Trường hợp sử dụng Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B

Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B là một loại sản phẩm được bào chế từ huyết tương của người cho máu tại các ngân hàng máu. Các mẫu máu được chọn lựa phải là mẫu máu có chứa lượng kháng thể kháng viêm gan B cao.

1. Chỉ định sử dụng Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B

Sản phẩm globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B ít được dùng, chỉ được sử dụng trong một số trường hợp phòng ngừa sau khi bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch thể của người có HBsAg dương tính( người bị viêm gan B) và trẻ em được sinh ra từ các người mẹ có HBsAg dương tính (mẹ bị viêm gan B). Cụ thể:

1.1 Trường hợp bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch thể của người có HBsAg dương tính

  • Những nhân viên y tế dễ có nguy cơ bị phơi nhiễm virus viêm gan B khi tiếp xúc với máu và dịch thể của người có HBsAg dương tính.
  • Bơm kim tiêm vô ý đâm phải. Nếu những người có HBsAg dương tính hoặc không rõ tình trạng dương tính.
  • Những nhân viên y tế bị rủi ro nghề nghiệp nên tiêm globulin miễn dịch đặc hiệu chống viêm gan B với liều lượng 400 đơn vị quốc tế cho người lớn và dùng càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ sau khi bị bơm kim tiêm đâm phải, ngoại trừ trường hợp người nhân viên y tế này biết rõ đã tiêm phòng vắc-xin viêm gan B hoặc có HBsAg dương tính. Liều globulin miễn dịch đặc hiệu chống viêm gan B có thể tiêm cùng với vắc-xin viêm gan B nếu chưa được tiêm vắc-xin này hoặc phải tiêm nhắc lại nếu tiêm vắc-xin viêm gan B đã quá thời gian 5 năm.

1.2 Phòng ngừa cho trẻ được sinh ra từ người mẹ có HBsAg (+)

Trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B có HBsAg dương tính (cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) thì ngay sau sinh trong vòng 12 giờ, bé được tiêm một liều Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B và một mũi vắc-xin ngừa viêm gan B thông thường.

Sau đó vắc-xin ngừa viêm gan B sẽ được tiêm nhắc lại vào thời điểm tháng thứ hai và tháng thứ tư sau sinh. Điều này giúp tăng 95% cơ hội không bị mắc viêm gan B cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B sau này. Tuy nhiên, nếu không tiêm phòng đúng cách (hoặc tiêm phòng quá muộn), bé có nguy cơ viêm gan B rất cao.

2. Viêm gan B có lây truyền qua đường sữa mẹ hay không?


Virus HBV chỉ có khả năng lây nhiễm qua sữa mẹ trong trường hợp bà mẹ bị nứt núm vú hay núm vú nhiễm khuẩn
Virus HBV chỉ có khả năng lây nhiễm qua sữa mẹ trong trường hợp bà mẹ bị nứt núm vú hay núm vú nhiễm khuẩn

Virus HBV chỉ có khả năng lây nhiễm qua sữa mẹ trong trường hợp bà mẹ bị nứt núm vú hay núm vú nhiễm khuẩn. Một vài nghiên cứu cho thấy trong sữa mẹ có một số lượng nhỏ HBsAg, nhưng trẻ bú mẹ sẽ không làm tăng nguy cơ lây nhiễm HBV từ bà mẹ sang cho con.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh được dùng Globulin miễn dịch đặc hiệu viêm gan B và vắc-xin ngừa viêm gan B thì sẽ giúp chống lại được việc lây nhiễm HBV từ mẹ sang. Vì vậy, trẻ sơ sinh có thể bú mẹ ngay sau khi sinh với điều kiện có chủng ngừa như đã nêu trên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe