Triệu chứng và biến chứng của cúm

Cúm mùa gây ra bởi virus cúm A hoặc B, chủ yếu xảy ra trong mùa đông. Cúm có thể gây ra bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và yếu. Cách tốt nhất để phòng ngừa dịch cúm mùa là tiêm vắc xin cúm hàng năm

1. Bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Bệnh cúm mùa ảnh hưởng đến hệ hô hấp chủ yếu là mũi và cổ họng và bệnh bùng phát phần lớn theo mô hình mùa có thể dự đoán được và xảy ra hàng năm.

Bệnh cúm mùa phổ biến hơn vào mùa đông bởi vì:

  • Trong mùa đông, hầu hết mọi người đều dành nhiều thời gian hơn để ở trong nhà cùng với các cửa sổ được đóng kín. Vì vậy, họ có thể sẽ hít thở không khí có chứa virus cúm do người cùng phòng mắc bệnh cúm hoặc do virus cúm đã tồn tại có sẵn trong môi trường không khí. Điều đó làm cho virus dễ dàng lây lan hơn.
  • Do ngày ngắn hơn trong mùa đông và thiếu ánh sáng mặt trời dẫn đến giảm hàm lượng vitamin D và melatonin trong cơ thể. Do cả hai chất này đều cần ánh sáng mặt trời để tổng hợp. Khi lượng vitamin D giảm xuống có thể sẽ làm tổn hại hệ thống miễn dịch, từ đó làm cho cơ thể giảm khả năng chống lại virus cúm .
  • Virus cúm có thể sống sót tốt hơn ở vùng khí hậu lạnh hơn, khô hơn và do đó có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn.

2. Triệu chứng cúm mùa


Mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu là những triệu chứng thường thấy của bệnh cúm mùa
Mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu là những triệu chứng thường thấy của bệnh cúm mùa

Cúm mùa có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng và đôi khi có thể dẫn đến tử vong. Cúm mùa khác với cảm lạnh. Cúm mùa thường xuất hiện đột ngột. Những người bị cúm mùa thường cảm thấy có một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:

  • Sốt hoặc cảm thấy có dấu hiệu sốt/ớn lạnh
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Một số người còn có thể bị nôn mửa, tiêu chảy. Triệu chứng này thường phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.

Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai bị cúm cũng sẽ bị sốt.

3. Biến chứng cúm mùa

Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng (như viêm phổi) do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng xoang và tai là những ví dụ về biến chứng vừa phải do cúm gây ra, trong khi viêm phổi là biến chứng cúm nghiêm trọng có thể do nhiễm virus cúm đơn thuần hoặc do đồng nhiễm virus cúm và vi khuẩn.

Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể do cúm gây ra có thể bao gồm viêm tim (viêm cơ tim), não (viêm não) hoặc các mô cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân) và suy đa cơ quan (ví dụ như suy hô hấp và suy thận). Nhiễm virus cúm đường hô hấp có thể kích hoạt phản ứng viêm cực đoan trong cơ thể và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, phản ứng đe dọa tính mạng của cơ thể đối với nhiễm trùng.

Cúm cũng có thể làm cho các vấn đề bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, những người mắc bệnh hen suyễn có thể trải qua các cơn hen trong khi họ bị cúm và những người mắc bệnh tim mãn tính có thể gặp phải tình trạng tồi tệ hơn do cúm gây ra.

4. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm


Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn bình thường
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn bình thường

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm cúm mùa (ngay cả những người khỏe mạnh) và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, ở một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm nếu họ bị bệnh. Những đối tượng này bao gồm những người từ 65 tuổi trở lên, những người mắc một số bệnh mãn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim), phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 5 tuổi, và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi.

Dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp của bệnh cúm mùa:

Trẻ em

  • Thở nhanh hoặc khó thở
  • Môi hoặc mặt xanh
  • Sườn kéo căng vào theo từng hơi thở
  • Đau ngực
  • Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)
  • Mất nước (không có nước tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
  • Không cảnh giác hoặc tương tác khi thức dậy
  • Động kinh
  • Sốt trên 40 độ C
  • Trẻ dưới 12 tuần sốt
  • Sốt hoặc được cải thiện nhưng sau đó trở lại hoặc xấu đi
  • Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn

Người lớn

  • Khó thở hoặc thở ngắn
  • Đau hoặc áp lực dai dẳng ở ngực hoặc bụng
  • Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, không có khả năng khơi dậy
  • Động kinh
  • Không đi tiểu
  • Đau cơ nghiêm trọng
  • Sốt hoặc ho được cải thiện nhưng sau đó trở lại hoặc xấu đi
  • Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn

5. Phòng bệnh cúm mùa


Cách hiệu quả nhất để phòng dịch bệnh cúm mùa là tiêm phòng
Cách hiệu quả nhất để phòng dịch bệnh cúm mùa là tiêm phòng

Cách hiệu quả nhất để phòng dịch bệnh cúm mùa là tiêm phòng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng cúm hàng năm cho: phụ nữ mang thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ; trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mãn tính; nhân viên y tế. Ngoài việc tiêm phòng và điều trị bằng thuốc kháng virus, nên có các biện pháp bảo vệ cá nhân như:

  • Rửa tay thường xuyên và lau khô tay đúng cách
  • Vệ sinh hô hấp tốt - che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, sử dụng khăn giấy và vứt bỏ chúng đúng cách
  • Tự cách ly sớm những người cảm thấy không khỏe, sốt và có các triệu chứng cúm khác
  • Tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh
  • Tránh chạm tay vào một mắt, mũi hoặc miệng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Cdc.gov; Sitn.hms.harvard.edu.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe