Trẻ uống nhiều kháng sinh bị tiêu chảy, nhiệt miệng

Kháng sinh là một trong những loại thuốc đầu tay điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng trẻ uống nhiều kháng sinh bị tiêu chảy hay trẻ uống nhiều kháng sinh bị nhiệt miệng rất hay gặp trong thời gian trẻ dùng thuốc kháng sinh, vì vậy cha mẹ cần chú ý đến vấn đề này và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ.

1. Trẻ uống nhiều kháng sinh bị tiêu chảy

Hệ tiêu hóa của trẻ em bao gồm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, trong đó vi khuẩn có lợi giúp hệ tiêu hóa ngăn chặn được tình trạng nhiễm khuẩn nhờ sự diệt khuẩn hay ức chế hoạt động phát triển của vi khuẩn khiến những vi khuẩn này không thể gây bệnh được. Khi trẻ mắc phải một số bệnh lý nhiễm khuẩn như trẻ bị viêm đường hô hấp hoặc những bệnh nhiễm khuẩn khác phải dùng thuốc kháng sinh thì thuốc kháng sinh này không những tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở trẻ mà tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa. Lúc này sự cân bằng trong hệ vi khuẩn đường ruột không còn nữa khiến trẻ dễ bị tiêu chảy. Đây được xem như là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc kháng sinh ở trẻ em.

Tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh có thể tự động khỏi sau khi ngưng uống thuốc. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể bị viêm đại tràng giả mạc khiến đại tràng của trẻ bị phù nề và viêm.

Một số loại kháng sinh phổ biến hay gây nên tình trạng tiêu chảy cũng như viêm đại tràng giả mạc đó là Cefalosporin, Clindamycin, Erythromycin, Penicillin, Ampicillin, Quinolone... Những biểu hiện tiêu chảy khi dùng thuốc đó là đau bụng, đi cầu phân lỏng nhiều lần trong ngày, số lượng có thể nhiều đến mức 15- 20 lần/ngày. Phân của trẻ có thể lỏng, có lẫn nhầy mũi hay phân xanh, vàng, có bọt khí, không có mùi hôi. Cũng có trường hợp trẻ có ra phân sống, có lẫn những thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc lẫn máu. Cha mẹ khi quan sát trẻ thì thường thấy trẻ phải rặn khi đi đại tiện, vùng hậu môn trẻ bị đỏ lên. Trường hợp nặng hơn thì trẻ sẽ bị rối loạn điện giải, mất nước, suy dinh dưỡng.

2. Trẻ uống nhiều kháng sinh bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng thường diễn ra vào mùa hè nắng nóng, khi vùng niêm mạc dưới lưỡi của trẻ bị viêm loét. Bệnh thường biểu hiện bằng triệu chứng niêm mạc miệng có những đốm trắng, mọng nước, sau vài ngày thì diễn tiến thành những vết loét, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống của trẻ. Thường thì sau khoảng 10-15 ngày vết loét sẽ tự động khỏi và có xu hướng tái diễn lại sau đó. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến nhiệt miệng như stress, ăn uống những thức ăn nóng, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch..., trong đó có nguyên nhân do dùng thuốc kháng sinh. Một số trẻ dùng thuốc kháng sinh thường có biểu hiện nhiệt miệng và nổi một số nốt đỏ ở đầu những ngón tay, ngón chân. Nhóm thuốc kháng sinh dễ gây ra nhiệt miệng ở trẻ em nhất đó là Penicillin. Trong trường hợp nặng cha me cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời tác dụng phụ này. Để giải quyết tình trạng nhiệt miệng tại nhà trẻ có thể được bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng nhằm tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ hạn chế nhiệt miệng tái đi tái lại nhiều lần.


Một số trẻ uống nhiều kháng sinh bị nhiệt miệng sau vài ngày
Một số trẻ uống nhiều kháng sinh bị nhiệt miệng sau vài ngày

Khi dùng thuốc kháng sinh trẻ sẽ có thể phải gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy hay nhiệt miệng. Vì vậy, tình trạng trẻ uống nhiều kháng sinh bị tiêu chảy hay trẻ uống nhiều kháng sinh bị nhiệt miệng cần được phát hiện và có một số biện pháp điều trị triệu chứng ngay cho trẻ.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe