Gan thực hiện các chức năng quan trọng như lọc độc tố trong máu, dự trữ đường và tiêu hóa chất béo. Khối u trong gan rất hiếm gặp ở trẻ em. Mặc dù ung thư gan có thể lành tính hoặc ác tính nhưng cả hai đều phát triển và ảnh hưởng đến mô gan khỏe mạnh. Vậy u gan lành tính ở trẻ được chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng như thế nào, triệu chứng bệnh ra sao?
1. Các loại u gan lành tính ở trẻ
Khối u gan lành tính không lan sang các khu vực khác của cơ thể và thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trên thực tế, phần lớn khối u gan lành tính không được chẩn đoán vì chúng không gây ra triệu chứng. U gan lành tính ở trẻ chỉ được phát hiện khi trẻ đi khám do vấn đề bệnh lý khác cần thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như như siêu âm, xét nghiệm CT hoặc MRI.
Khối u lành tính có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ ngay sau sinh cho đến khi lớn lên. Các loại u gan lành tính bao gồm:
- U mô thừa trung mô gan (Hepatic mesenchymal hamartoma)
- U tuyến gan (adenoma)
- U máu trong gan (hemangioma)
2. Triệu chứng u gan lành tính ở trẻ
Hầu hết các khối u gan lành tính ở trẻ không có triệu chứng. Các triệu chứng thường không được phát hiện cho đến khi khối u lớn đến mức đẩy vào các cơ quan khác. Một số triệu chứng u gan lành tính ở trẻ rõ rệt như:
- Sờ thấy khối u ở bụng hoặc trẻ bị sưng bụng
- Đau ở bên phải của bụng, vị trí của đặt gan
- Dậy thì sớm
- Sự phát triển không đều của các chi (ví dụ: một chân có thể ngắn hơn chân kia)
- Thèm ăn và giảm cân. Nếu khối u đẩy vào dạ dày, nó có thể khiến trẻ có cảm giác no nhanh hơn nên hạn chế lượng thức ăn mà trẻ có thể ăn. Nếu điều này diễn ra đủ lâu, trẻ thậm chí có thể bị giảm cân.
- Nôn
- Vàng da và vàng mắt
- Thiếu máu (số lượng hồng cầu thấp)
3. Chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bệnh u gan lành tính
Hầu hết các khối u gan lành tính không gây ra các triệu chứng và chỉ được tìm thấy tình cờ khi trẻ đi khám do vấn đề bệnh khác mà cần phải thực hiện siêu âm, CT scan hoặc chụp MRI.
Nếu nghi ngờ rằng trẻ có khối u gan, bác sĩ sẽ thực hiện chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng bệnh u gan lành tính như sau:
- Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp CT, MRI, X-quang, siêu âm và chụp gan: Những kỹ thuật chẩn đoán này không chỉ hữu ích trong việc xác định kích thước và vị trí của khối u, mà còn có thể giúp xác định các vấn đề sức khỏe khác như khối u có ảnh hưởng đến các cơ quan bên cạnh hay không (để hiểu rõ hơn về lợi ích của kỹ thuật này bạn có thể tham khảo tại đây).
- Sinh thiết: Sinh thiết có thể được thực hiện nếu CT hoặc MRI không cho thấy rõ ràng về bản chất của khối u gan. Sinh thiết là kỹ thuật lấy một mảnh mô ở gan để tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Sinh thiết thường có thể được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi thay vì phải phẫu thuật xâm lấn. Để hiểu rõ hơn về lợi ích và độ an toàn của kỹ thuật này bạn có thể tham khảo tại đây.
- Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm như công thức máu toàn phần, xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm nồng độ chất hóa học trong huyết thanh (blood chemistries) để đánh giá tình trạng hoạt động của gan và các cơ quan khác. Xét nghiệm AFP (Alpha -Fetoprotein) cũng có thể được thực hiện để xác định tình trạng hoạt động của gan Nếu bác sĩ nghi ngờ khối u có liên quan đến di truyền thì một số xét nghiệm di truyền cũng có thể được thực hiện.
4. Điều trị u gan lành tính ở trẻ
Phương pháp điều trị u gan lành tính ở trẻ thường là phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đôi khi đối với các trường hợp u lành tính, các bác sĩ chỉ có thể theo dõi nếu khối u không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu khối u lành tính lớn nhanh hoặc gây ra vấn đề khác thì bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật sẽ loại bỏ khối u.
Ngoài ra, để kiểm tra chắc chắn sức khỏe của lá gan của trẻ, bạn có thể thực hiện sàng lọc gan mật tại trung tâm y tế uy tín.
- Gói khám sàng lọc gan mật - toàn diện
- Gói khám sàng lọc gan mật - nâng cao
- Gói khám sàng lọc gan mật - tiêu chuẩn
XEM THÊM:
- Điều trị u gan thế nào?
- Sự nguy hiểm của ung thư gan
- U gan lành tính và ác tính: Những điều cần biết