Khi xuất hiện bất cứ một khối u trên cơ thể, con người đều hoang mang, lo lắng, mặc dù chưa xác định được đó là u lành hay u ác. Hầu hết u lành tính đều không chuyển thành u ác tính được. Tuy nhiên, dưới tác động của một số tác nhân, u lành có thể chuyển thành u ác tính.
1. U lành tính là gì?
Những khối u không phải ung thư là những khối u lành tính. Các khối u này không xâm lấn hoặc lan tỏa đến các tổ chức mô xung quanh. U lành tính có bề mặt trơn láng, có ranh giới của bướu rõ ràng. Nếu như u ác tính thường gây di căn, xâm lấn và chèn ép qua tạng và cấu trúc xung quanh, thì u lành tính không có đặc điểm vậy.
Một số khối u lành tính thường gặp ở tử cung, buồng trứng, mỡ, ngoài da... thường không gây nguy hiểm và có thể kiểm soát được. Khi xuất hiện một khối u bất thường nào trên cơ thể, người bệnh cần đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được chẩn đoán là u lành tính hay u ác tính. Từ đó, sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và sớm nhất.
Có rất nhiều phương pháp để xét nghiệm, chẩn đoán khối u hiện nay. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp nào, hoặc ra kết hợp nhiều phương pháp để đưa ra kết quả chính xác nhất. Điển hình như:
- Xét nghiệm máu
- X quang
- Siêu âm
- Nội soi
- MRI
- CT
- PET/CT
- Sinh thiết
2. U lành tính có nguy hiểm không?
Nếu không phải chịu các tác nhân như tia phóng xạ, các yếu tố về môi trường hoặc chà xát, thì chúng ta hoàn toàn có thể chung sống với các khối u lành tính mà không lo khối u này phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.
Trong một vài trường hợp, các khối u lành tính lại gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, làm mất thẩm mỹ thì cũng nên được điều trị sớm như: u xơ tử cung gây ra rong kinh, rong huyết,...
Nếu may mắn khối u đó là lành tính, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh thì có thể chung sống suốt đời với nó mà không cần đến gặp bác sĩ. Nhưng có một số bạn chủ quan, xuất hiện khối u nhỏ, nghĩ nó là u lành tính không đến bệnh viện kiểm tra. Như vậy là rất nguy hiểm, bởi nó có thể phát triển thành u ác tính, xâm nhập vào các mô xung quanh. Vì vậy, dù gặp bất cứ khối u nào trên vị trí của cơ thể cũng cần được tư vấn của bác sĩ. làm xét nghiệm để chẩn đoán.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều ca bệnh, khi ung thư đã ở giai đoạn cuối mới được đưa đến bệnh viện. Để rồi bệnh ung thư đã di căn và toàn phát gây ra khó khăn trong điều trị.
Dưới đây là một số u lành tính phổ biến như:
- Phổi: tiền phế quản, phế quản là một dạng của u lành tính.
- Gan: u máu, u bẩm sinh,...
- Thận: u của thận lành tính, u tuyến thận lành tính
- Tụy: u insulinoma
- Phụ khoa: u vú, u tử cung, u buồng trứng,...
- Bề mặt da: u thần kinh, u mỡ, u tuyến bã... Nguy hiểm nhất là những nốt ruồi do sự biến đổi sắc tố dưới da nhưng bản chất của nốt ruồi là melanoma vẫn là lành tính, nhưng tới 1 lúc nào đó, nốt ruồi phát triển một cách bất thường như to hơn, kèm rỉ máu hay chảy nước có thể nốt ruồi đã chuyển hóa thành ung thư và cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
3. Khi nào cần can thiệp để loại bỏ u lành tính
Như đã nói ở trên, có những khối u lành tính nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh thì cũng cần được xử lý sớm, như:
- U lành tính trên não gây chèn ép vào trong các hệ thống thần kinh
- U xơ tử cung gây chèn ép, căng tức đau vùng bụng hoặc gây xuất huyết mỗi một chu kỳ
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY
Video đề xuất:
Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!
XEM THÊM