Ở phụ nữ, buồng trứng tạo ra estrogen và progesterone. Những hormone này giúp phát triển ngực ở tuổi dậy thì, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ mang thai. Vì vậy, buồng trứng có một vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản nữ và cả hệ thống nội tiết.
1. Buồng trứng là gì?
Buồng trứng có hình bầu dục và kích thước như một quả nho lớn. Chúng nằm ở hai đầu đối diện của thành chậu, ở hai bên tử cung dựa vào thành chậu được gọi là hố buồng trứng. Mỗi buồng trứng được gắn vào diềm tua (mô nối buồng trứng với ống dẫn trứng). Buồng trứng duy trì sức khỏe của hệ thống sinh sản nữ. Chúng chính là tuyến sinh dục nữ - cơ quan sinh sản nữ. Những tuyến này có ba chức năng quan trọng: sản sinh ra hai hormone chính (đó là estrogen và progesterone); bảo vệ trứng và giải phóng trứng để thụ tinh.
Người con gái thường được sinh ra với hai buồng trứng từ tử cung. Trước tuổi dậy thì, buồng trứng chỉ là những bó mô dài.
2. Vai trò của buồng trứng trong hệ nội tiết
Có ba chức năng sinh lý buồng trứng. Đầu tiên, chúng che chở và bảo vệ trứng đến khi những trứng này sẵn sàng được sử dụng. Người ta cho rằng, phụ nữ được sinh ra với nguồn cung cấp trứng cả đời, nhưng một nghiên cứu của Khoa sinh thuộc trường đại học thủ đô Scotland đã phát hiện ra rằng hoá trị liệu có thể kích thích cho sự phát triển của trứng mới. Theo các nhà nghiên cứu tại trường này cho rằng “nghiên cứu này chỉ liên quan đến một vài bệnh nhân nhưng kết quả của nó là phù hợp và kết quả là quan trọng và sâu rộng”.
Thứ hai, buồng trứng sản xuất hormone sinh sản nữ gọi là estrogen và progesterone, và một số hormone ít hơn gọi là relaxin và inhibin. Có ba loại estrogen khác nhau đó là estrone, estradiol và estriol. Chúng được cơ thể sử dụng để giúp phát triển các đặc tính nữ trưởng thành chẳng hạn như ngực, hông lớn và để hỗ trợ chu kỳ sinh sản. Progesterone cũng là chìa khoá để sinh sản. Relaxin làm lỏng dây chằng vùng chậu để chúng có thể co giãn khi chuyển dạ. Chất ức chế ngăn chặn tuyến yên sản xuất hormone.
Thứ ba, buồng trứng giải phóng một quả trứng và đôi khi là nhiều hơn mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình này được gọi là rụng trứng. Bên trong mỗi buồng trứng có nang trứng và bên trong nang trứng là một quả trứng ngủ đông. Khi một phụ nữ được sinh ra, sẽ có khoảng 150.000 đến 500.000 nang trong buồng trứng.
Khi một quả trứng được kích thích đến trưởng thành bởi các hormone được giải phóng từ tuyến yên, nang trứng sẽ di chuyển đến thành buồng trứng. Ở đây, trứng và nang trứng phát triển và trưởng thành. Đến khi các nang trứng trưởng thành chúng sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Các nang trứng trưởng thành được gọi là nang Graafian có thể phát triển đường kính lên tới 30 mm.
Các nang trứng với trứng trưởng thành sẽ vỡ, và giải phóng trứng vào trong ống dẫn trứng gần nhất. Từ đó, trứng sẽ di chuyển đến tử cung. Cơ thể sản xuất hormone progesterone làm cho niêm mạc tử cung dày hơn để dễ tiếp nhận trứng đến. Hormone này được tạo bởi các tế bào mới phát triển nơi trứng cũ đã từng ở trong buồng trứng. Những tế bào này gọi là hoàng thể và hoạt động như các tuyến tạm thời. Nếu không có tinh trùng, hoặc nếu trứng không được thụ tinh, cơ thể ngừng sản xuất progesterone vào khoảng 9 ngày sau rụng trứng. Sau đó, trứng được đẩy ra từ tử cung trong kỳ kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 28 ngày. Nếu trứng được thụ tinh, hoàng thể và sau đó là nhau thai của thai nhi, tiếp tục sản xuất progesterone. Hormone này không chỉ giữ cho tử cung là một môi trường thân thiện cho trứng phát triển, mà nó còn ngăn chặn buồng trứng giải phóng nhiều trứng.
Nếu một phụ nữ mang thai, việc này sẽ kích hoạt nồng độ estrogen và progesterone cao, ngăn trứng tiếp tục trưởng thành. Progesterone được tiết ra ngăn ngừa co bóp tử cung có thể làm xáo trộn phôi thai đang phát triển. Các hormon này cũng chuẩn bị cho sự tiết sữa. Nồng độ estrogen tăng gần cuối thai kỳ cảnh báo tuyến yên tiết ra oxytocin, gây co bóp tử cung. Trước khi sinh, buồng trứng giải phóng relaxin làm lỏng dây chằng vùng chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.
Nhiều hormone được sản sinh trong thai kỳ hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong cuộc đời của người phụ nữ. Nhưng, trong thời kỳ mãn kinh, điều này lại đánh dấu sự kết thúc sự giảm nồng độ estrogen. Đồng thời, có thể xảy ra một loạt các biến chứng.
3. Một số bệnh liên quan đến buồng trứng
- Loãng xương: Loãng xương thường liên quan đến mãn kinh, giống như thay đổi tâm trạng và bốc hỏa.
- Mãn kinh: Được đánh dấu bằng sự mất estrogen nhanh chóng.
- Ung thư buồng trứng: Đây là một bệnh cực kỳ nghiêm trọng, nhưng hiếm gặp.
- U nang buồng trứng: U nang buồng trứng là túi chứa đầy chất lỏng ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi, mặc dù chủ yếu là phụ nữ ở độ tuổi sinh nở. U nang rất phổ biến và chúng có kích thước từ hạt đậu đến quả bưởi. Phần lớn các u nang là vô hại, nhưng nếu cần vẫn phải phẫu thuật cắt bỏ vì u nang lớn có thể làm xoắn buồng trứng và làm gián đoạn việc cung cấp máu. U nang có thể hình thành vì nhiều lý do. Thông thường, nó chỉ đơn giản là một phần của kinh nguyệt bình thường. Phần lớn u nang là lành tính. Nhưng các u nang bất thường hoặc bệnh lý chẳng hạn như những người có hội chứng buồng trứng đa nang thì có thể gây ra các triệu chứng nhau đau đớn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Đây là do sự mất cân bằng nội tiết tố. Triệu chứng là do tăng sản xuất nội tiết tố androgen. Những bệnh nhân này thường có nồng độ testosterone tự do cao. Những người được chẩn đoán là hội chứng buồng trứng đa nang có thể là những người bị thừa cân, kháng insulin và mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Buồng trứng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới, cho nên nếu gặp những dấu hiệu bất thường nào hãy tiến hành đi khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc tự ý điều trị sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của bản thân.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: webmd.com, endocrineweb.com, livescience.com, ncbi.nlm.nih.gov
XEM THÊM