  • Giai đoạn thoái triển (5-10 năm): Giai đoạn này thời gian đầu màu da nhạt dần sau đó u máu dưới da xẹp dần, nhưng chậm hơn. Sự thoái triển này xảy ra đến 70-80% các trường hợp sau 6 tuổi. Sự thoái triển của u máu dưới da thường chậm hơn u máu da.

Có ba loại u máu, bao gồm:

  • U máu mao mạch (hay u máu phẳng);
  • U máu dạng hang;
  • U máu hỗn hợp.

Trong đó u máu phẳng xuất hiện như một vết son hay một mảng màu rượu vang trên da do sự tăng sinh bất thường của hệ thống mao mạch dưới da.

3. Nguyên nhân gây u máu


Nguyên nhân gây u máu có thể là từ phôi thai, do di dích của trung bì phôi thai
Nguyên nhân gây u máu có thể là từ phôi thai, do di dích của trung bì phôi thai

Giả thuyết liên quan đến căn nguyên gây u máu bao gồm:

  • Từ phôi thai, do di tích của trung bì phôi thai;
  • Nhiễm virus gây u nhú trên người, tiếng Anh còn gọi là Human Papuloma virus (HPV) gây mất kiểm soát điều hòa tăng sinh tế bào nội mạch của mạch máu;
  • Do nội tiết tối: Người ta thấy nồng độ cao của 17-Beta Estradiol ở trẻ u máu;
  • Heparine do các dưỡng bào tiết ra gây kích thích tế bào sợi và tế bào nội mạch tăng ở các trẻ u máu.

4. Triệu chứng lâm sàng của u máu

U máu có thể có mặt khi sinh, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn trong vài tháng đầu đời. Biểu hiện bệnh u máu ở trẻ em bắt đầu như một dấu đỏ phẳng ở bất cứ đâu trên cơ thể, thường xuyên nhất là trên mặt, da đầu, ngực hoặc lưng. Thông thường một đứa trẻ chỉ có một dấu hiệu, một số trẻ có thể có nhiều hơn.

Trong năm đầu tiên của trẻ, vết đỏ phát triển nhanh chóng thành một vết sưng trông giống như cao su xốp dính ra khỏi da. U máu sau đó bước vào giai đoạn nghỉ ngơi và cuối cùng, nó bắt đầu dần biến mất.

Nhiều khối u máu biến mất khi 5 tuổi và hầu hết sẽ biến mất hoàn toàn khi trẻ tuổi 10. Da có thể bị đổi màu một chút hoặc nổi lên sau khi hemangioma biến mất.

5. Bệnh u máu có nguy hiểm không ?

Tác động tiêu cực của bệnh u máu đến con người còn đang được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mặc dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng u máu cũng gây nên những vấn đề nhất định đối với sức khỏe.

Đôi khi, một hemangioma có thể bị phá vỡ và phát triển một vết loét. Điều này có thể dẫn đến đau, chảy máu, sẹo hoặc nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí của hemangioma, nó có thể cản trở tầm nhìn, hơi thở, thính giác hoặc nguy hiểm đến tính mạng - nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra.

U máu có thể tăng sinh và phát triển không ngừng. Ở trẻ nhỏ, nếu tốc độ tăng sinh của khối u nhanh hơn so với sự phát triển của trẻ sơ sinh, thì các vấn đề về chức năng và thẩm mỹ như loét, tắc mũi, vấn đề về thị lực và tắc nghẽn đường thở rõ ràng sẽ xuất hiện.

Với người trưởng thành, một số vị trí đặc biệt như vùng mí mắt, hốc mắt, mang tai gây biến chứng chèn ép thần kinh thị giác, mặt bị biến dạng. Nguy hiểm hơn có thể gây chảy máu ồ ạt nếu có sang chấn vùng u.

Mặc dù u máu là lành tính, chúng cũng gây nên vấn đề mất thẩm mỹ rất nghiêm trọng, khiến người bệnh khó hòa đồng với xã hội, thậm chí là tự kỷ hay trầm cảm.

6. U máu khi nào cần đi khám bác sĩ?

Bác sĩ sẽ theo dõi u máu ở trẻ trong quá trình kiểm tra định kỳ. Cha mẹ hãy liên lạc với bác sĩ nếu hemangioma chảy máu, hình thành vết loét hoặc bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó trẻ sẽ cần đến sự chăm sóc y tế nếu tình trạng này cản trở tầm nhìn, hơi thở, thính giác hoặc nguy hiểm đến tính mạng.


Bác sĩ sẽ theo dõi u máu ở trẻ trong quá trình kiểm tra định kỳ
Bác sĩ sẽ theo dõi u máu ở trẻ trong quá trình kiểm tra định kỳ

7. Chẩn đoán u máu như thế nào?

7.1 Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào sự tiến triển của 3 giai đoạn qua theo dõi, thăm khám lâm sàng. Điều quan trọng nhất là cần phải phân biệt thương tổn là u máu hay dị dạng mạch máu? U máu ở giai đoạn nào? Tăng sinh hay ổn định hay thoái triển? Một số phương pháp chẩn đoán xác định gồm:

  • Siêu âm có thể giúp chẩn đoán trong giai đoạn tăng sinh và các u máu lớn;
  • Chụp cộng hưởng từ hay chụp cắt lớp có thể giúp ích đối với các trường hợp u máu có biến chứng đe dọa đến tính mạng trẻ;
  • Chụp mạch nên được chỉ định khi cần nút mạch;
  • Sinh thiết: Thường không cần thiết vì hỏi tiền sử bệnh nhân và các dấu hiệu có trên lâm sàng sẽ biết u máu hay dị dạng mạch.

7.2 Chẩn đoán phân biệt

  • U máu nông với giãn mao mạch hay giai đoạn đầu của u máu nông, dị dạng mao mạch: Cần phải theo dõi trong những tháng đầu sau sinh để phân biệt chẩn đoán.
  • U máu sâu với những u máu lành tính bẩm sinh: Loại u máu này đã đạt tới sự tăng sinh cực điểm của tế bào nội mạch ngay từ khi mới sinh. Loại u máu này chia lần 2 loại: u máu bẩm sinh thoái triển nhanh và u máu bẩm sinh không thoái triển. Các loại u máu này thường không cần can thiệp.
  • U máu sâu lành tính mắc phải với:
    • U nguyên bào mạch;
    • U mạch nội mô dạng Kaposi;
    • Dị dạng tĩnh mạch;
    • Dị dạng bạch mạch;
    • Dị dạng động – tĩnh mạch;
    • Loạn sản phôi mạch máu.

U máu có thể không gây hại gì tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nhưng trong một số trường hợp nó có thể gây cản trở tầm nhìn, thính giác và thậm chí nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Do vậy cha mẹ vẫn cần hết sức chú ý theo dõi u máu để kịp thời đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe