Uống vitamin A có tác dụng phụ không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Vitamin A là một chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo. Cơ thể bạn chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A. Những trường hợp ăn uống kém hoặc có nhu cầu cao về vitamin A, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh sởi hoặc bệnh tuyến tụy... có thể bổ sung thêm bằng cách uống vitamin A. Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin A có thể gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn.

1. Vitamin A là gì?

Mặc dù vitamin A thường được coi là một chất dinh dưỡng đơn lẻ, nhưng trên thực tế vitamin A là tên của một nhóm các hợp chất hòa tan trong chất béo, bao gồm retinol, retinal và retinyl ester. Có hai dạng vitamin A được tìm thấy trong thực phẩm.

Vitamin A đã chuyển hóa - retinol và retinyl ester - chỉ xuất hiện trong các sản phẩm động vật, như sữa, gan và cá. Trong khi đó, dạng thứ hai là tiền chất vitamin A- các carotenoids có nhiều trong thực phẩm thực vật như trái cây, rau và dầu . Để sử dụng chúng, cơ thể phải chuyển đổi cả hai dạng vitamin A thành retinal và acid retinoic, các dạng hoạt động của vitamin.

Vì vitamin A tan trong chất béo nên nó được lưu trữ trong mô cơ thể để sử dụng sau.

Hầu hết vitamin A trong cơ thể được tích trữ trong gan dưới dạng este retinyl. Các este này sau đó được phân hủy thành all-trans-retinol, liên kết với protein liên kết với retinol (RBP). Sau đó nó đi vào máu, tại thời điểm đó cơ thể bạn có thể sử dụng vitamin A.


Vitamin A có trong một số loại thực phẩm
Vitamin A có trong một số loại thực phẩm

2. Chức năng của vitamin A đối với cơ thể

Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của bạn, hỗ trợ tăng trưởng tế bào, chức năng miễn dịch, phát triển và thị lực của thai nhi.

Một trong những chức năng quan trọng nhất của vitamin A là vai trò của nó đối với thị lực và sức khỏe của đôi mắt. Retinal, dạng hoạt động của vitamin A, kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin, một phân tử cần thiết cho thị lực màu và tầm nhìn ánh sáng yếu.

Vitamin A cũng giúp bảo vệ và duy trì giác mạc - lớp ngoài cùng của mắt - và kết mạc - một màng mỏng bao phủ bề mặt của mắt và bên trong mí mắt.

Ngoài ra, vitamin A giúp duy trì các mô bề mặt như da, ruột, phổi, bàng quang và tai trong.

Vitamin A hỗ trợ chức năng miễn dịch bằng cách hỗ trợ sự phát triển và phân phối của các tế bào T, một loại tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bạn khỏi bị nhiễm trùng. Hơn thế nữa, vitamin A hỗ trợ các tế bào da khỏe mạnh, hỗ trợ sinh sản và sự phát triển của thai nhi.

Vitamin A cần thiết cho sức khỏe của mắt, tăng cường thị lực, chức năng miễn dịch, tăng trưởng tế bào, hỗ trợ sinh sản và phát triển của thai nhi.


Chức năng của vitamin A giúp cơ thể miễn dịch
Chức năng của vitamin A giúp cơ thể miễn dịch

3. Thiếu vitamin A gây hậu quả gì?

Mặc dù thiếu vitamin A rất hiếm ở các nước phát triển tuy nhiên tình trạng này lại phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Theo WHO, thiếu vitamin A là nguyên nhân gây mù lòa, có thể phòng ngừa ở trẻ em trên toàn thế giới.

Thiếu vitamin A cũng làm tăng mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do nhiễm trùng như sởi và tiêu chảy. Ngoài ra, thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ thiếu máu và tử vong ở phụ nữ mang thai, đồng thời gây tác động tiêu cực đến thai nhi bằng cách làm chậm sự tăng trưởng và phát triển. Các triệu chứng thiếu vitamin A ít nghiêm trọng hơn bao gồm các vấn đề về da như tăng sừng và mụn trứng cá. Một số nhóm như trẻ sinh non, người bị xơ nang và phụ nữ có thai hoặc cho con bú ở các nước đang phát triển có nhiều nguy cơ bị thiếu vitamin A.

Thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng thai kỳ và các vấn đề về da.

4. Tác dụng phụ khi uống vitamin A

Một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin A mà cơ thể cần. Quá nhiều vitamin A có thể gây hại và dư thừa vitamin A trong thai kỳ có liên quan đến dị tật bẩm sinh.

Giống như việc thiếu vitamin A có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nếu cơ thể bạn nhận quá nhiều vitamin A cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm.

Lượng vitamin A cần thiết nên bổ sung mỗi ngày đối với nam và nữ lần lượt là 900 mcg và 700 mcg. Mức này có thể dễ dàng đạt được bằng cách tuân theo chế độ ăn hợp lý. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên bổ sung lượng vitamin A vượt quá giới hạn có thể chấp nhận được (UL) là 10.000 IU (tức là 3.000 mcg) đối với người lớn để ngăn ngừa độc tính .

Uống quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu bổ sung với liều cực cao.


Mẹ bầu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật thai nhi
Mẹ bầu bổ sung quá nhiều vitamin A có thể gây dị tật thai nhi

Độc tính vitamin A cấp tính xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi tiêu thụ một liều vitamin A quá cao, trong khi độc tính mãn tính xảy ra khi dùng liều hơn 10 lần RDA trong một khoảng thời gian dài hơn.

Mặc dù ít xảy ra nhưng bổ sung quá nhiều vitamin có thể gây độc tính mãn tính, độc tính vitamin A cấp tính kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm tổn thương gan, tăng áp lực sọ và thậm chí tử vong. Độc tính cấp tính xảy ra với liều duy nhất 350.000 đơn vị cho trẻ sơ sinh và hơn 2 triệu đơn vị cho người lớn.

Độc tính mãn tính xảy ra ở trẻ sơ sinh (3 đến 6 tháng) ở mức 8,500 Đơn vị mỗi ngày trong 1 đến 3 tháng và ở người lớn ở mức 1 triệu đơn vị mỗi ngày trong 3 ngày, ở mức 500.000 đơn vị mỗi ngày trong 2 tháng hoặc 50.000 đơn vị mỗi ngày trong hơn 18 tháng .

Uống hơn 10.000 mcg vitamin A mỗi ngày bổ sung vitamin A có thể gây ra:

  • Xương mỏng
  • Tổn thương gan
  • Đau đầu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Kích ứng da
  • Đau khớp và xương
  • Dị tật bẩm sinh.

Buồn nôn do sử dụng vitamin A quá liều
Buồn nôn do sử dụng vitamin A quá liều

Ngoài ra vitamin A còn gây ra một số tác dụng ngoài mong muốn, bao gồm:

  • Chảy máu từ nướu hoặc đau miệng
  • Nhầm lẫn hoặc phấn khích một cách bất thường
  • Chóng hoặc buồn ngủ
  • Tầm nhìn đôi
  • Cảm giác khó chịu nghiêm trọng
  • Bong tróc da, đặc biệt là ở môi và lòng bàn tay

Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào sau đây, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời:

  • Đau xương hoặc khớp
  • Co giật
  • Khô hoặc nứt da
  • Khô miệng

Da khô và nứt do sử dụng vitmain A
Da khô và nứt do sử dụng vitmain A
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời
  • Tăng tần suất đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm hoặc lượng nước tiểu
  • Cáu gắt
  • Ăn không ngon miệng
  • Rụng tóc
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi khác thường
  • Nôn
  • Vàng da

Đến ngay cơ sở y tế khi sức khỏe của bạn xuất hiện triệu chứng bất thường
Đến ngay cơ sở y tế khi sức khỏe của bạn xuất hiện triệu chứng bất thường

Thiếu hụt và dư thừa vitamin A đều có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, vì vậy, điều quan trọng là phải đáp ứng RDA 700 - 900 mcg mỗi ngày cho người lớn, không vượt quá giới hạn hàng ngày 3.000 mcg.

Một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh là cách cung cấp cho cơ thể bạn một lượng chất dinh dưỡng cần thiết này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com; Mayoclinic.org; Healthline.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe