Trẻ em cần ăn uống lành mạnh để giúp răng không bị sâu và các vấn đề về bệnh răng miệng khác. Dinh dưỡng tốt bao gồm tất cả các nhóm thực phẩm và các lựa chọn lành mạnh giúp trẻ có sức khỏe răng miệng tốt. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của dinh dưỡng với sự phát triển răng của trẻ.
1. Vai trò của dinh dưỡng với sự phát triển răng của trẻ
Dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh ở trẻ em là điều cần thiết mà các bậc phụ huynh nên quan tâm ngay từ khi trẻ con nhỏ bằng việc cho bé sử dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh ở trẻ em bao gồm tiêu thụ một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, có nhiều chất chống oxy hóa và hạn chế các loại thực phẩm dễ gây sâu răng (những loại có nhiều đường, carbohydrate và tinh bột).
Những gì trẻ ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của trẻ và đóng một vai trò quan trọng trong nha khoa phòng ngừa. Ngoài việc kết hợp với đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, trẻ nên có thói quen ăn uống bổ dưỡng, điều này không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe tổng thể mà còn bảo vệ răng và nướu của trẻ khỏi bị sâu răng và bệnh nha khoa, mang lại nụ cười khỏe đẹp.
Để có chế độ phù hợp về dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh ở trẻ em, các phụ huynh nên sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho răng, có tác dụng làm tăng độ chắc khỏe của răng, bảo vệ răng khỏi bị sâu và đồng thời làm sạch răng một cách tự nhiên. Các loại thực phẩm khác có xu hướng bám lại trên răng, tạo thức ăn cho vi khuẩn tự nhiên có trong miệng tấn công răng và gây sâu răng. Thực phẩm tốt cho răng miệng bao gồm:
- Trái cây và rau: Trái cây và rau giòn (như cần tây, cà rốt và táo) giúp kích thích nướu và làm sạch răng bằng cách loại bỏ vi khuẩn trong quá trình nhai. Chúng cũng thúc đẩy sản xuất nước bọt để rửa sạch các mảnh thức ăn và vi khuẩn bám trên răng. Hàm lượng nước cao trong nhiều loại trái cây và rau quả cung cấp thêm lợi ích làm sạch. Bên cạnh đó, trái cây và rau sống có hàm lượng nước cao, cũng như chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Các phụ huynh có thể lựa chọn các loại hoa quả như dưa leo, rau cần tây, táo, lê,... Dinh dưỡng cho răng khỏe mạnh ở trẻ em bao gồm cả các loại rau lá, rau xanh, chẳng hạn như rau bina và cải xoăn, có nhiều canxi, giúp tăng cường men răng, và các vitamin và khoáng chất khác giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
- Thực phẩm giàu canxi: Những loại thực phẩm giàu canxi như phô mai, sữa và sữa chua ít béo cũng là những loại thực phẩm tốt cho răng. Cũng như bông cải xanh, chúng chứa hàm lượng canxi cao giúp tăng cường men răng. Phô mai làm tăng nồng độ pH trong miệng, làm giảm nguy cơ sâu răng. Các loại phô mai như phô mai Thụy Sĩ, phô mai cheddar và Monterey jack,... nếu được nhai lâu năm cũng làm tăng tiết nước bọt giúp làm sạch răng. Sữa chua có chứa protein giúp chắc răng và vi khuẩn có lợi (probiotics), có lợi cho răng và nướu bằng cách giúp loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng.
- Protein: Các loại thịt nạc như thịt của gà tây, gà và cá trắng,...và các loại hạt, bơ, đậu phộng ít đường là những nguồn protein tuyệt vời giúp tăng cường men răng. Hạnh nhân cũng được coi là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng ít đường và chứa cả canxi và protein.
- Kẹo cao su không đường: Điều này có thể gây ngạc nhiên nhưng sự thật là nhai kẹo cao su không đường thực sự có thể có lợi cho sức khỏe răng miệng. Hành động nhai làm tăng tiết nước bọt và giúp đánh bật các mảnh thức ăn có thể dính giữa các kẽ răng. Kẹo cao su không đường được làm ngọt bằng Xylitol cũng giúp giảm vi khuẩn trong miệng. Chỉ cần đảm bảo cho trẻ nhai kẹo cao su với lượng vừa phải và chỉ cho trẻ sử dụng khi trẻ đủ lớn để không nuốt nó.
Bên cạnh việc bổ sung vào chế độ ăn cho trẻ những thực phẩm tốt cho răng thì gia đình của nên sử dụng nước sạch có chứa florua. Uống nước máy có chứa florua ở hầu hết các khu vực sẽ tăng cường sức mạnh cũng như làm sạch răng.
Ngoài một số loại thực phẩm giúp bảo vệ răng miệng thì cũng có một số loại thực phẩm tạo ra môi trường mà vi khuẩn trong miệng có thể phát triển mạnh. Hạn chế cho trẻ uống một số loại đồ uống và thực phẩm có chất tạo màu, chất làm ngọt,... để làm giảm nguy cơ sâu răng, sâu răng ở trẻ nhỏ và bệnh nướu răng. Thức ăn và đồ uống cần hạn chế bao gồm:
- Đồ uống có đường: Nên hạn chế các loại nước soda, nước trái cây và các đồ uống có đường khác, vì đường có thể đọng lại trên răng và thúc đẩy hình thành lỗ sâu răng. Sữa thông thường và sữa sô-cô-la cũng có chứa đường, vì vậy, nên để trẻ uống vừa phải. Các phụ huynh nên giúp trẻ hình thành thói quen tốt về răng miệng bằng cách uống nước thường xuyên.
- Đồ ăn nhẹ có nhiều đường, tinh bột và carbohydrate: Khi khoai tây chiên, bánh quy và đồ ăn nhẹ ngọt như bánh quy, bánh ngọt và kẹo vẫn còn trên răng trong thời gian dài, quá trình sâu răng có thể bắt đầu. Ăn vặt thường xuyên có hại cho trẻ hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng thời gian cho phép giữa các lần ăn của trẻ càng nhiều sẽ giúp nước bọt dễ dàng làm sạch răng hơn. Vậy nên, các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ đánh răng sau khi ăn vặt, nếu có thể.
- Sử dụng thực phẩm dính hoặc dai: Kẹo như kẹo dẻo, caramel và kẹo mút có thể dính vào răng rất lâu sau khi chúng được tiêu thụ. Thực phẩm dai như thanh granola và nho khô, cũng khó bị nước bọt rửa trôi. Mật ong, mật đường và xi-rô khi sử dụng có thể bao phủ răng, cho phép đường nuôi vi khuẩn và thúc đẩy mảng bám phát triển. Các bậc phụ huynh nên lưu ý khi cho trẻ ăn đồ ngọt thì cố gắng kết hợp chúng sau bữa ăn khi nước bọt đã tăng lên.
Đối với trẻ em, lựa chọn thức ăn cũng trở nên khó khăn với chúng. Vì thế, nếu trẻ thường không chịu ăn theo chế độ ăn mà người lớn đưa ra. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên nản lòng và tiếp tục cho trẻ ăn bằng cách chia các khẩu phần nhỏ, thử các kết cấu và nhiệt độ khác nhau.
Ví dụ, một số trẻ thích rau sống nhưng không thích nấu chín và ngược lại. Rau cắt nhỏ có thể dễ nhai hơn rau nguyên hạt. Cà rốt nấu chín một phần có thể dễ ăn hơn sống. Trẻ cũng có thể thích rau tươi hơn rau đông lạnh. Hãy thử các phương pháp khác nhau cho đến khi các phụ huynh khám phá ra những gì mà trẻ thích. Tạo dựng cho trẻ một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, cùng với việc dạy kỹ thuật đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách và lên lịch khám răng định kỳ, sẽ thúc đẩy những thói quen lành mạnh có lợi cho sức khỏe răng miệng của trẻ suốt đời.
2. Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng của trẻ là gì?
Các chuyên gia đồng ý rằng, trẻ em cần thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm chính để phát triển đúng cách và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu trẻ sử dụng quá nhiều carbohydrate, đường (ví dụ: Từ bánh ngọt, bánh quy, kẹo, sữa, nước ép trái cây và các loại thực phẩm và đồ uống có đường khác), thực phẩm mặn và tinh bột (ví dụ: Bánh quy giòn và khoai tây chiên) thì sẽ có khả năng cao gây sâu răng. Carbohydrate lưu lại trên răng lâu là thủ phạm chính dẫn đến sâu răng. Dưới đây là một số mẹo để chọn thực phẩm có lợi hơn cho răng của trẻ :
- Cất trữ trái cây và rau trong nhà để cung cấp như một loại "đồ ăn nhẹ lành mạnh" thay vì carbohydrate. Chọn trái cây và rau quả có chứa nhiều nước, chẳng hạn như lê, dưa, cần tây và dưa chuột. Hạn chế ăn chuối và nho khô vì chúng chứa đường đậm đặc.
- Ăn kèm pho mát với bữa trưa hoặc coi nó như một bữa ăn nhẹ. Phô mai - đặc biệt là phô mai cheddar, Monterey Jack, Thụy Sĩ và các loại phô mai lâu năm khác sẽ giúp kích hoạt dòng chảy của nước bọt, giúp rửa sạch các mảnh thức ăn bám trên răng của trẻ.
- Tránh thức ăn dính, dai: Các loại thức ăn như nho khô, quả sung khô, thanh granola, bột yến mạch hoặc bánh quy bơ đậu phộng, đậu thạch, caramen, mật ong, mật đường và xi-rô dính vào răng khiến nước bọt khó rửa trôi. Hãy cho trẻ đánh răng ngay sau khi ăn những loại thực phẩm này.
- Ăn các món có đường trong bữa ăn, không phải như đồ ăn vặt: Nếu các bậc phụ huynh định cho trẻ ăn bất kỳ đồ ngọt nào, hãy cho trẻ coi đó là món tráng miệng ngay sau bữa ăn. Thường có một lượng nước bọt trong miệng tăng lên vào khoảng thời gian gần bữa ăn giúp việc rửa sạch thức ăn bám trên răng trở nên dễ dàng hơn. Đồ uống trong bữa ăn cũng giúp rửa sạch các mảnh thức ăn bám trên răng.
- Tập cho trẻ thói quen ăn ít đồ ăn vặt nhất có thể: Tần suất ăn vặt quan trọng hơn nhiều so với số lượng tiêu thụ. Khoảng thời gian giữa các bữa ăn cho phép nước bọt rửa sạch các mảnh thức ăn mà vi khuẩn sẽ ăn bám. Ăn vặt thường xuyên mà không đánh răng ngay sau đó sẽ cung cấp nhiên liệu liên tục để nuôi vi khuẩn, dẫn đến phát triển mảng bám và sâu răng. Các bậc phụ huynh nên cố gắng hạn chế cho trẻ ăn vặt nhiều nhất có thể và không quá một hoặc hai bữa mỗi ngày. Đánh răng ngay sau khi ăn đồ ăn nhẹ, nếu có thể.
- Hạn chế thức ăn có đường bám lại trên răng: Khi trẻ ăn kẹo mút, kẹo cứng, thuốc ho và bạc hà có thể gây sâu răng vì chúng liên tục phủ đường lên răng. Nên cho trẻ hạn chế ăn và đánh răng sau khi ăn.
- Mua thực phẩm ít đường hoặc không đường.
- Không bao giờ để trẻ đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hoặc soda. Nếu bé cần bú bình trước khi đi ngủ, hãy đổ đầy nước thường vào bình.
Cho trẻ uống nước lọc thay vì nước trái cây hoặc nước ngọt. Nước trái cây, nước ngọt và thậm chí cả sữa đều chứa đường. Nước không gây hại cho răng và hỗ trợ rửa sạch các mảnh thức ăn có thể bám vào răng.
Sử dụng các loại thực phẩm bao gồm các nguồn canxi tốt trong chế độ ăn uống của con bạn để giúp xây dựng bộ răng chắc khỏe. Các nguồn thực phẩm tốt cho răng bao gồm sữa, bông cải xanh và sữa chua.
- Chọn kẹo cao su không đường hoặc có đường xylitol: Nếu trẻ thích nhai kẹo cao su, Xylitol giúp làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng và động tác nhai giúp tăng lưu lượng nước bọt.
- Về việc đánh răng và thăm khám nha sĩ: Cho trẻ sử dụng florua, đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Cách để ngăn ngừa sâu răng là sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hàng ngày sau khi 2 tuổi hoặc một lần trẻ có thể nhổ và không nuốt kem đánh răng. Florua có tác dụng đảo ngược sự phân rã sớm. Khi răng được hình thành, florua sẽ tái cấu trúc bề mặt. Điều này có nghĩa là nó sẽ giúp trả lại khoáng chất cho răng. Khoáng chất giúp giữ cho răng chắc khỏe, do đó, giúp ngăn ngừa sâu răng. Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất hai lần một ngày và sau mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ. Nếu không thể đánh răng giữa các bữa ăn, ít nhất hãy súc miệng bằng nước nhiều lần. Dùng chỉ nha khoa cho trẻ ít nhất một lần mỗi ngày để giúp loại bỏ các mảnh vụn giữa các kẽ răng và bên dưới đường viền nướu.
- Đảm bảo đánh răng cho trẻ sau khi cho trẻ uống thuốc. Các loại thuốc như siro ho có chứa đường mà vi khuẩn trong miệng sử dụng để tạo ra axit. Các axit này có thể ăn mòn men răng, lớp bảo vệ trên cùng của răng.
Các phụ huynh nên cho trẻ đi khám nha sĩ thường xuyên. Trẻ nên đến gặp nha sĩ lần đầu tiên khi được 1 tuổi hoặc trong vòng 6 tháng kể từ khi chiếc răng đầu tiên đâm vào nướu. Kiểm tra răng miệng thường xuyên cũng sẽ giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề răng miệng đang phát triển nào.
Bảo vệ răng cho trẻ là điều mà các bậc phụ huynh nên chú ý tới ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bằng nhiều biện pháp như thay đổi chế độ ăn sang chế độ ăn lành mạnh, giảm thiểu sử dụng những thực phẩm có chứa đường và hạn chế ăn nhưng thức ăn không tốt cho răng. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ đánh răng sau những bữa ăn ngọt, ăn thức ăn vặt,... để đảm bảo loại bỏ được những mảng bám ở răng của trẻ, giữ cho trẻ một hàm răng tốt cho sau này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: bvndtp.org.vn, suckhoedoisong.vn