Uống chất lỏng trong bữa ăn: Tốt hay xấu?

Một số người cho rằng uống nước khi ăn cơm có hại cho hệ tiêu hóa hay thói quen ăn và uống cùng lúc có thể khiến chất độc tích tụ, dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc này, bài viết cung cấp một đánh giá dựa trên các bằng chứng khoa học về việc uống nước khi ăn cơm ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của bạn như thế nào?

1. Thế nào là một hệ tiêu hóa khỏe mạnh?

Để hiểu lý do tại sao uống nước khi ăn cơm được cho là có thể gây rối loạn tiêu hóa, trước tiên bạn nên hiểu quá trình tiêu hóa bình thường diễn ra như thế nào.

Quá trình tiêu hóa xảy ra đầu tiên ở miệng ngay khi thức ăn bắt đầu được nhai. Động tác nhai kích thích các tuyến nước bọt trong khoang miệng bắt đầu sản xuất nước bọt, chứa các enzyme giúp phân hủy thức ăn. Khi vào đến dạ dày, thức ăn sẽ bị trộn lẫn với dịch vị có tính axit, tiếp tục được tiêu hóa và phân nhỏ thành nhiều mảnh để tạo ra một chất lỏng đặc gọi là chyme.

Xuống đến ruột non, chyme được trộn với các enzym tiêu hóa từ tuyến tụy và axit mật từ gan. Những chất này tiếp tục phá vỡ chyme, chuẩn bị cho từng chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu.

Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ khi chyme di chuyển qua ruột non. Chỉ một phần nhỏ còn lại sẽ được hấp thụ khi đến ruột già. Khi đã vào máu, các chất dinh dưỡng sẽ di chuyển đến các vùng khác nhau của cơ thể. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất còn sót lại được đào thải ra ngoài theo phân. Tùy thuộc vào loại thức ăn mà bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ ​​24 đến 72 giờ.

Tóm lại, trong quá trình tiêu hóa, thức ăn được phân hủy trong suốt các cơ quan để các chất dinh dưỡng của nó có thể được hấp thụ vào máu của bạn.

2. Uống nước khi ăn cơm có gây ra các vấn đề về tiêu hóa không?

Như nhiều người đã biết, uống đủ nước hàng ngày mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, một số người cho rằng, ăn và uống cùng lúc không phải là một ý kiến hay. Dưới đây là ba lập luận phổ biến nhất được sử dụng để khẳng định rằng uống nước khi ăn cơm có hại cho quá trình tiêu hóa của bạn.

2.1 Rượu và đồ uống có tính axit ảnh hưởng tiêu cực đến các tuyến nước bọt

Một số người cho rằng uống đồ uống có cồn hoặc có tính axit trong bữa ăn sẽ làm khô nước bọt, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Rượu làm giảm lưu lượng nước bọt từ 10-15% trên một đơn vị rượu. Tuy nhiên, điều này chủ yếu đề cập đến rượu mạnh, không phải là nồng độ cồn thấp trong các loại bia và rượu thông thường. Mặt khác, đồ uống có tính axit dường như làm tăng tiết nước bọt. Cuối cùng, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy rượu hoặc đồ uống có tính axit, khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hóa hoặc hấp thụ các chất dinh dưỡng.


Ăn và uống rượu cùng lúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của dạ dày
Ăn và uống rượu cùng lúc sẽ ảnh hưởng không tốt đến chức năng của dạ dày

2.2 Nước, axit dạ dày và các enzym tiêu hóa

Nhiều người cho rằng, uống nước trong bữa ăn sẽ làm loãng axit trong dạ dày và các enzym tiêu hóa, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Tuy nhiên, tuyên bố này ngụ ý rằng hệ thống tiêu hóa của bạn không thể điều chỉnh dịch tiết của nó theo bữa ăn, điều này là sai.

2.3 Chất lỏng và tốc độ tiêu hóa

Một lập luận phổ biến thứ ba chống lại việc uống nước khi ăn cơm nói rằng, chất lỏng làm tăng tốc độ làm trống dạ dày, đặc biệt là các loại thức ăn rắn. Điều này được cho là làm giảm thời gian tiếp xúc của bữa ăn với axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, dẫn đến tiêu hóa kém hơn. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào ủng hộ tuyên bố này. Một nghiên cứu đã phân tích quá trình làm trống của dạ dày đã quan sát thấy rằng, mặc dù chất lỏng đi qua hệ tiêu hóa của bạn nhanh hơn chất rắn, nhưng chúng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa thức ăn rắn.

Tóm lại uống các loại chất lỏng như nước, rượu hoặc đồ uống có tính axit trong bữa ăn không có khả năng gây hại cho hệ tiêu hóa.

3. Chất lỏng có thể cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa

Chất lỏng giúp phá vỡ các khối thức ăn lớn, giúp chúng dễ dàng trượt xuống thực quản và vào dạ dày. Chúng cũng giúp di chuyển thức ăn một cách thuận lợi, ngăn ngừa đầy hơi và táo bón.

Hơn nữa, dạ dày của bạn cũng tiết ra nước, cùng với axit dịch vị và các enzym tiêu hóa, trong quá trình tiêu hóa. Trong thực tế, nước này cần thiết để thúc đẩy hoạt động chức năng của các enzym này. Tóm lại, cho dù được tiêu thụ trong hoặc trước bữa ăn, chất lỏng đóng một số vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

4. Nước có thể làm giảm sự thèm ăn và lượng calo được nạp vào cơ thể

Uống nước trong bữa ăn cũng có thể giúp bạn có khoảng nghỉ tạm thời trong suốt bữa ăn, từ đó có thời gian kiểm tra các tín hiệu đói và no của mình. Điều này có thể ngăn chặn việc ăn quá nhiều và thậm chí giúp bạn giảm cân.

Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người tham gia uống 500ml nước trước mỗi bữa ăn giảm được hơn 4,4 pound (2kg) so với những người không uống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể, khoảng 24 calo cho mỗi 500ml nước mà bạn tiêu thụ.

Thật thú vị, số lượng calo bị đốt cháy giảm xuống khi nước đã được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh lên đến nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nước đối với sự trao đổi chất là rất nhỏ và không áp dụng cho tất cả mọi người.

Hãy nhớ rằng điều này chủ yếu áp dụng cho nước chứ không phải đồ uống có calo. Trong một bài đánh giá, tổng lượng calo tiêu thụ cao hơn 8–15% khi mọi người uống đồ uống có đường, sữa hoặc nước trái cây trong bữa ăn

Tóm lại, uống nước khi ăn cơm có thể giúp đẩy lùi cảm giác thèm ăn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và thúc đẩy giảm cân. Điều này không áp dụng cho đồ uống có calo.


Ăn và uống cùng lúc sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn
Ăn và uống cùng lúc sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn

5. Các nhóm đối tượng có nguy cơ

Đối với hầu hết mọi người, uống nước khi ăn cơm không có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu hóa.

Tuy nhiên, nếu bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), ăn và uống cùng lúc trong bữa ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bạn. Đó là bởi vì chất lỏng tăng thêm thể tích cho dạ dày của bạn và làm tăng áp lực dạ dày giống tương tự như khi ăn một bữa ăn lớn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng trào ngược axit đối với những người bị GERD.

Tóm lại nếu bạn bị GERD, hạn chế uống chất lỏng trong bữa ăn có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược của bạn.

Khi nói đến việc uống nước khi ăn cơm, hãy căn cứ vào quyết định của bạn để quyết định điều gì cảm thấy tốt nhất. Nếu ăn và uống cùng lúc gây đau đớn, cảm thấy đầy hơi hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược dạ dày, hãy uống chất lỏng trước hoặc giữa các bữa ăn. Ở những nhóm người khỏe mạnh, không có bằng chứng nào cho thấy bạn nên tránh uống rượu trong bữa ăn. Ngược lại, đồ uống được tiêu thụ ngay trước hoặc trong bữa ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru, dẫn đến quá trình hydrat hóa tối ưu và khiến bạn cảm thấy no. Trong các loại chất lỏng, chỉ cần nhớ rằng nước là sự lựa chọn lành mạnh nhất.

Tham khảo website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để có thêm nhiều thông tin về việc chăm sóc sức khỏe, cũng như cách để duy trì một lối sống lành mạnh cho từng độ tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe