U tuyến yên - Chẩn đoán và điều trị

Bài viết được viết bởi ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhiều người có khối u tuyến yên với chức năng bình thường không cần điều trị nếu khối u không gây ra vấn đề gì khác. Nếu bạn còn trẻ, theo dõi khối u một cách thận trọng là một phương pháp được chọn kéo dài cho đến khi khối u lớn lên và cần điều trị.

1. Chẩn đoán u tuyến yên

U tuyến yên thường không được chẩn đoán xác định vì triệu chứng của nó giống với các tình trạng bệnh khác. Một số u tuyến yên được phát hiện ra trong quá trình làm các xét nghiệm cho những bệnh khác.

Để chẩn đoán xác định u tuyến yên, bác sĩ cần hỏi chi tiết tiền sử, thực hiện thăm khám và yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: để xác định có thiếu hụt hay sản xuất quá mức hormone
  • CT hay MRI não: đánh giá vị trí và kích cỡ u tuyến yên
  • Khám thị lực: xác định xem khối u có làm tổn thương thị lực hay thị trường

Ngoài ra, có thể cần làm những test nội tiết chuyên sâu.

2. Điều trị u tuyến yên


Phẫu thuật nội soi tuyến yên qua đường xoang bướm
Phẫu thuật nội soi tuyến yên qua đường xoang bướm

Có nhiều khối u tuyến yên không cần điều trị. Việc điều trị phụ thuộc vào loại u, kích thước và sự phát triển của khối u trong não, ngoài ra còn phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe toàn trạng.

Việc điều trị cần đội ngũ các chuyên gia như là bác sĩ phẫu thuật não (ngoại thần kinh), bác sĩ nội tiết, bác sĩ ung bướu xạ trị. Các bác sĩ thường sử dụng phẫu thuật, xạ trị và thuốc, hoặc là đơn độc hoặc là kết hợp để điều trị u tuyến yên và đưa nồng độ hormone về bình thường.

2.1 Phẫu thuật

Phẫu thuật loại bỏ u tuyến yên là cần thiết nếu khối u đè vào dây thần kinh thị giác hoặc gây sản xuất quá nhiều hormone. Thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào loại u, vị trí khối u, kích thước khối u và liệu khối u đã xâm lấn tổ chức xung quanh hay chưa. Có hai kỹ thuật phẫu thuật chính để điều trị u tuyến yên là:

2.1.1 Phẫu thuật nội soi tuyến yên qua đường xoang bướm (Endoscopic transnasal transsphenoidal approach)

Đây là kỹ thuật loại bỏ khối u qua đường mũi và các xoang mà không có vết mổ bên ngoài sọ. Các phần não khác không bị tổn thương và không có vết sẹo nào trên sọ. Tuy nhiên khối u lớn có thể khó bị loại bỏ theo phương pháp này, đặc biệt khi khối u đã xâm lấn thần kinh và tổ chức não xung quanh khối u.

2.1.2 Phẫu thuật mổ sọ hở (Craniotomy)

Khối u được lấy đi qua phần trên của hộp sọ thông qua vết mổ từ ngoài da đầu. Phẫu thuật này được áp dụng cho những khối u lớn hoặc khối u nhiều biến chứng.

3.Xạ trị u tuyến yên


Điều trị u tuyến yên bằng phương pháp xạ trị
Điều trị u tuyến yên bằng phương pháp xạ trị

Phương pháp xạ trị sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để phá hủy khối u. Nó có thể được sử dụng sau phẫu thuật hoặc sử dụng đơn trị liệu nếu phẫu thuật không được lựa chọn.

Xạ trị có thể có ích trong những trường hợp khối u xuất hiện hoặc tái phát sau phẫu thuật và gây ra những triệu chứng mà điều trị nội khoa không giải quyết được. Phương pháp xạ trị bao gồm:

3.1 Xạ phẫu (Stereotactic radiosurgery)

Phẫu thuật bằng tia xạ không xâm lấn không có mổ hở, dùng chùm tia xạ tập trung vào khối u. Chùm tia xạ liều cao phóng ra vừa vặn với kích thước và hình thể của khối u dưới hướng dẫn của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh não đặc biệt.

Liều xạ tối thiểu đến được tổ chức não lành xung quanh khối u làm giảm nguy cơ gây tổn thương tổ chức não khỏe mạnh gần khối u.

3.1.1 Liệu pháp xạ trị ngoài (External beam radiation)

Xạ trị từ bên ngoài cơ thể liều nhỏ tăng dần theo thời gian, thường là 5 ngày/tuần trong 4-6 tuần cho bệnh nhân ngoại trú. Liệu pháp này thường hiệu quả nhưng phải mất nhiều năm mới kiểm soát hoàn toàn sự phát triển của khối u cũng như việc tiết hormone. Liệu pháp này cũng có thể gây tổn thương những tế bào tuyến yên còn khỏe mạnh hoặc tổ chức não lành xung quanh tuyến yên.

3.1.2 Xạ trị điều biến liều (IMRT - Intensity modulated radiation therapy)

Liệu pháp xạ trị này sử dụng máy tính cho phép bác sỹ điều chỉnh hình dạng chùm tia xạ và bao quanh khối u từ nhiều góc khác nhau. Độ mạnh của chùm tia xạ được giới hạn nên những mô xung quanh ít bị ảnh hưởng của tia xạ.

3.1.3 Xạ trị bằng tia proton (Proton beam therapy)

Đây là một liệu pháp xạ trị dùng tia proton thay vì tia X. Không giống tia X, chùm tia xạ proton dừng lại sau khi giải phóng năng lượng trong mô đích. Chùm tia xạ proton kiểm soát khối u mà ít ảnh hưởng đến tổ chức lành xung quanh. Liệu pháp này đòi hỏi những thiết bị đặc biệt và không phổ biến ở nhiều nơi.

Lợi ích và biến chứng của những loại xạ trị này thường không biểu hiện ngay lập tức mà có thể cần vài tháng đến vài năm để biểu lộ đầy đủ. Một nhà ung thư xạ trị sẽ đánh giá tình trạng của bạn và thảo luận những ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp cùng với bạn trước khi lựa chọn điều trị.

4.Nội khoa


Hội chứng Cushing
Hội chứng Cushing

Điều trị nội khoa có thể giúp ngăn chặn việc tăng tiết quá mức hormone và đôi khi có thể làm nhỏ lại nhiều loại u tuyến yên:

4.1 U tiết prolactin (prolactinomas)

Thuốc cabergoline và bromocriptine (Parlodel) làm giảm tiết prolactin và thường giảm kích thước khối u. Các tác dụng phụ có thể có gồm: buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, ngạt mũi, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, lú lẫn và trầm cảm. Một số bệnh nhân có thể phát triển rối loạn hành vi cưỡng chế như là nghiện chơi cờ bạc, trong khi dùng những thuốc này.

4.1.1 U tiết ACTH (hội chứng Cushing)

Mifepristone (Korlym, Mifeprex đã được phê duyệt cho người hội chứng Cushing có đái tháo đường type 2 hoặc rối loạn dung nạp glucose. Mifepristone không làm giảm sản xuất cortisol nhưng chặn được những tác dụng của cortisol trên các tổ chức trong cơ thể. Tác dụng phụ của thuốc có thể gồm: mệt mỏi, nôn, buồn nôn, đau đầu, đau cơ, tăng huyết áp, hạ kali máu và phù. Thuốc mới nhất cho hội chứng Cushing là pasireotide (Signifor), nó làm tuyến yên giảm sản xuất ACTH.

Thuốc này được chích 2 lần/ngày. Nó được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp phẫu thuật tuyến yên không thành công hoặc không thể thực hiện được. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ, và có thể gồm: tiêu chảy, buồn nôn, tăng đường máu, đau đầu, đau bụng và mệt mỏi

4.1.2 U tiết hormone tăng trưởng GH (growth hormone)

Có hai loại thuốc có thể dùng cho những loại u tuyến yên này, đặc biệt hữu ích trong tình huống phẫu thuật tuyến yên không thành công trong việc đưa nồng độ GH về bình thường.

Loại thứ nhất là somatostatine analogs, gồm các thuốc như là octreotide (Sandostatin) và lanreotide (Somatuline Depot) là giảm nồng độ GH và có thể thu nhỏ khối u. Những thuốc này thường được tiêm mỗi 4 tuần.

Những thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chóng mặt, đau đầu và đau tại chỗ tiêm. Nhiều tác dụng phụ này cải thiện hoặc thậm chí biến mất theo thời gian. Thuốc cũng có thể gây sỏi túi mật và làm nặng tình trạng đái tháo đường.

Loại thuốc thứ hai, pegvisomant (somavert), chặn các tác dụng do nồng độ GH quá mức gây ra trên cơ thể. Thuốc được tiêm hàng ngày, nhưng có thể gây tổn thương gan ở một số bệnh nhân.

5.Điều trị thay thế hormone tuyến yên


Điều trị thay thế hormone tuyến yên
Điều trị thay thế hormone tuyến yên

Nếu u tuyến yên hoặc phẫu thuật loại bỏ u tuyến yên gây giảm sản xuất hormone, bạn có thể cần điều trị hormone thay thế để giữ nồng độ hormone bình thường. Một số bệnh nhân điều trị xạ cũng cần điều trị hormone thay thế.

6.Theo dõi thận trọng

Trong thời gian chờ đợi trước khi đưa ra quyết định điều trị hay trì hoãn điều trị, bạn có thể tiếp tục theo dõi xét nghiệm để xác định xem khối u có lớn lên hay không. Đây có thể là một lựa chọn nếu khối u không gây triệu chứng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Trong tháng 4 & 5/2021, khi có nhu cầu khám và điều trị U tuyến yên tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Central Park, quý khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi kép:

- Miễn phí khám chuyên khoa

- Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám. Chương trình áp dụng giới hạn cho kỹ thuật tương ứng từng bệnh viện và cho khách hàng lần đầu thực hiện kỹ thuật điều trị này tại Vinmec.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe