Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quốc Bản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Làm mẹ là điều thiêng liêng mà bất cứ người phụ nữ nào cũng mong muốn, tuy nhiên, trong suốt 9 tháng thai kỳ, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi và dễ gặp phải hiện tượng tụ dịch màng nuôi, nếu không can thiệp kịp thời, tụ dịch màng nuôi có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
1. Tụ dịch màng nuôi là gì ?
Tụ dịch màng nuôi (hay tụ dịch dưới màng nuôi) là hiện tượng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, thể hiện tình trạng máu giữa khoảng không gian giữa nhau thai và tử cung của sản phụ. Những cục máu này có thể gây nguy hiểm khi chúng lớn dần, làm túi thai tách khỏi thành tử cung và có thể gây sảy thai
2. Dấu hiệu tụ dịch màng nuôi
Tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai nhi với dấu hiệu đau bụng, chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường, xuất hiện với màu nâu, màu hồng nhạt. Trong một số trường hợp tụ dịch được phát hiện tình cờ qua siêu âm mà không có ra máu hay đau bụng.
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
3. Nguyên nhân gây tụ dịch dưới màng nuôi
Thai phụ có thể gặp phải hiện tượng tụ dịch màng nuôi bởi các nguyên nhân như:
- Nội tiết kém, lớn tuổi khi mang thai
- Do sang chấn, vận động hoặc lao động nặng khi có thai 3 tháng đầu
- Một số trường hợp không rõ nguyên nhân
4. Điều trị tụ dịch màng nuôi
Tùy từng trường hợp tụ dịch màng nuôi, thai phụ sẽ cần điều trị bằng tiêm hoặc uống thuốc nội tiết kết hợp với giảm co theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng hoặc ra máu âm đạo, cần thăm khám bác sĩ ngay. Mẹ bầu cũng cần tăng cường bổ sung nước cùng với hoa quả và rau củ để dễ tiêu, tốt cho sức khỏe.
Cần hạn chế đi lại, vận động nhiều hay là mang vác vật nặng trong giai đoạn này cũng như trong suốt thời gian mang thai. Trường hợp bị tụ dịch màng nuôi, mẹ nên xin nghỉ làm ở nhà nghỉ ngơi khoảng một vài tuần. Nó giúp mẹ đảm bảo sức khỏe, tránh trường hợp xấu có thể xảy ra
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ, dễ xảy ra hiện tượng tụ dịch màng nuôi. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
- Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
- Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
- Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm có thể can thiệp sớm.
- Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
- Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
XEM THÊM