Lạc nội mạc tử cung gây ra tình trạng thường xuyên đau bụng trong kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ. Đây là một bệnh lý không nguy hiểm, nhưng lại mang đến nhiều bất tiện và cảm giác đau đớn mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời cũng có thể gây ra vấn đề về vô sinh ở phụ nữ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
1. Lạc nội mạc tử cung là gì?
Lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa mãn tính, dễ tái phát. Trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung.
2. Bệnh có phổ biến không?
Cứ mười phụ nữ trong độ tuổi sinh sản sẽ có một người mắc phải lạc nội mạc trong tử cung. Thông thường, bệnh được chẩn đoán ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40.
Tỷ lệ phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
6 đến 10% so với toàn bộ nhóm phụ nữ tính chung
Từ 25 đến 50% trong nhóm những phụ nữ có tình trạng vô sinh.
Từ 75 đến 80% trong số phụ nữ chịu đau vùng chậu mạn tính.
Bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi trung bình khoảng 27 tuổi, tuy nhiên, cũng có trường hợp lạc nội mạc trong tử cung được phát hiện ở tuổi thanh thiếu niên.
3. Lạc nội mạc tử cung thường xảy ra ở vùng nào trên cơ thể?
Lạc nội mạc trong tử cung thường xuất hiện ở các khu vực sau đây:
Phúc mạc (màng bụng): Là lớp màng mềm phủ bề mặt bên trong của thành bụng, bao gồm các cơ quan tiêu hóa và một số cơ quan khác trong ổ bụng.
Bề mặt ngoài của tử cung.
Bàng quang và niệu quản.
Ruột và trực tràng.
Túi cùng (không gian nằm phía sau tử cung, thực chất là một khoang ảo, ở vị trí thấp nhất của ổ bụng).
4. Sự nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung
Sự thay đổi của nội tiết tố nữ estrogen gây ra tình trạng màng trong tử cung xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể. Các mô "lạc" này có thể phát triển và gây ra chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, chúng cũng ảnh hưởng đến mô xung quanh, gây kích thích, viêm và sưng. Sự phá hủy và chảy máu của các mô này hàng tháng tạo ra mô sẹo, gọi là kết dính, có thể khiến các cơ quan dính vào nhau. Chảy máu, viêm và mô sẹo có thể gây đau, đặc biệt là trước và trong kỳ kinh nguyệt.
5. Khả năng vô sinh do lạc nội mạc tử cung
Theo thống kê, gần 40% phụ nữ gặp vấn đề vô sinh có liên quan đến lạc nội mạc trong tử cung. Nguyên nhân là do tình trạng viêm có thể làm tổn thương tinh trùng hoặc trứng trong quá trình thụ tinh, hoặc làm cản trở sự di chuyển của chúng qua ống dẫn trứng và tử cung. Trong các trường hợp nghiêm trọng, lạc nội mạc trong tử cung có thể dẫn đến tắc nghẽn ống dẫn trứng do sự kết dính hoặc mô sẹo.
6. Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
Các triệu chứng phổ biến của lạc nội mạc trong tử cung bao gồm đau vùng chậu kéo dài, đặc biệt là trước và trong kỳ kinh nguyệt. Đau cũng có thể xuất hiện sau quan hệ tình dục. Nếu mô nội mạc tử cung xuất hiện ở ruột, đi tiêu có thể gây đau. Nếu ảnh hưởng đến bàng quang, phụ nữ có thể cảm thấy đau khi đi tiểu. Một triệu chứng khác là máu kinh ra nhiều bất thường. Mặt khác, có phụ nữ mắc bệnh mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
7. Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung
7.1. Kiểm tra vùng chậu
Chẩn đoán lạc nội mạc trong tử cung dựa trên các triệu chứng điển hình như đau vùng chậu kèm theo các triệu chứng như viêm vùng chậu, nhiễm trùng đường tiểu, hoặc hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một bài kiểm tra thể chất, trong đó kiểm tra vùng chậu.
7.2. Nội soi
Phương pháp xác định chẩn đoán thường là thông qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật mở ổ bụng, khám âm đạo, nội soi đại tràng sigma, hoặc nội soi bàng quang.
7.3. Sinh thiết
Đôi khi, bác sĩ có thể thu mẫu mô để tiến hành xét nghiệm. Quy trình này được gọi là sinh thiết nội mạc tử cung. Sinh thiết không bắt buộc nhưng có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán.
7.4. Siêu âm, MRI
Các phương pháp hình ảnh như siêu âm và MRI cũng có thể hữu ích trong việc đánh giá và theo dõi tình trạng bệnh.
8. Điều trị lạc nội mạc tử cung
Phương pháp điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng của bệnh, cũng như quyết định của bệnh nhân. Lạc nội mạc trong tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc cả hai. Trong trường hợp đau do bệnh, thuốc thường là phương án được ưu tiên.
Nguyên tắc điều trị:
Cá thể hóa điều trị ( dựa vào tuổi, độ nặng của triệu chứng, số con và các bệnh lý kèm theo) và vấn đề chính của người bệnh
Tối ưu hóa điều trị nội khoa. Tránh phẫu thuật lặp lại.
8.1. Điều trị nội khoa
Trong điều trị lạc nội mạc tử cung, có một số loại thuốc được sử dụng, bao gồm thuốc giảm đau như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), cũng như thuốc nội tiết tố như thuốc tránh thai, thuốc chỉ có progestin và thuốc chủ vận hormone tiết ra gonadotropin. Thuốc nội tiết tố giúp làm chậm sự phát triển của mô nội mạc tử cung và ngăn cản sự kết dính xảy ra. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường không thể loại bỏ mô lạc nội mạc trong tử cung đã tồn tại.
8.2. Phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung
Chỉ định phẫu thuật:
Thất bại với các phương pháp điều trị nội khoa
Lạc nội mạc tử cung kèm bệnh lý khác cần can thiệp phẫu thuật
9. Phẫu thuật có chữa khỏi lạc nội mạc tử cung không?
Sau phẫu thuật, hầu hết phụ nữ có thể thấy giảm đau. Tuy nhiên, triệu chứng đau hoàn toàn có thể tái phát với tỷ lệ dao động từ 40-80% trong vòng 2 năm sau phẫu thuật. Nguyên nhân thường là do các mô lạc nội mạc trong tử cung không được loại bỏ hoàn toàn hoặc không thể xác định được trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng ảnh hưởng đến khả năng tái phát. Sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc khác sau phẫu thuật có thể giúp kéo dài thời gian trước khi triệu chứng tái phát.
10. Cách xử lý khi bị đau trong quá trình điều trị
Một số bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau nghiêm trọng và không giảm sau liệu pháp. Trong trường hợp này, phẫu thuật cắt bỏ tử cung trở thành lựa chọn cuối cùng. Điều này giúp giảm khả năng tái phát triệu chứng đau từ lạc nội mạc trong tử cung trong tương lai. Dù phương pháp điều trị nào được áp dụng, mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ mô lạc nội mạc trong tử cung bên ngoài tử cung càng nhiều càng tốt.
Lạc nội mạc tử cung không phải là một căn bệnh quá hiếm. Đa số trường hợp chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, công việc và học tập, một số trường hợp khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Đối với đa số phụ nữ, các triệu chứng đau do lạc nội mạc tử cung được cải thiện đáng kể sau khi trải qua thời kỳ mãn kinh. Đó là do khi cơ thể ngừng sản xuất hormone estrogen, u nội mạc tử cung sẽ phát triển chậm lại. Tuy nhiên, một số phụ nữ dùng liệu pháp hormone mãn kinh vẫn thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh.
Hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe sản phụ khoa toàn diện cho chị em phụ nữ, Trung tâm Sản phụ khoa BVĐK Quốc tế Vinmec Times City cung cấp cấp dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị các bệnh lý phụ khoa ở phụ nữ như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, nhiễm trùng âm đạo, u xơ tử cung… Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành và được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hệ thống máy móc hiện đại. Trung tâm Sản phụ khoa mang lại hiệu quả tối đa trong công tác thăm khám, chẩn đoán, điều trị và sau điều trị cho người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINEhoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe PHỤ LẠC CAO EX
Dùng cho người bị đau bụng kinh, lạc nội mạc tử cung
- Giúp giảm triệu chứng: Đau bụng kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều.
- Hỗ trợ lưu thông khí huyết, bổ huyết điều kinh.
Bệnh viện Phụ sản TW, Từ Dũ, ĐH Y Hà Nội chứng minh Phụ Lạc Cao giảm đau bụng kinh tới 90% trường hợp sử dụng; 100% chị em có màu sắc kinh trở về bình thường mà không gặp tác dụng phụ. (*)
Thành phần: N-Acetyl-L-Cysteine, cao Đan sâm, cao Đương quy, cao Hương phụ, cao Nga truật, cao Sài hồ bắc.
Đối tượng sử dụng: Phụ nữ tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, đau tức vùng bụng, hông trong kinh kỳ.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Thông tin chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY!
(XNQC: 01303/2019/ATTP-XNQC)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(*) Kết quả nghiên cứu được công bố tại:
- Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại Đại học Y Hà nội năm 2013.
- Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Viết Tiến- Bệnh viện Phụ sản TW- đăng trên Tạp chí Thông tin Y Dược số 2/2021
- Bài viết của nhóm bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ đăng trên Tạp chí Phụ sản Tập 12 (02 - Phụ bản), 05/2014.