Trẻ xì hơi nhiều mà không đi ngoài khiến các con cảm giác khó chịu. Nguyên nhân là do bé bú mẹ hoặc sữa công thức hoặc ăn nhiều thức ăn đặc... Vậy, để cải thiện tình trạng này ba mẹ nên làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để để giúp phụ huynh giảm bớt lo lắng.
1. Tình trạng xì hơi của trẻ là gì?
Theo các chuyên gia nghiên cứu về Nhi khoa cho biết, trẻ vài tuần đến vài tháng thường đi ngoài ít hơn trẻ mới sinh và ngày. Đây được xem như những biểu hiện bình thường của trẻ nên cha mẹ không lo lắng. Khi trẻ được 2 tháng trở lên sẽ đi ngoài khoảng 1 lần một ngày hay vài ngày một lần.
Ngoài độ tuổi này, tần suất đi ngoài sẽ phụ thuộc vào chế độ ăn uống của bé. Nếu bú mẹ thì có thể không đi ngoài mỗi ngày vì cơ thể trẻ hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Tần suất đi ngoài của trẻ có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào việc trẻ bắt đầu ăn dặm, ba mẹ cần quan sát các loại thức ăn xem loại nào sẽ khiến cho trẻ xì hơi nhiều.
Ngoài ra, hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn chưa phát triển hoàn thiện nên dễ dàng bị đầy bụng, khó tiêu... khi có tác động không tốt nào từ bên ngoài ảnh hưởng đến. Bên cạnh đó, trẻ em ở giai đoạn này nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc cũng sẽ cản trở quá trình phát triển một cách bình thường. Thêm vào đó, việc trẻ bị đầy bụng, khó tiêu kéo dài trong một khoảng thời gian cũng sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá cũng như sức khỏe.
Do đó, ba mẹ thấy trẻ xì hơi nhiều hơn bình thường và thậm chí có thể xì hơi có mùi thì chứng tỏ hệ tiêu hoá của con đang có vấn đề. Ba mẹ cần tìm cách xử lý nhanh chóng giúp con thoát khỏi tình trạng này.
2. Lý do khiến trẻ xì hơi nhiều lần
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh hay bị xì hơi mà không đi ngoài, trong đó có thể bao gồm cả tình trạng táo bón ở trẻ. Có lẽ đây được xem bệnh thường gặp do phân cứng, nhỏ và khô nên bé không thể đi ngoài được và trẻ xì hơi nhiều. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân do táo bón thì việc trẻ hay đánh hơi còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng.
Đối với bé đang bú sữa mẹ
Như đã biết, sữa mẹ - nguồn thức ăn tốt cho trẻ ngày từ khi chào đời. Khi bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì trẻ ít gặp tình trạng táo bón vì sữa mẹ rất dễ tiêu hoá và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hơn nữa, trong ăn sữa mẹ ở khoảng thời gian 6 tuần sau khi sinh có chứa hàm lượng colostrum khá phong phú giúp con tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác động nhiễm trùng từ bên ngoài. Chất này còn hỗ trợ cho trẻ đi ngoài dễ dàng hơn trong những ngày đầu đời. Khi thiếu hợp chất này bé khó đi ngoài hơn một chút. Chính vì vậy, ba mẹ có thể phát hiện thấy trẻ hay xì hơi mà không đi ngoài.
Trường hợp trẻ xì hơi nhiều có thể do sử dụng sữa công thức
Không phải toàn bộ trẻ có thể được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Một số bé phải nuôi bằng sữa công thức. Khi sử dụng sữa công thức trẻ có khả năng nuốt không khí nhiều hơn. Các khí này tích tụ trong bụng và gây nên hiện tượng xì hơi nhiều ở bé mà không đi ngoài. Hiện tượng này khá bình thường vì ở thời điểm này hệ tiêu hoá của trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Nếu trẻ sơ sinh gặp tình trạng này mà không đi kèm với triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề khác liên quan đến tiêu hoá thì ba mẹ không cần quá lo lắng.
Khi bắt đầu ăn dặm và chuyển sang ăn các loại thức ăn khác khiến cho bé không đi ngoài nhưng cũng xì hơi rất nhiều. Tình trạng này hoàn toàn bình thường do bé đang tập làm quen với các loại thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Sự thay đổi thực phẩm này có thể làm cho ruột của trẻ chưa quen dẫn tới hiện tượng xì hơi. Lúc này, phụ huynh cần quan tâm đến bé khi đang làm quen với bất kỳ một loại thực phẩm nào để có thể sớm phát hiện ra những loại thực phẩm gây nên các biểu hiện xì hơi và tránh sử dụng loại thực phẩm đó để chế biến món ăn cho trẻ.
3. Một số giải pháp cha mẹ có thể áp dụng giúp trẻ không xì hơi nhiều
Trẻ sơ sinh mà xì hơi nhiều hơn 10 lần/ngày có thể được xem như điều hoàn toàn bình thường. Đây là phản xạ tự nhiên giúp đẩy khối hơi trong bụng làm cho bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Trường hợp này cũng tương tự với hiện tượng trẻ ợ hơi.
Đa số bé gặp tình trạng xì hơi sẽ tự giảm dần khi hệ tiêu hoá phát triển hoàn toàn. Nhưng nếu con xuất hiện thêm các dấu hiệu kèm theo liên quan đến tiêu hoá thì ba mẹ cần xem xét và can thiệp kịp thời.
Cho trẻ sơ sinh đi khám bác sĩ Nhi khoa
Với trẻ dưới 6 tuần tuổi mà xì hơi nhiều đồng thời không đi ngoài trong vài ngày thì cha mẹ nên cho con đi khám ngay. Trẻ hay xì hơi có thể liên quan đến một số vấn đề sức khoẻ chẳng hạn như: trẻ bị sốt cao, người mẩn đỏ, nôn những thức ăn đã ăn, căng tức hoặc chướng bụng, quấy khóc nhiều sau khi ăn, hoặc bỏ bú... Phụ huynh còn gặp trường hợp con bị táo bón, phân cứng và khó đi ngoài.
Các biện pháp khác
Sau khi cha mẹ cho trẻ đi khám bác sĩ và có thể áp dụng thêm một số biện pháp cải thiện ở nhà như:
- Bổ sung nước cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Uống nhiều nước sẽ giúp bé khắc phục tình trạng táo bón, làm cho phân trở nên mềm hơn và dễ dàng được đẩy ra ngoài trong quá trình đi đại tiện. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại nước ép nhuận tràng như nước táo, nước lê...
- Phụ huynh cần điều chỉnh chế độ ăn của trẻ khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm. Theo chuyên gia nên cho trẻ ăn thức ăn từ loãng đến đặc, ăn từ ít đến nhiều. Đồng thời, ba mẹ nên lựa chọn nhiều loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ phong phú giúp trẻ dễ đi ngoài hơn.
- Cho bé tập các bài thể dục nhỏ sẽ giúp cho hệ tiêu hoá được hỗ trợ thông qua các di chuyển chân.
- Ba mẹ có thể massage và tắm cho trẻ bằng nước ấm. Cả hai hoạt động này đều giúp con thư giãn đồng thời khi massage ở vị trí bụng có thể giúp mở các cơ ở bụng giúp tránh được tình trạng đầy bụng và dễ dàng đi đại tiện hơn.
- Nếu ba mẹ đã áp dụng các cách nêu trên mà tình trạng xì hơi của trẻ vẫn không cải thiện thì bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc glycerin. Thuốc sẽ giúp trẻ sơ sinh dễ dàng đi ngoài và giảm triệu chứng xì hơi.
Vậy, trẻ xì hơi nhiều có thể do nhiều nguyên nhân đồng thời cũng liên quan đến độ tuổi cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tuy vậy, các con gặp tình trạng xì hơi này thì cha mẹ cũng không nhất thiết đưa trẻ đến ngay bệnh viện vì có thể khiến trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh từ bệnh viện. Thay vào đó, phụ huynh hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mới giúp trẻ cải thiện được tình trạng đúng cách.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.