Trên 40 tuổi: Thị lực của bạn thay đổi thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Bích Nhĩ - Bác sĩ Chuyên khoa Mắt - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Khi bước vào tuổi 40, một số vấn đề về sức khỏe của mắt sẽ phát triển phổ biến hơn theo tuổi tác. Đó là một số thay đổi trong cấu trúc quang học có thể làm suy giảm thị lực cũng xuất hiện như các triệu chứng mới về mắt, chẳng hạn như lão thị, thay đổi nhận thức về màu sắc, giảm sản xuất nước mắt...

1. Thị lực tuổi 40

Bắt đầu từ giữa những năm 40 tuổi, nhiều người có thể bắt đầu gặp vấn đề khi không nhìn rõ ở khoảng cách gần, đặc biệt là khi đọc sách hoặc làm việc trên máy tính. Đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất người trưởng thành trong độ tuổi từ 40 đến 60. Sự thay đổi bình thường trong khả năng tập trung của mắt được gọi là viễn thị và nó sẽ tiếp tục tiến triển theo thời gian.

Các dấu hiệu ban đầu có thể là phải giữ tài liệu cần đọc ở xa để có thể nhìn rõ hơn; hoặc có thể phải tháo kính để nhìn gần rõ hơn. Với những trường hợp này khi đọc một số ấn phẩm in như báo hoặc menu ở nhà hàng có thể bị mờ đi, đặc biệt là dưới ánh đèn mờ.

Nếu sử dụng kính theo toa của bác sĩ nhãn khoa hay kính áp tròng để nhìn rõ từ xa thì những thay đổi trong tầm nhìn gần có thể được cải thiện bằng cách chuyển sử dụng kính hai tròng hoặc kính đa tiêu cự. Hiện nay, có khá nhiều lựa chọn cho những người viễn thị với mục đích giúp cải thiện tầm nhìn.

Cho nên, khi ở độ tuổi từ 40 đến 60, bạn hãy lên lịch kiểm tra khám mắt toàn diện với bác sĩ nhãn khoa ít nhất hai năm một lần để có thể kiểm tra và phát hiện sớm các vấn đề về mắt. Thêm vào đó, những người ở độ tuổi trên 40 có các vấn đề về sức khỏe hoặc do đặc thù công việc có thể là nguy cơ gây ra các vấn đề về mắt và thị lực, như:

  • Tình trạng mãn tính, toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc thoái hóa điểm vàng
  • Công việc đòi hỏi trực quan cao hoặc làm trong môi trường làm việc nguy hiểm cho mắt.
  • Tình trạng sức khỏe liên quan đến cholesterol cao, tuyến giáp, lo lắng hoặctrầm cảm và viêm khớp đồng thời có sử dụng thuốc. Nhiều loại thuốc, thậm chí là thuốc kháng histamin có tác dụng phụ về thị lực.

Tuổi 40 trở lên thường bị viễn thị
Tuổi 40 trở lên thường bị viễn thị

2. Sự thay đổi thị lực trên 40 tuổi

Giống như cơ thể, đôi mắt và thị lực hay tầm nhìn thay đổi theo thời gian. Mặc dù, không phải ai cũng gặp phải các triệu chứng giống nhau, nhưng đây là một số thay đổi thị lực liên quan đến tuổi, đặc biệt trong độ tuổi trên 40:

  • Cần thêm nhiều ánh sáng để nhìn: Khi già đi, bạn cần nhiều ánh sáng hơn để nhìn rõ như bạn đã từng nhìn khi còn trẻ. Đèn sáng hơn trong khu vực làm việc hoặc cạnh ghế đọc sách có thể giúp cho việc đọc và các thao tác được thực hiện dễ dàng hơn.
  • Khó đọc và làm việc ở vị trí gần: Vật liệu in giấy có thể trở nên khó nhìn hơn bởi một phần vì thấu kính trong mắt trở nên kém linh hoạt theo thời gian. Điều này khiến cho mắt khó tập trung vào các vật thể ở gần hơn so với lúc còn trẻ.
  • Gặp các vấn đề với ánh sáng chói: Khi lái xe, bạn có thể nhận thấy ánh sáng chói từ đèn pha vào ban đêm hoặc mặt trời phản chiếu từ kính chắn gió hoặc mặt được vào ban ngày. Những thay đổi trong thấu kính ở trong mắt khiến ánh sáng đi vào mắt bị tán xạ thay vì tập trung chính xác vào võng mạc. Điều này tạo ra nhiều ánh sáng chói.
  • Thay đổi nhận thức về màu sắc: Thấu kính trong mắt bình thường có thể đổi màu. Tuy nhiên khi tuổi tăng lên, điều này sẽ làm cho mắt khó nhìn và khó phân biệt màu sắc.

Giảm sản xuất nước mắt: Với độ tuổi càng tăng, tuyến lệ trong mắt sẽ tiết ra ít nước mắt hơn, đặc biệt là ở phụ nữ đã trải qua thay đổi hormone như mãn kinh. Kết quả sẽ làm cho mắt sẽ bị khô và rát.

3. Những vấn đề về tầm nhìn gần sau tuổi 40


Mắt sau tuổi 40 có những vấn đề gì?
Mắt sau tuổi 40 có những vấn đề gì?

Nếu chưa phải cần kính mắt hoặc kính áp tròng để điều chỉnh tầm nhìn xa, thì các vấn đề thị lực gần sau tuổi 40 có thể gây lo ngại và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này khiến cho những người ở độ tuổi trên 40 đột ngột cảm thấy mất khả năng đọc báo hoặc xem điện thoại di động.

Trên thực tế, những thay đổi trong khả năng tập trung đã xảy ra dần dần từ thời thơ ấu. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, mắt không còn đủ sức mạnh để tập trung nhìn rõ khi đọc và các hoạt động nhìn ở vị trí gần.

Mất khả năng lấy nét ở tầm nhìn gần được gọi là viễn thị. Tình trạng này xảy ra do thấu kính bên trong mắt trở nên kém linh hoạt. Bởi vì tính linh hoạt này cho phép mắt thay đổi tiêu cự từ các vật ở xa sang các vật ở gần. Những người bị viễn thị có một số lựa chọn để cải thiện tầm nhìn rõ hơn bao gồm:

  • Kính mắt gồm có kính đọc theo đơn của bác sĩ nhãn khoa hoặc kính đa tiêu cự
  • Kính áp tròng bao gồm kính đơn sắc và hai tròng
  • Phẫu thuật laser và các thủ thuật phẫu thuật khúc xạ khác

Khi tuổi tiếp tục tăng thì viễn thị sẽ trở nên tiến triển hơn. Lúc này, bạn nhận thấy cần phải thay đổi kính thường xuyên hơn trước. Tuy nhiên, khoảng 60 tuổi những thay đổi trong tầm nhìn gần sẽ dừng lại và thay đổi theo sự kê đơn của bác sĩ sẽ xảy ra ít thường xuyên hơn.

4. Những dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khoẻ của mắt khi bước qua tuổi 40

Từ 40 tuổi trở đi là thời gian tăng nguy cơ phát triển một số vấn đề về mắt và thị lực. Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh:

  • Tầm nhìn dao động: Những thay đổi thường xuyên về tầm nhìn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Tình trạng mãn tính của các bệnh này có thể làm phá hủy mạch máu nhỏ ở võng mạc làm cho lớp phía sau mắt nhạy cảm với ánh sáng. Hiện tượng mất thị lực này có thể sẽ là vĩnh viễn.
  • Nhìn thấy đốm và vết: Thỉnh thoảng, bạn có thể nhìn thấy những đốm hoặc vết nổi trong mắt. Trong hầu hết các trường, đây là những hình ảnh bóng nổi trong chất lỏng lấp đầy bên trong mắt. Mặc dù, chúng có thể gây khó chịu, nhưng các đốm và vết thương không gây hại cho thị lực. Bởi chúng là một phần tự nhiên của quá trình lão hoá của mắt.

Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên nhìn thấy nhiều đốm và vết hơn bình thường cùng với các tia sáng hay tia chớp, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy võng mạc bị rách và nó có thể bị tách ra. Tình trạng này cần được điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa mất thị lực nghiêm trọng.

  • Mất tầm nhìn bên: Mất thị lực ngoại biên hoặc tầm nhìn bên có thể là một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh thị giác tổn thương và không còn truyền được toàn bộ hình ảnh trực quan đến não. Tình trạng này thường không có triệu chứng cho đến khi các tổn thương thị lực bắt đầu gây ảnh hưởng.

Nhìn hình ảnh bị bóp méo: Các đường thẳng xuất hiện hoặc lượn sóng hoặc tạo một vùng trống ở trung tâm tầm nhìn có thể là dấu hiệu thoái hóa điểm vàng và có liên quan đến tuổi (AMD). Bệnh thường ảnh hưởng đến hoàng điểm, đây là một phần của võng mạc chịu trách nhiệm cho tầm nhìn trung tâm. Bệnh gây ra điểm mù ở giữa tầm nhìn. Cho nên, khám mắt thường xuyên và chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị các bệnh về mắt.

5. Một số biện pháp chăm sóc giúp mắt khỏe mạnh


Nên khám mắt thường xuyên để chăm sóc mắt tốt
Nên khám mắt thường xuyên để chăm sóc mắt tốt
  • Thường xuyên khám mắt: Hiệp hội đo thị lực Hoa Kỳ khuyến nghị những người từ 40 tuổi trở lên nên đến bác sĩ nhãn khoa ít nhất hai năm một lần.
  • Đội mũ và đeo kính râm: Ánh sáng mặt trời có thể làm tăng tốc độ hình thành đục thủy tinh thể và chúng có thể làm mờ tầm nhìn. Vì vậy, đeo kính râm hoặc đội mũ rộng vành có thể bảo vệ mắt chống lại tia UV.
  • Có kế hoạch làm việc thích hợp: Khi làm việc với máy tính trong thời gian dài có thể làm cho mắt bị căng cơ. Vì thế, đặt thời gian nghỉ ngơi cho mắt khoảng 20 phút một lần trong quá trình làm việc.
  • Duy trì thói quen lành mạnh để nâng cao sức khỏe. Tránh hoặc từ bỏ hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên để làm giảm căng thẳng cho đôi mắt.

Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt thì bạn cần được thăm khám chẩn đoán các vấn đề về mắt từ sớm, tránh để bệnh tiến triển lâu ngày, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc, đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của người cao tuổi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: aoa.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe