Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Tỷ lệ sống của trẻ sinh non được các bác sĩ đánh giá là từ thời điểm mà em bé được hồi sức khi sinh và có thể sống sót mà không mắc các bệnh tật, di chứng đáng kể. Trong phần lớn các trường hợp, việc chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng chỉ thành công trọn vẹn khi trẻ đạt từ khoảng 24 tuần tuổi thai.
1. Trẻ sinh non là như thế nào?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thống nhất giữa các quốc gia, cách phân loại trẻ sinh sớm hay trẻ sinh non được định nghĩa chia nhỏ trong các phạm vi tuần thai như sau:
- Trẻ cực kỳ non tháng: Tuổi thai từ 28 tuần trở xuống
- Trẻ rất non tháng: Tuổi thai từ 32 tuần trở xuống
- Trẻ sinh non trung bình: Tuổi thai từ 32 tuần đến 33 tuần và 6 ngày
- Trẻ sinh non: Tuổi thai từ 34 tuần đến 36 tuần và 6 ngày
2. Khả năng sống của trẻ sinh non như thế nào?
Thời gian mang thai được bao lâu đóng vai trò quan trọng trong việc xác định khả năng sống sót trong quá trình chăm sóc trẻ đẻ non. Độ tuổi chính xác về khả năng sống của trẻ sinh non không ngừng đặt ra các vấn đề nan giải về mặt đạo đức, đặc biệt là lựa chọn can thiệp chấm dứt thai kỳ bệnh lý.
2.1 Mốc thai 24 tuần
Ở nhiều bệnh viện, 24 tuần là thời điểm mà các bác sĩ nhi khoa sơ sinh cần thực hiện các bước quan trọng trong nỗ lực cứu sống một em bé sinh non.
Theo đó, chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng tại thời điểm này luôn đòi hỏi các biện pháp can thiệp y tế tích cực, bao gồm thở máy và các phương pháp điều trị xâm lấn khác bên cạnh thời gian lưu trú dài ngày trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Một số trẻ sinh non cũng có thể cần đến sự hỗ trợ của ống thở và cho trẻ sinh non ăn trong rất nhiều ngày đến khi các hệ cơ quan hoàn chỉnh về cấu trúc và chức năng hơn.
2.2 Mốc thai từ 22 đến 23 tuần
Dưới bàn tay của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các NICU hiện đại, trẻ sinh sớm hơn 24 tuần một chút vẫn còn có thể có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, cơ hội đó thường rất mỏng manh và kết quả cho những quá trình chăm sóc trẻ đẻ non tại thời điểm này không phải là tối ưu.
Đối với những trẻ sinh ra ở tuần thứ 23 hoặc sớm hơn, tỷ lệ sống của trẻ sinh non thường thấp và tỷ lệ biến chứng nghiêm trọng hoặc khuyết tật, di chứng kéo dài cao hơn rất nhiều so với những trẻ ở trong bụng mẹ lâu hơn một vài tuần.
2.3 Tỷ lệ sống của trẻ sinh non
Đối với bất cứ thai kỳ nào, cơ hội sống sót sẽ liên tục tăng lên khi thai kỳ ngày càng được tiến triển, thậm chí thêm một tuần trong tử cung cũng có thể tạo điều kiện cho trẻ trưởng thành thêm một bậc. Nhìn chung, trẻ sinh non gần 37 tuần sẽ tốt hơn rất nhiều so với những trẻ sinh trước 28 tuần.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống của trẻ sinh non chung và tỷ lệ sống sót mà không bị mắc bệnh lý tương ứng dao động từ 5,1% và 3,4% ở trẻ sinh ra ở tuần thai 22. Đối với tuổi thai 26 tuần, tỷ lệ sống của trẻ sinh non cao hơn đáng kể với tỷ lệ sống sót chung là 81,4% và tỷ lệ sống sót mà không bị mắc bệnh lý là 75,6%.
Cũng cần lưu ý rằng, những tỷ lệ sống của trẻ sinh non này phụ thuộc rất nhiều vào vô số yếu tố, bao gồm cả lý do tại sao em bé được sinh ra sớm và em bé được chăm sóc ở đâu, trong điều kiện y tế như thế nào.
3. Những tác động đến tỷ lệ sống của trẻ sinh non
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến bản thân trẻ sinh non và quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng, bao gồm:
- Cân nặng sơ sinh: Những trẻ cân nặng lớn hơn sẽ có tỷ lệ sống sót tốt hơn. Trẻ sơ sinh nhẹ cân có liên quan độc lập đến tỷ lệ sống sót giảm và nguy cơ khuyết tật cũng như các vấn đề sức khỏe cao hơn.
- Biến chứng: Nếu sinh sớm do khởi phát hoặc sinh mổ do một tình trạng y tế, chẳng hạn như nhau bong non hoặc thiếu oxy trước khi sinh, tình trạng đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ non tháng.
- Số lượng trẻ sơ sinh: Các ca sinh non đơn thai có nhiều khả năng sống sót hơn so với các ca sinh non đa thai
- Suy hô hấp: Bất kỳ các yếu tố cản trở máu giàu oxy qua dây rốn đến thai nhi, như tràng hoa quấn cổ, nhau bong non.
- Điều trị steroid trước khi sinh: Steroid được người mẹ sử dụng trước khi sinh làm tăng tốc độ phát triển của phổi của trẻ sinh non, cải thiện tỷ lệ sống sót. Steroid có thể giúp em bé có thể thở bên ngoài bụng mẹ tốt hơn khi chào đời.
4. Những ảnh hưởng lâu dài trên tỷ lệ sống của trẻ sinh non
Não của thai nhi phải trải qua nhiều giai đoạn tăng trưởng và phát triển trong những tuần cuối của thai kỳ. Do đó, những đứa trẻ sinh non và sống sót phải đối mặt với khả năng cao bị một số ảnh hưởng lâu dài với các mức độ khác nhau.
Mức độ nghiêm trọng của những tác động này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chỉ định và các can thiệp, điều trị nhận được. Thông thường, các phương pháp điều trị chăm sóc trẻ đẻ non càng đòi hỏi phải tích cực thì các yếu tố nguy cơ đối với những đứa trẻ sinh non càng cao.
Tuy nhiên, rất khó để nói chính xác trẻ sơ sinh nào sẽ gặp vấn đề gì và mức độ nghiêm trọng của những vấn đề này sau này khi lớn lên như thế nào. Dù vậy, một số ảnh hưởng lâu dài phổ biến ở trẻ sinh non thường gặp bao gồm:
- Bại não: Rối loạn vận động thần kinh phổ biến này là do sự phát triển bất thường của não hoặc chấn thương trong quá trình chuyển dạ và chăm sóc.
- Các vấn đề sức khỏe mãn tính: Những vấn đề này bao gồm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh, bệnh tim bẩm sinh, các vấn đề dinh dưỡng, nhiễm khuẩn sơ sinh, hen suyễn mạn tính và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
- Suy giảm nhận thức: Trẻ sinh ra sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ về sau.
- Chậm phát triển: Trẻ non tháng thường phát triển muộn hơn so với trẻ sinh non tháng về thể chất lẫn các khả năng khác.
- Di chứng thính giác hoặc thị lực: Kém phát triển thị lực và thính giác thường xảy ra như một di chứng gặp phải ở trẻ sơ sinh khi sinh non.
- Khiếm khuyết trí tuệ: Những trẻ sinh non thường bị hạn chế nhận thức, kiểm soát hành vi dẫn đến trẻ kém hấp thu trí tuệ khi lớn hơn.
- Bất thường sức khỏe tâm thần, tâm lý: Trẻ sinh non có tỷ lệ mắc các vấn đề tâm lý tiêu cực như lo lắng hay gặp chứng trầm cảm, tự kỷ cao hơn.
Tóm lại, nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người đã từng bị sảy thai trước đó, hồi hộp chờ đợi cột mốc quan trọng khi tỷ lệ sống của trẻ sinh non chấp nhận được - và thở phào nhẹ nhõm khi đạt được mốc đó. Tuy nhiên, việc xác định chính xác tỷ lệ sống của trẻ sinh non là rất phức tạp và nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chăm sóc trẻ sinh thiếu tháng. Chính vì có rất nhiều biến số cần cân nhắc khi quyết định chuyển dạ sinh non cho cả cha mẹ và các chuyên gia y tế, đây không chỉ đơn thuần là một cuộc thảo luận về việc liệu trẻ có sống sót sau khi sinh hay không mà còn là những kết quả lâu dài khi chăm sóc trẻ đẻ non.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.