Triệu chứng sảy thai: Dấu hiệu cảnh báo và yếu tố nguy cơ

Thông thường, các triệu chứng sảy thai sẽ trở nên tồi tệ hơn khi quá trình sảy thai tiến triển theo hướng tiêu cực. Khi đó, một số dấu hiệu như chảy máu, chuột rút sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nhận định được các yếu tố nguy cơ cũng như nguyên nhân gây sảy thai sẽ giúp cho bác sĩ và bà mẹ tìm được phương án hỗ trợ kịp thời.

1. Sảy thai là gì?

Sảy thai hay sảy thai tự nhiên là một sự kiện dẫn đến mất thai trước 20 tuần của thai kỳ. Nó thường xảy ra trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Sảy thai có thể xảy ra vì nhiều lý do về y tế, trong đó có cả lý do về phạm vi kiểm soát của con người. Nhưng nếu nhận biết được các yếu tố rủi ro, dấu hiệu và nguyên nhân của tình trạng này có thể giúp cho cả người bệnh và bác sĩ tìm được sự hỗ trợ điều trị phù hợp.

2. Dấu hiệu sảy thai

2.1. Các triệu chứng sảy thai

Các triệu chứng sảy thai thường khác nhau và tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình thai kỳ. Trong một số trường hợp đặc biệt thì nó xảy ra nhanh đến mức mà bạn thậm chí không thể biết là mình có thai trước khi bị sảy thai.


Triệu chứng sảy thai tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ
Triệu chứng sảy thai tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ

Một số triệu chứng của sảy thai:

Nếu xuất hiện các dấu hiệu này, cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Bởi vì những triệu chứng có thể là nguy cơ sảy thai.

2.2. Các nguyên nhân sảy thai

Mặc dù có một số điều làm tăng nguy cơ sảy thai, nhưng nhìn chung, đó không phải là kết quả của việc mà bạn đã làm. Khi mang thai, cơ thể bạn cung cấp hormon và chất dinh dưỡng cho thai nhi giúp thai nhi phát triển. Hầu hết các trường hợp xảy thai ở giai đoạn ba tháng đầu là do thai nhi phát triển không bình thường. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể gây ra vấn đề này:

Yếu tố về di truyền hoặc nhiễm sắc thể: Nhiễm sắc thể giữ gen. Trong một bào thai đang phát triển, một bộ nhiễm sắc thể được đóng góp bởi người mẹ và một bộ khác được đóng góp bởi người cha. Một vài ví dụ về những bất thường nhiễm sắc thể gây ra:

  • Suy thai trong tử cung: phôi được hình thành nhưng ngừng phát triển trước khi bạn thấy hoặc cảm thấy có triệu chứng mất thai
  • Buồng trứng bị hỏng: không có hình dạng phôi nào cả
  • Mang thai mol: cả hai bộ nhiễm sắc thể đều đến từ người cha nên không có sự phát triển của thai nhi.
  • Mang thai mol một phần: các nhiễm sắc thể của mẹ vẫn còn nhưng người cha đã cung cấp hai bộ nhiễm sắc thể.

Ngoài ra, lỗi còn có thể xảy ra ngẫu nhiên khi các tế bào của phôi phân chia hoặc do một tế bào trứng hoặc do một tế bào tinh trùng bị hư hỏng. Hay các vấn đề về nhau thai cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến sảy thai.


Nhau thai bất thường cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai
Nhau thai bất thường cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới sảy thai

Điều kiện và thói quen sinh hoạt: Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác nhau và thói quen lối sống cũng có thể cản trở sự phát triển của thai nhi. Tập thể dục và quan hệ tình dục phù hợp cũng không phải là nguyên nhân gây sảy thai. Hoặc làm việc cũng sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Trừ trường hợp, trong môi trường làm việc bạn có tiếp xúc với hóa chất hoặc bức xạ có hại.

Ngoài ra, các điều kiện có thể cản trở sự phát triển của thai nhi bao gồm: chế độ ăn uống không đảm bảo về chất và lượng thành phần dinh dưỡng (gây ra suy dinh dưỡng), sử dụng ma túy hoặc rượu, người mẹ có tuổi cao, người mẹ bị bệnh tuyến giáp nhưng không được điều trị, các vấn đề liên quan đến hormone, bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiễm trùng, chấn thương, béo phì, các vấn đề liên quan đến cổ tử cung (chẳng hạn tử cung có hình dạng bất thường), huyết áp cao, ngộ độc thực phẩm và một số loại thuốc...

3. Nguy cơ sảy thai

Hầu hết các trường hợp sảy thai là do nguyên nhân tự nhiên và không thể khắc phục được. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro nhất định có thể làm tăng khả năng sảy thai chẳng hạn như:

  • Chấn thương
  • Tiếp xúc hóa chất hoặc bức xạ có hại
  • Sử dụng ma tuý
  • Lạm dụng rượu
  • Tiêu thụ quá nhiều caffein
  • Hút thuốc
  • tiền sử sảy thai
  • Thiếu cân hoặc thừa cân
  • Một số tình trạng bệnh mãn tính, không kiểm soát được như bệnh tiểu đường, các vấn đề liên quan đến tử cung hoặc cổ tử cung.
  • Tuổi người mẹ cao có thể ảnh hưởng và tăng nguy cơ sảy thai. Theo thống kê, những bà mẹ trên 35 tuổi có nguy cơ sảy thai cao hơn những bà mẹ trẻ tuổi hơn.

Lạm dụng thuốc là có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai
Lạm dụng thuốc là có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ sảy thai

4. Một số loại sảy thai

Có nhiều loại sảy thai khác nhau, tùy thuộc vào triệu chứng và giai đoạn mang thai, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sảy thai là một trong những điều sau:

  • Sảy thai hoàn toàn: tất cả các mô của quá trình mang thai đã bị tống ra ngoài
  • Sảy thai không hoàn toàn: một số mô hoặc nhau thai của quá trình mang thai vẫn còn sót lại trong cơ thể
  • Sảy thai lỡ: phôi thai chết mà bạn không biết hoặc không có cảm nhận điều bất thường gì.
  • Doạ sảy thai: Chảy máu và chuột rút là hai dấu hiệu chỉ ra khả năng có thể bị sảy thai.
  • Sảy thai tự nhiên: sự hiện diện của chảy máu, chuột rút và giãn cổ tử cung cho thấy sảy thai không thể tránh khỏi.
  • Sảy thai tự hoại: có dấu hiệu nhiễm trùng trong tử cung.

5. Một số biện pháp phòng sảy thai

Không phải tất cả các trường hợp sảy thai có thể ngăn chặn được. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp duy trì thai kỳ khỏe mạnh:

  • Được chăm sóc thường xuyên trước khi sinh và trong suốt thai kỳ
  • Tránh uống rượu, sử dụng ma tuý, hút thuốc khi đang mang thai
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai
  • Tránh nhiễm trùng. Rửa tay kỹ và tránh xa những người đã bị bệnh
  • Uống vitamin trước khi sinh để đảm bảo rằng cả mẹ và thai nhi đang phát triển có đủ chất dinh dưỡng
  • Ăn chế độ ăn cần bằng, lành mạnh với nhiều trái cây và rau quả

Hãy luôn nhớ rằng, sau lần sảy thai đầu tiên không có nghĩa là bạn không có khả năng được thụ thai ở những lần tiếp theo. Hầu hết các phụ nữ sảy thai có thai nhi khỏe mạnh ở những lần sau này. Cho nên nhận biết và xử trí sớm các triệu chứng sẽ giúp ngăn ngừa sảy thai tốt hơn.

Để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt nhất thì trước khi lên kế hoạch mang thai lần kế tiếp, bạn nên thăm khám sức khỏe sinh sản, duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp để đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe