Vai trò của áp lực tĩnh mạch trung tâm trong kiểm soát dịch bệnh nhân ghép thận

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Trần Đức Tuấn - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh và can thiệp nội và ngoại mạch máu.

Áp lực tĩnh mạch trung tâm phản ánh áp lực của tâm thất phải và một phần tiền tải tâm thất trái. Đồng thời, phản ánh mức độ sự trở về máu tĩnh mạch và chức năng tâm thất phải. Do đó, các phép đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có vai trò hướng dẫn quản lý truyền dịch khi phẫu thuật ghép thận.

1. Khi nào cần phải ghép thận?

Thận làm nhiệm vụ lọc chất dịch và cặn bã trong máu. Một khi thận mất khả năng lọc, dịch và chất cặn bã sẽ tích tụ trong cơ thể, dẫn đến tình trạng suy thận. Đôi khi suy thận có thể phát triển đột ngột. Nếu suy thận cấp được điều trị tích cực thì có thể chữa được. Tuy nhiên, suy thận mạn thường tiến triển chậm nếu do các bệnh về tiểu đường, huyết áp cao,... nếu không điều trị, suy thận mạn có thể tiến triển đến giai đoạn cuối của bệnh thận. Lúc này, chức năng thận hầu như không còn, người bệnh cần chạy thận hoặc chỉ định ghép thận.

Để phẫu thuật ghép thận thành công, bệnh nhân cần ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê, khám định kỳ, tham gia sinh hoạt bình thường, tinh thần lạc quan thoải mái.


Để phẫu thuật ghép thận thành công, bệnh nhân cần ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê
Để phẫu thuật ghép thận thành công, bệnh nhân cần ăn uống và tập thể dục theo hướng dẫn, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê

2. Vai trò áp lực tĩnh mạch trung tâm trong phẫu thuật ghép thận

Áp lực tĩnh mạch trung tâm phản ánh áp lực của tâm thất phải và một phần tiền tải tâm thất trái. Đồng thời, phản ánh mức độ sự trở về máu tĩnh mạch và chức năng tâm thất phải. Do đó, các phép đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có vai trò hướng dẫn quản lý truyền dịch khi phẫu thuật ghép thận.

Việc sử dụng áp lực tĩnh mạch trung tâm có vai trò cụ thể như sau:

  • Đánh giá thể tích nội mạch chu phẫu: Để truyền dịch thích hợp giúp cải thiện kết quả sau ghép thận.
  • Kiểm soát trong mổ: Đối với phẫu thuật ghép thận, người bệnh suy thận thường phải giảm thiểu dịch truyền để tránh quá tải dịch, giảm yêu cầu chạy thận sau mổ. Tuy nhiên, ghép thận cần tưới máu tốt cho thận mới để tạo cơ hội tốt cho chức năng, nó phụ thuộc vào thể tích nội mạch phù hợp và tránh tụt huyết áp.
  • Xác định đáp ứng dịch: Áp lực tĩnh mạch trung tâm là chỉ số tiền tải thất phải và một phần thất trái. Phản ánh giới hạn hồi lưu tĩnh mạch, thông tin về chức năng thất phải. Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm nhằm hướng dẫn truyền dịch.

Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có vai trò hướng dẫn quản lý truyền dịch khi phẫu thuật ghép thận
Đo áp lực tĩnh mạch trung tâm có vai trò hướng dẫn quản lý truyền dịch khi phẫu thuật ghép thận

3. Ưu nhược điểm của đo áp lực trung tâm kiểm soát ghép thận

Ưu điểm:

  • Cách đo: phương pháp này dễ đo, dụng cụ đơn giản, chi phí thấp.
  • Đo áp lực trung tâm với đáp ứng truyền dịch: giá trị tiên đoán <6-8mmHg và áp lực trung tâm >12-15mmHg là thỏa đáng.
  • Áp lực trung tâm có thể được sử dụng làm giá trị an toàn.
  • Giá trị mục tiêu: Đạt được mục tiêu huyết động thỏa đáng

Nhược điểm:

  • Có lỗi trong các phép đo, ảnh hưởng của máy thở, ảnh hưởng của áp lực ổ bụng.
  • Giá trị tiên lượng cho khả năng đáp ứng dịch thấp hơn so với chỉ số động.
  • Giá trị an toàn phải được xác định riêng vì không có mức áp lực trung tâm an toàn trên được xác định trước.
  • Một số người bệnh bị hạn chế dịch quá mức hoặc bổ sung thêm dịch.
  • Ở người bệnh không có chỉ số giảm tưới máu thì không nên sử dụng phương pháp này vì không cần thiết truyền dịch.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe