Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng - Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Để giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gia đình nên chú ý các triệu chứng điển hình của thiếu máu, bổ sung sắt trong thức ăn hoặc dưới dạng thuốc theo lời khuyên của bác sĩ khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên.
1. Trẻ bị xanh xao và yếu ớt có phải thiếu máu thiếu sắt?
Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thiếu máu là da xanh xao và mệt mỏi. Các dấu hiệu khác bao gồm tim đập nhanh, khó chịu, chán ăn, móng tay giòn và đau hoặc sưng lưỡi. Tuy nhiên, hầu hết trẻ bị thiếu máu không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
2. Thiếu máu là gì và nguyên nhân gây ra thiếu máu?
Thiếu máu xảy ra khi các tế bào hồng cầu không cung cấp đủ oxy đến các mô cơ quan. Nó thường xảy ra trong các bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm, .... Trong đó, thiếu máu do thiếu sắt là phổ biến nhất.
Cơ thể con người cần sắt để tạo hemoglobin (có tác dụng vận chuyển oxy trong máu). Nếu trẻ không được cung cấp đủ chất sắt, tế bào hồng cầu được tạo ra sẽ ít hơn, các mô cơ quan sẽ được nhận ít oxy hơn bình thường.
Trẻ em đặc biệt dễ bị thiếu máu ở những giai đoạn phát triển mạnh, khi trẻ cần chất sắt nhưng không phải lúc nào cũng nhận được. Tuy nhiên, thiếu máu do thiếu sắt không xảy ra một sớm một chiều mà nguyên nhân là do thiếu hụt nghiêm trọng dần theo thời gian.
Thiếu sắt xảy ra vì một số lý do như không đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, mất máu liên tục (như trong đường ruột) và khả năng hấp thu sắt kém.
3. Thiếu máu có nguy hiểm không?
Ngoài các triệu chứng nêu trên, thiếu máu còn có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng về tinh thần và thể chất vĩnh viễn. Trong khi thiếu sắt có thể được điều chỉnh, sự suy giảm về tinh thần và thể chất không phải lúc nào cũng có thể hồi phục được. Thiếu sắt có khiến trẻ dễ bị ngộ độc chì và nhiễm trùng.
4. Làm sao để biết trẻ có nguy cơ bị thiếu máu hay không?
Từ 9 đến 24 tháng tuổi, tất cả trẻ em đều có nguy cơ cao bị thiếu máu. Trong đó, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhất:
- Trẻ sinh non và nhẹ cân từ 2 tháng tuổi trở lên: Nguyên nhân là vì sắt được tích lũy trong khoảng 4 - 6 tháng cuối của thai kỳ. Trong khi trẻ sinh đủ tháng có thêm thời gian tích lũy sắt trong 2 tháng cuối, trẻ sinh non thì không.
- Trẻ sơ sinh uống sữa bò trước 1 tuổi: Sữa bò có hàm lượng sắt thấp và gây cản trở quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Sữa còn có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của trẻ, gây chảy máu. Mất máu từ từ qua phân cùng với lượng sắt trong cơ thể thấp có thể gây thiếu máu.
- Trẻ sơ sinh không bổ sung chất sắt sau 4 tháng tuổi: Chất sắt trong sữa mẹ được hấp thụ tốt hơn gấp 3 lần so với chất sắt trong sữa công thức, nhưng vào khoảng thời gian trẻ bắt đầu ăn dặm, trẻ cần được bổ sung chất sắt dưới dạng ngũ cốc tăng cường và các thực phẩm giàu chất sắt khác.
- Trẻ sinh đủ tháng có bú sữa công thức nhưng không bú loại sữa bổ sung sắt: Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa bột trẻ em đều được bổ sung sắt.
5. Nên khám kiểm tra thiếu máu cho trẻ trong trường hợp nào?
Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo trẻ sơ sinh nên được tầm soát bệnh thiếu máu khi được 12 tháng tuổi, hoặc sớm hơn nếu trẻ sinh non. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của thiếu máu, hãy đưa trẻ đi khám.
Để xác định liệu bé có bị thiếu máu hay không, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ hemoglobin và hematocrit (tỷ lệ phần trăm hồng cầu trong máu).
6. Ngăn ngừa trẻ bị thiếu máu bằng cách nào?
Ngăn ngừa trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt bằng các cách sau:
- Nếu trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc bổ sung sắt.
- Cho đến khi trẻ được một tuổi, hãy cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung chất sắt.
- Nếu trẻ được 4 tháng tuổi và bú sữa mẹ và chưa ăn thức ăn đặc, AAP khuyến nghị cho trẻ bổ sung sắt 11 mg mỗi ngày cho đến khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn giàu chất sắt.
- Một khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc, hãy cho trẻ ăn ngũ cốc tăng cường chất sắt, và cuối cùng là thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, thịt gia cầm và cá; mì ống, gạo và bánh mì tăng cường chất sắt; lá rau xanh; lòng đỏ trứng; và các loại đậu.
- Cho trẻ ăn nhiều trái cây và rau quả giàu vitamin C như kiwi, bơ và dưa đỏ. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt.
7. Điều trị thiếu máu ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Điều trị thiếu máu cho trẻ bằng cách tăng cường các thực phẩm giàu sắt hoặc bổ sung thêm sắt dưới dạng thuốc nhỏ trong trường hợp nặng hơn.
Sắt được hấp thụ khi bụng đói. Tuy nhiên, vì sắt có thể gây khó chịu ở bụng, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung sắt cho trẻ bằng thực phẩm, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nồng độ hemoglobin / hematocrit của trẻ có thể được kiểm tra lại sau khi trẻ đã dùng chất bổ sung được 1 - 2 tháng.
Thường mất vài tháng để số lượng máu trở lại bình thường và tiếp theo là 6 đến 12 tháng để bổ sung lượng sắt dự trữ. Sau đó, chúng có thể được duy trì bằng một chế độ ăn uống giàu chất sắt.
8. Có nên cho bé uống thuốc bổ sung sắt để phòng thiếu máu không?
Thuốc bổ sung sắt rất hữu ích trong nhiều trường hợp, nhưng quá nhiều sắt có thể gây độc. Vì vậy hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ uống bổ sung sắt. Các bác sĩ thường khuyến nghị bổ sung sắt cho trẻ bú sữa mẹ bắt đầu từ 4 tháng tuổi.
Nếu bạn có thuốc bổ sung sắt trong nhà (hoặc vitamin có chứa sắt), hãy đảm bảo rằng chúng tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ vì sắt là nguyên nhân gây ngộ độc do tai nạn.
Tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa sắt và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Nguồn tham khảo: Babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong