Thận trọng với suy giảm thính lực ở người trẻ

Suy giảm thính lực, nghe kém, lãng tai,.. thuật ngữ này tưởng chừng chỉ gặp ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay ngay cả những người trong độ tuổi rất trẻ gặp phải tình trạng này. Suy giảm thính lực ở người trẻ có thể xuất phát từ nhiên lý do khác nhau.

1. Thói quen gây suy giảm thính lực ở người trẻ

Có nhiều người vẫn nghĩ rằng, lãng tai, giảm thính lực chỉ gặp ở những cụ ông, cụ bà. Thế nhưng, trên thực tế, có rất nhiều người trẻ cũng đang gặp phải các vấn đề về nghe. Sau đây là những thói quen thường ngày được cho là nguyên nhân suy giảm thính lực:

1.1 Thuốc lá

Thuốc lá có chứa các chất như:

  • Nicotine;
  • Carbon monoxide;
  • Benzene;
  • Nitrosamines;
  • Ammonia;
  • Formaldehyde;
  • ...

Các chất này có thể khiến cho oxy trong máu đến vùng ốc tai bị giảm. Không những thế, các chất dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác đến não bộ cũng bị ảnh hưởng. Do đó, nó làm cho chức năng nghe của bạn bị ảnh hưởng theo thời gian. Hút thuốc lá sớm, hút nhiều thì nguy cơ suy giảm thính lực ở người trẻ càng cao.

1.2 Rượu/ bia

Trong rượu/ bia có chứa cồn, nếu bạn uống nhiều có thể khiến cho nồng độ cồn trong máu tăng cao. Điều này có thể gây độc cho các tế bào lông bên trong ốc tai. Ngoài ra, uống nhiều rượu/ bia làm ảnh hưởng đến não bộ, khiến cho việc xử lý âm thanh bị ảnh hưởng. Những điều này cũng khiến cho thính lực của bạn bị ảnh hưởng.

1.3 Nghe điện thoại nhiều

Các chuyên gia chỉ ra rằng, nghe điện thoại kéo dài 10 phút/ ngày có thể khiến cho tai của bạn bị ảnh hưởng. Nghe nhiều điện thoại làm tăng 70% nguy cơ suy giảm thính lực ở người trẻ

1.4 Dùng tăm bông ngoáy tai quá kỹ

Ngoáy tai bằng tăm bông là thói quen của nhiều người, nhưng đây không phải là thói quen không tốt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý dùng đúng cách và chọn tăm bông có chất lượng tốt. Khi ngoáy để vệ sinh tai cần làm nhẹ nhàng. Không nên chọc mạnh hay ngoáy quá sâu có thể làm tổn thương các bộ phận trong tai. Khi các bộ phận trong tai bị tổn thương, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng khiến cho chức năng nghe kém đi.

1.5 Đeo tai nghe

Đeo tai nghe thường xuyên là thói quen mà đại bộ phận người trẻ đều gặp phải. Việc bạn đeo tai nghe liên tục có thể khiến cho tế bào lông ở ốc tai bị ảnh hưởng. Điều này khiến cho thính lực của bạn bị suy giảm. Thêm vào đó là việc đeo tai nghe lại nghe với âm lượng quá to trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây suy giảm thính lực.

1.6 Đi bar

Người trẻ hiện đại thường có sở thích đi bar, vũ trường. Tuy nhiên, âm thanh trong các quán bar, vũ trường thường có cường độ lớn. Mức độ âm thanh này nếu thường xuyên tiếp xúc có thể ảnh hưởng đến thính lực, thậm chí là bị điếc.

2. Suy giảm thính lực ở người trẻ là bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt, suy giảm thính lực di truyền thì tình trạng này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý, vấn đề sức khoẻ trong cơ thể. Những bệnh gây ra tình trạng suy giảm thính lực ở người trẻ gồm:

2.1 U dây thần kinh thính giác

U dây thần kinh thính giác là dạng khối u thường gặp ở dây thần kinh thính giác. Khối u này chèn ép dây thần kinh thính giác, kết quả là khả năng nghe của bạn bị suy giảm, thậm chí là không nghe được. Khối u dây thần kinh bên tai nào thì sẽ gây nghe kém ở tai đó.

2.2 Thủng màng nhĩ

Màng nhĩ – lớp màng rất mỏng, ngăn ở tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ có hình elip cấu tạo bởi mô. Do màng nhĩ rất mỏng nên rất dễ bị tác động. Thủng màng nhĩ là tình trạng màng nhĩ có lỗ thủng. Màng nhĩ thủng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe. Màng nhĩ bên tai nào thủng thì khả năng nghe của tai bên đó sẽ bị ảnh hưởng.

2.3 Viêm tai giữa

Một bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thậm chí là cả người lớn. Nếu viêm tai giữa không được chữa trị, chữa không đúng cách có thể ảnh hưởng đến thính lực của bạn.

2.4 Suy giảm chức năng thận

Đây cũng là nguyên nhân gây suy giảm thính lực ở người trẻ hay gặp nhưng lại ít được chú ý. Lý do là bởi thận có liên quan đến đến thính giác. Thận yếu có thể ra tình trạng tai ù, thậm chí nếu thận quá yếu thì tai có thể bị điếc. Trong y học cổ truyền, tình trạng này còn gọi là “thận khai khiếu ở tai”.

2.5 Tuần hoàn máu kém

Tuần hoàn máu có liên quan đến việc đưa oxy và dưỡng chất đến tế bào thần kinh ở tai. Nếu như bạn bị tuần hoàn máu kém có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng. Khi tế bào thần kinh tai không nhận được đủ oxy và dưỡng chất có thể khiến cho tai nghe kém, thậm chí là điếc.

2.6 Bệnh lý khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, suy giảm thính lực ở người trẻ còn xuất phát từ các bệnh lý như:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm;
  • Xơ cứng tai;
  • Tiểu đường;
  • Cao huyết áp;
  • ...

Có thể thấy rằng, suy giảm thính lực ở người trẻ có thể do nhiều bệnh lý khác nhau. Bạn cần theo dõi, phát hiện sớm và chữa trị hiệu quả.

3. Triệu chứng suy giảm thính lực ở người trẻ

Suy giảm thính lực ở người trẻ cũng có những dấu hiệu nhận biết như:

  • Không nghe rõ các âm thanh;
  • Chỉ nghe mọi người nói thầm;
  • Nghe không rõ, câu được câu không;
  • Luôn nghe với âm lượng lớn;
  • ...

Nếu như bạn đang gặp phải tình trạng này, có thể bạn đang bị suy giảm thính lực ở người trẻ. Vì thế, đừng chủ quan, hãy theo dõi và chủ động đi kiểm tra sớm.

4. Nguy hiểm suy giảm thính lực ở người trẻ

Suy giảm thính lực ở người trẻ rất nguy hiểm. Bởi thính giác là 1 trong 5 giác quan của con người. Khi bị suy giảm thính lực, đặc biệt độ tuổi còn trẻ có thể gây ra nhiều trở ngại.

4.1 Nguy cơ sa sút trí tuệ

Nghiên cứu của các chuyên gia Đại học Johns Hopkins chỉ ra những đối tượng bị suy giảm/ mất thính lực có thể đối mặt với nguy cơ sa sút trí tuệ. Những người lãng tai, nghe kém khiến cho não ít nhận được kích thích. Nó không thể xác định được âm thanh và các sắc thái, do đó, khiến cho khả năng vận động của não bị ảnh hưởng, khả năng ghi nhớ bị suy giảm.

4.2 Dễ bị ngã, tai nạn

Khi di chuyển, tai sẽ nhận tín hiệu để giữ thăng bằng. Khi bạn bị suy giảm thính lực ở người trẻ sẽ làm gián đoạn hoặc ngừng tín hiệu này. Nó khiến cho việc xử lý tình huống hạn chế, khi di chuyển sẽ rất dễ bị ngã, xảy ra tai nạn.

4.3 Cảm xúc tiêu cực

Suy giảm thính lực ở người trẻ khiến họ dễ sinh ra tâm lý khó chịu, tức giận... Vô hình chung gây ra những áp lực về tâm lý, cảm xúc tiêu cực gia tăng.

4.4 Hạn chế trong giao tiếp

Suy giảm thính lực di truyền hay bệnh lý đều cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn khi giao tiếp. Bởi bạn không thể nghe rõ cuộc nói chuyện trong khi giao tiếp, không tiếp thu được thông tin, từ đó gây ra nhiều hạn chế trong giao tiếp.

Có thể thấy rằng, suy giảm thính lực ở người trẻ rất nguy hiểm. Bạn cần chú ý theo dõi, phát hiện và đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

5. Khắc phục suy giảm thính lực ở người trẻ

Suy giảm thính lực ở người trẻ khiến họ tự ti, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, sức khoẻ. Vậy, suy giảm thính lực phải làm gì? Dưới đây là một số cách khắc phục suy giảm thính lực ở người trẻ.

4.1 Luyện nghe

Tai là nơi phát hiện, tiếp nhận âm thanh, nhưng não bộ sẽ là nơi để diễn giải xử lý âm thanh đó. Vì thế, khi bị suy giảm thính lực bạn có thể luyện nghe hiểu cho não, bằng cách:

  • Đi dạo trong rừng/ biển,...tập trung để viết ra những gì mình nghe thấy;
  • Nhờ ai đó đọc to bài thơ, cuốn sách... sau đó bạn lặp lại những lời họ đọc;
  • ...

Các bài tập này bạn có thể luyện tập thường xuyên để cải thiện tình trạng suy giảm thính lực.

4.2 Bổ sung vitamin

Vitamin và khoáng chất giúp cải thiện chức năng tai, thính lực. Do đó, bạn có thể chú ý bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như:

  • Axit folic;
  • Magie;
  • Kẽm;
  • Các vitamin nhóm B;

Bạn có thể bổ sung vitamin thông qua thức ăn, hoặc các loại thực phẩm chức năng.

4.3 Dùng thuốc

Suy giảm thính lực ở người trẻ cũng có thể dùng thuốc theo đơn của bác sĩ như:

  • Thuốc tăng tuần hoàn máu;
  • Thuốc giãn mạch;

Thuốc được kê đơn, hiệu quả điều trị nhất định. Do đó, bạn cần tham khảo thông tin thuốc từ bác sĩ/ dược sĩ.

4.4 Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Bên cạnh những loại thuốc kê đơn thì bạn cũng có thể sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ điều trị suy giảm thính lực. Trong dân gian có nhiều loại thảo dược đã được sử dụng từ lâu đời trong việc chữa suy giảm thính lực. Trong đó phải kể đến các loại thảo dược như: Cối xay, Câu kỷ tử, Đan sâm...Các loại thảo dược này dễ tìm quanh vườn nhà, vừa có tác dụng bổ thận, vừa tăng cường tuần hoàn máu, dinh dưỡng, oxy lên tế bào thần kinh tai và cơ quan thính giác, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng suy giảm thính lực. Tuy nhiên, việc sử dụng đơn độc các vị thảo dược để chữa suy giảm thính lực ở người trẻ, ù tai, điếc tai... thường mang lại kết quả không cao. Do đó, bạn cũng có thể tham khảo một số sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược, có kết hợp nhiều loại thảo dược như cối xay, câu kỷ tử, đan sâm... để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình.

4.5 Phẫu thuật

Lãng tai, suy giảm thính lực ở người trẻ cũng có thể điều trị bằng phẫu thuật nếu nguyên nhân từ:

  • Khối u trong tai;
  • Thủng màng nhĩ;
  • Viêm tai xương chũm;
  • ...

Các phẫu thuật này đều có tỷ lệ thành công cao, do đó bạn cũng không cần lo lắng.

Hy vọng các thông tin được Vinmec cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu về nguyên nhân gây suy giảm thính lực. Hãy luôn nhớ rằng, suy giảm thính lực ở người trẻ rất nguy hiểm, chú ý phát hiện sớm để chữa trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe