Vai trò và ý nghĩa khi nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là một phương pháp hiện đại giúp chẩn đoán các bệnh lý vùng tai mũi họng. Hiện nay, việc thăm khám cận lâm sàng này đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện khác nhau, vừa có vai trò trong chẩn đoán bệnh vừa hỗ trợ điều trị các bệnh lý tai - mũi - họng hiệu quả.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ Tai Mũi Họng - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

1. Nội soi tai mũi họng là gì?

Nội soi tai mũi họng là phương pháp sử dụng một ống nội soi chuyên dụng có gắn đèn soi sáng và camera siêu nhỏ ở đầu để đưa vào sâu bên trong các ngóc ngách của vùng tai, mũi, họng. Sau đó, hình ảnh nội soi bên trong sẽ được phóng to và hiển thị trên màn hình tivi. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa nhìn trực tiếp, nhận biết vị trí và mức độ tổn thương, qua đó giúp chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây ra bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Nội soi tai mũi họng bắt đầu được sử dụng rộng rãi tại nước ta từ năm 2000. Phương pháp này đã giúp nền y học nước nhà chấm dứt thời kỳ thăm khám “mù”, thông qua các vật dụng y tế đơn giản như: Cây đè lưỡi, đèn pin chiếu sáng... Các dụng cụ thô sơ chỉ có thể giúp bác sĩ nhìn thấy phần nông của bệnh lý, rất khó đưa ra được chẩn đoán chính xác các tổn thương nằm sâu bên trong vùng tai - mũi - họng.

2. Nội soi tai mũi họng để làm gì?

Nếu bệnh nhân gặp phải những triệu chứng về tai mũi họng thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và cân nhắc xem có cần thiết phải nội soi chẩn đoán hay không. Phương pháp nội soi tai mũi họng này có thể dùng để phát hiện các bệnh như:

Qua đó, việc chẩn đoán bệnh sẽ chính xác, góp phần không nhỏ vào việc điều trị nếu bệnh còn ở giai đoạn sớm.


Hình ảnh nội soi giúp bác sĩ đánh giá tổn thương trong ống tai
Hình ảnh nội soi giúp bác sĩ đánh giá tổn thương trong ống tai

3. Chỉ định nội soi tai mũi họng khi nào?

Người bệnh ở bất cứ lứa tuổi nào khi gặp phải những vấn đề về tai mũi họng cũng nên tiến hành nội soi theo chỉ định của bác sĩ. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được nội soi để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh nhân có các triệu chứng về tai như: đau tai, ù tai, mất thính giác, ngứa tai, chảy mủ tai...
  • Bệnh nhân bị chảy máu mũi thường xuyên.
  • Bệnh nhân có các dấu hiệu viêm xoang lâu ngày như: Đau đầu liên tục, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi...
  • Tìm nguyên nhân gây viêm xoang như: Vẹo vách ngăn, phì đại mỏm móc, polyp mũi...
  • Khàn tiếng lâu ngày không khỏi.
  • Khô miệng, có mùi hôi bất thường ở khoang miệng, nuốt nghẹn, khó nuốt nước bọt.
  • Nổi hạch cổ ở góc hàm, kích thước hạch nhỏ, tính chất hạch chắc, ấn không đau.
  • Mắc phải dị vật ở tai, mũi, họng.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Nghi ngờ khối u ở vòm họng, ung thư vòm họng...

Bệnh nhân bị chảy máu mũi thường xuyên cần được nội soi tai mũi họng giúp tìm nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nhân bị chảy máu mũi thường xuyên cần được nội soi tai mũi họng giúp tìm nguyên nhân gây bệnh

4. Quá trình nội soi tai mũi họng như thế nào?

Tùy theo triệu chứng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp nội soi khác nhau:

4.1. Nội soi tai

Bệnh nhân ngồi thẳng lưng, bác sĩ đưa ống nội soi dọc theo trục ống tai ngoài, quan sát màng nhĩ, ống tai ngoài và các bộ phận khác của tai.

4.2. Nội soi mũi

Tư thế: Người bệnh ngả đầu ra sau một góc 15 độ. Bác sĩ sẽ đặt một que gòn có tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi bệnh nhân trong khoảng 5 phút.

  • Thuốc co mạch sẽ giúp các cuốn mũi co lại, làm hốc mũi rộng ra để ống nội soi đưa vào được dễ dàng hơn.
  • Thuốc tê giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau khi soi.

Bác sĩ sẽ đưa ống soi vào hốc mũi, đưa lên phía ngách sàng bướm, vị trí sau khe mũi. Hình ảnh nội soi mũi sẽ được hiển thị lên màn hình và ghi lại nếu phát hiện các tổn thương ở vùng mũi.

4.3. Nội soi họng – thanh quản

Tư thế: Người bệnh ngồi thẳng lưng, hai chân buông thẳng. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào họng, trên bề mặt lưỡi, theo hướng từ ngoài vào trong nhằm quan sát các vị trí trên bề mặt lưỡi, quan sát lưỡi gà, eo họng, 2 amidan, đáy lưỡi, xoang lê 2 bên, thanh môn, sụn phễu và dây thanh âm. Quá trình nội soi tai mũi họng thường diễn ra rất nhanh chóng, bệnh nhân sẽ không cảm thấy quá đau hay khó chịu trong khi nội soi.


Nội soi mũi họng - thanh quản được thực hiện nhanh chóng
Nội soi mũi họng - thanh quản được thực hiện nhanh chóng

5. Các tai biến của nội soi tai mũi họng

Trước đây, nội soi tai mũi họng thường sử dụng loại ống cứng để thực hiện. Nhược điểm gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi đầu ống nội soi chạm vào niêm mạc mũi hoặc họng của bệnh nhân. Tuy nhiên, ngày nay đã chuyển sang dùng ống soi mềm, giúp vấn đề này được giải quyết một cách hiệu quả.

Thời gian nội soi tai mũi họng thường chỉ khoảng 5 đến 10 phút, rất ít xảy ra tai biến nghiêm trọng khi thực hiện. Các biến chứng nhẹ có thể xảy ra là chảy máu do ống soi va chạm vào lớp niêm mạc, trường hợp nặng hơn có thể thủng màng nhĩ (trong nội soi tai) nhưng rất ít gặp. Một số ít trường hợp, bệnh nhân cảm thấy khó chịu khi nội soi mũi do hốc mũi hẹp, mắc chứng vẹo vách ngăn nhiều gây chèn ép khe mũi...

Nội soi tai mũi họng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, đem lại hình ảnh rõ nét giúp các bác sĩ đánh giá được bệnh lý cũng như tổn thương vùng tai mũi họng.

Để nâng cao quy trình thăm khám và điều trị bệnh, hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã ứng dụng kỹ thuật nội soi tai mũi họng trong thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Quy trình nội soi tai mũi họng tại Vinmec được thực hiện bài bản, đúng chuẩn quy trình bởi đội ngũ y bác sĩ tay nghề chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại, đạt chuẩn. Nhờ vậy cho kết quả chính xác, góp phần không nhỏ vào việc xác định bệnh và giai đoạn bệnh.

Quý khách có nhu cầu khám bệnh bằng các phương pháp hiện đại, đạt hiệu quả cao tại Vinmec vui lòng đăng ký khám TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe