Vì sao cần tầm soát bệnh võng mạc cho trẻ sinh non?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Đặng Thị Ngoan - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác từng là giảng viên Bộ môn Nhi - trường Đại học Y dược Hải Phòng, được cấp chứng chỉ về Nhi khoa trong và ngoài nước như: Bệnh viện Westmead, Australia; Trường Đại học Y Hải Phòng. Bác có thế mạnh trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì trẻ có thể vĩnh viễn mất đi cả hai mắt. Do đó, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ sinh non, thiếu tháng hay nhẹ cần đi tầm soát bệnh võng mạc càng sớm càng tốt.

1. Vì sao cần tầm soát bệnh võng mạc cho trẻ sinh non?

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, viết tắt là ROP là một bệnh mắt ở trẻ, do sự phát triển bất thường ở mạch máu võng mạc của trẻ. Những trẻ bị sinh non, nhẹ cân, thiếu tháng có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh võng mạc có thể khiến trẻ bị mù vĩnh viễn.

2. Quá trình phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ diễn ra như thế nào?

Quá trình phát triển của ROP ở trẻ như sau: Trẻ vừa sinh ra thiếu tháng chưa có bệnh ROP mà chỉ có những mạch máu võng mạc chưa trưởng thành, chưa cung cấp đủ máu nuôi võng mạc. ROP sẽ xuất hiện một thời gian sau sinh nếu mạch máu võng mạc phát triển bất thường, nghĩa là không phải tất cả trẻ sinh non đều bị mắc bệnh ROP.

Khi có bệnh võng mạc, một trong 3 tình huống sau sẽ có thể xảy ra:

  • Bệnh nhẹ sẽ tự lành mà không cần điều trị gì
  • Bệnh trung bình, sẽ tự lành một phần mà không cần điều trị, nhưng cần theo dõi lâu dài để tránh những biến chứng muộn về sau.
  • Bệnh nặng cần phải điều trị kịp thời, nếu không đa số trường hợp sẽ gây mù vĩnh viễn.

Bác sĩ khuyến cáo, những trẻ sau cần được khám mắt để phát hiện bệnh võng mạc và những bất thường liên quan:

  • Cân nặng lúc sinh dưới 1.500g hoặc tuổi thai lúc sinh dưới 33 tuần tuổi (7,5 tháng).
  • Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g nhưng khi sinh bị ngạt, nằm lồng ấp, thở oxy kéo dài, có những bệnh khác kèm theo và bác sĩ sơ sinh chỉ định khám mắt.
  • Cân nặng lúc sinh từ 1.500g đến 2.000g và đa thai (sinh đôi, sinh ba...).

Nhìn chung, trẻ khi sinh càng nhẹ cân hoặc tuổi thai càng nhỏ càng có nguy cơ bị bệnh võng mạc càng cao, cha mẹ càng cần cẩn thận cho trẻ đi khám sớm.


Trẻ khi sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc
Trẻ khi sinh nhẹ cân cũng có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc

3. Chẩn đoán và điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non

Ở giai đoạn sớm, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non không thể phát hiện bệnh bằng mắt thường, bởi khi nhìn bên ngoài thì mắt vẫn bình thường. Một khi bệnh đã biểu hiện ra bên ngoài nghĩa là đã ở giai đoạn muộn, không còn chữa trị được, và hậu quả trẻ bị mù vĩnh viễn là rất cao.

ROP cần được khám tầm soát sau khi trẻ sinh được khoảng 4 tuần, bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng máy đặc biệt cùng với một thấu kính hội tụ gọi là đèn soi đáy mắt gián tiếp để đánh giá chính xác và theo dõi cho trẻ.

Khi đã phát hiện trẻ bị bệnh võng mạc, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có 2 phương pháp chính là lạnh đông và điều trị võng mạc bằng laser.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, nếu bệnh nhẹ hoặc trung bình, được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị khá tốt. Khi phát hiện trễ và bệnh đã tiến triển đến giai đoạn bong võng mạc thì trẻ sẽ bị mù vĩnh viễn. Bên cạnh đó, sau điều trị, chức năng nhìn về sau của trẻ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố trong quá trình phát triển.

Dù đã điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non thì vì sự an toàn cho mắt của trẻ, việc theo dõi tái khám theo hẹn của bác sĩ là rất quan trọng, phụ huynh không thể bỏ qua.

Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ hẹn tái khám 1 tuần hay 2 tuần sau hoặc có khi cần phải điều trị ngay. Trẻ cần được khám và theo dõi cho tới khi qua khỏi giai đoạn nguy hiểm hay mạch máu ở võng mạc phát triển đầy đủ.

Khi trẻ có bệnh võng mạc, dù là thể nhẹ không cần điều trị thì một số biến chứng muộn vẫn có thể xảy ra như cận thị, lé, tăng nhãn áp, bong võng mạc trễ. Vì thế, việc theo dõi lâu dài cho trẻ ở một bệnh viện chuyên khoa mắt nhi là cần thiết để phát hiện và can thiệp kịp thời. Đặc biệt, cần chú ý những trường hợp bệnh ở một mắt hoặc ở mắt này nặng hơn mắt kia.


Việc theo dõi tình trạng mắt trẻ sau điều trị rất quan trọng
Việc theo dõi tình trạng mắt trẻ sau điều trị rất quan trọng

4. Cha mẹ cần làm gì để đưa trẻ đi tầm soát bệnh võng mạc?

Trước khi đưa trẻ sinh non đi tầm soát võng mạc, cha mẹ cần chuẩn bị:

  • Đăng ký trước ngày khám: Trước khi khám, trẻ sẽ được nhỏ loại thuốc giãn đồng tử để bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ võng mạc tốt hơn. Do đó, cần đến nơi khám để được hẹn trước (khi đi đăng ký không cần đưa trẻ theo) và đưa trẻ đến đúng ngày giờ đã hẹn.
  • Trước khi khám, cần cho trẻ nhịn bú ít nhất 1 giờ bởi trong khi khám trẻ thường khóc, để tránh hít sặc sữa gây nguy hiểm có thể gây tử vong. Trẻ cũng cần được nhịn bú kể từ lúc bắt đầu nhỏ thuốc giãn đồng tử.
  • Mang theo các giấy tờ cần thiết: các loại giấy ra viện, giấy khám thai, giấy giới thiệu khám mắt, siêu âm của mẹ, giấy hẹn tái khám... đều cần thiết, cần mang theo vì nó sẽ cung cấp thông tin liên quan đến thời gian mang thai, thời gian sơ sinh.

Nếu trẻ sinh non, nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh võng mạc thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa, khám với bác sĩ sơ sinh kinh nghiệm để kiểm tra.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đăng ký khám và điều trị với các bác sĩ Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng vui lòng nhấp vào nút “Liên hệ” trên website hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.


Bạn nên đặt lịch khám trước cho trẻ
Bạn nên đặt lịch khám trước cho trẻ
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe