Vảy nến thể giọt: Những điều cần biết

Bệnh vảy nến thể giọt là một bệnh lý viêm mạn tính, có thể gặp trong bất kỳ lứa tuổi nào thường gặp nhất ở độ tuổi 15 - 35 tuổi. Theo Tổ chức bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF), có khoảng 10% người bị vẩy nến phát triển thành bệnh vẩy nến thể giọt.

1. Vẩy nến thể giọt là gì?

Vẩy nến thể giọt (Guttate) là bệnh tự miễn, xuất hiện khi tế bào da trên cơ thể tăng tốc độ tăng trưởng tự nhiên, nổi rải rác khắp cơ thể, trên phủ lớp vảy nến giọt mỏng màu trắng đục, khi cạo lớp vảy bong ra và vụn ra như phấn.


Vảy nến thể giọt xuất hiện rải rác trên cơ thể
Vảy nến thể giọt xuất hiện rải rác trên cơ thể

2. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến

Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng hai yếu tố chính gây ra bệnh vẩy nến là do: Di truyền và hệ thống miễn dịch.

  • Yếu tố di truyền do gen gây nên bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan HLA, DR7, B13, B17, BW57, CW6.
  • Rối loạn chuyển hoá trên da: Chỉ số sử dụng oxy của da trong bệnh vảy nến tăng cao rõ rệt, có khi hơn 400% so với tình trạng da bình thường,
  • Hoạt động giảm phân và tổng hợp ADN của lớp đáy tăng lên 8 lần, tăng sinh tế bào thượng bì, điển hình là lớp đáy và lớp gai dẫn đến rối loạn quá trình tạo sừng (quá sừng và á sừng) gây ra bệnh vảy nến.

Ngoài ra, bệnh vẩy nến còn do chịu tác động bởi 1 số yếu tố như:

  • Trạng thái căng thẳng thần kinh (stress) kéo dài liên quan đến phát bệnh và diễn biến bệnh. Khi bị bệnh vảy nến thể giọt nến thuộc típ thần kinh dễ bị kích thích, hay lo lắng...
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Những ổ nhiễm khuẩn khu trú liên quan tới quá trình phát sinh và phát triển bệnh vảy nến (viêm mũi họng, viêm amidan,...), mà chủ yếu có nguyên nhân từ liên cầu. Vai trò của virus ARN có men sao mã ngược tạo phức hợp miễn dịch bất thường còn chưa được thống nhất.
  • Chấn thương cơ học vật lý: Ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh (14%).

3. Triệu chứng bệnh vảy nến thể giọt

Các triệu chứng thường gặp của bệnh vẩy nến thể giọt như da nổi đốm đỏ, vẩy có hình như giọt nước.

3.1 Dấu hiệu đỏ da

  • Mảnh da đỏ kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet- một vài centimet, có trường hợp hàng chục centimet
  • Giới hạn rõ, hơi gồ cao, nền cứng cộm, thâm nhiễm (inflammation, indurated) nhiều hoặc ít, có khi vẩy nến trắng choán gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy nến.
  • Số lượng các đám: Một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương phụ thuộc theo từng trường hợp.

3.2. Vẩy trắng

  • Vảy trắng phủ trên bề mặt đám đỏ, vẩy màu trắng đục hơi bóng như màu xà cừ, như màu nến trắng.
  • Vảy nến giọt tạo thành nhiều tầng nhiều lớp, dễ bong, khi cạo lớp vảy vụn ra như bột trắng, như phấn, như vết nến, rơi lả tả .
  • Vẩy nến giọt tái tạo rất nhanh, bong lớp này thì lớp khác lại đùn lên. Số lượng vảy nến nhiều.

Vảy nến thể giọt tái tạo và đùn lên rất nhanh
Vảy nến thể giọt tái tạo và đùn lên rất nhanh

4. Điều trị bệnh vảy nến thể giọt

Điều trị vảy nến có thể sử dụng một loại thuốc hoặc phối hợp các thuốc để tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ của thuốc.

Các thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến thường bao gồm các loại sau:

  • Nhóm thuốc kháng sinh chống liên cầu khuẩn, thuốc bôi và có thể điều trị bằng quang hoá trị liệu, PUVA (uống 8-methoxypsoralen và chiếu tia cực tím UVA). Gần đây tia UVB dải hẹp rất có giá trị trong điều trị, ít tác dụng không mong muốn hơn hơn.
  • Nhóm thuốc corticosteroid (Betamethasone, clobetasol....): nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến, có tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, làm giảm viêm, ngứa và giảm tăng sinh tế bào da.
  • Khi dùng trong thời gian dài, nhóm thuốc này có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như teo da, loãng xương, suy thận, ức chế hệ miễn dịch...
  • Nhóm thuốc retinoid (acitretin, tazarotene...) thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến nặng, đã đề kháng với các thuốc điều trị khác.
  • Nhóm thuốc dẫn chất vitamin D3 (calcipotriol, calcitriol...): thường được sử dụng trong điều trị bệnh vảy nến thể giọt hoặc vảy nến mảng.
  • Nhóm thuốc này gây kích ứng da nên tránh khi bị bệnh vảy nến trên vùng mặt.
  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin, methotrexate, adalimumab...), thường được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến thể giọt nặng, lan rộng và không đáp ứng với các liệu pháp thông thường.
  • Methoxsalen: Một chất bắt sáng được dùng kết hợp với ánh sáng mặt trời hay tia UV trong điều trị bệnh vảy nến thể giọt giai đoạn nặng.
  • Acid salicylic: Có tác dụng tiêu sừng, giúp bong tróc vảy dễ dàng và làm bình thường hóa lớp sừng ở da.
  • Polytar: Là chế phẩm chứa hắc ín than đá, có tác dụng giảm ngứa và làm giảm sự tăng sinh quá mức của da.
  • Polytar gây kích ứng da và nhuộm màu da, có mùi khó chịu nên cần rửa kỹ vùng da vảy nến thể giọt sau khi sử dụng.

Các thuốc dùng trong điều trị bệnh vảy nến có nhiều tác dụng phụ, nên cần có sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc da liễu.

Bệnh vảy nến thể giọt là bệnh mãn tính. Bệnh có khả năng phát triển mạnh và rất khó điều trị. Vì thế, ngay khi nhận thấy trên da xuất hiện mảnh đỏ kèm theo vảy trắng, người bệnh nên sớm đến bệnh viện để chẩn đoán. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để xác định phương pháp điều trị thích hợp.

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng dành cho mọi khách hàng ở mọi lứa tuổi. Khách hàng có nguy cơ như cơ địa dị ứng, bị ảnh hưởng của điều kiện môi trường xung quanh như thời tiết, khí hậu, độ ẩm.

Khi đăng ký gói khám và tư vấn điều trị viêm da cơ địa dị ứng, khách hàng sẽ được:

  • Khám chuyên khoa Da liễu (không hẹn)
  • Thực hiện các xét nghiệm như: định lượng IgE, vi nấm soi tươi, định lượng IgE đặc hiệu với các dị nguyên dị ứng hô hấp – thức ăn (Panel 1 Việt), xét nghiệm Rida Allergy Screen (panel 1)

Ưu điểm vượt trội khi khám tại Vinmec là:

  • Đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân
  • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp
  • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe