Trẻ hay ốm vặt có phải do sức đề kháng kém?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phạm Lan Hương - Bác sĩ Nhi - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trẻ bị ốm thì phụ huynh cũng chẳng yên tâm được, nhất là khi trẻ hay ốm vặt thì nỗi lo lắng càng tăng lên gấp bội. Vì bạn còn lo lắng không biết tại sao trẻ hay ốm vặt, có phải do sức đề kháng của trẻ kém hay do một nguyên nhân nào đó.

1. Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt

Trẻ được cho là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào trẻ cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Bạn có thể cho rằng tình trạng này là do cơ địa của trẻ nhưng thực chất trẻ hay bị ốm vặt đều có nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là hệ miễn dịch của trẻ kém hay mắc bệnh nhiễm trùng và dùng nhiều thuốc kháng sinh... Nguyên nhân thứ hai là trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống không đầy đủ.

1.1. Hệ miễn dịch kém, sức đề kháng của trẻ kém

Sau khi chào đời, trẻ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Khi trẻ lớn lên, hệ miễn dịch dần phát triển hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Trẻ có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài nên hay bị ốm hơn.

Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng... mà trong dân gian gọi là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng... thì đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.

Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như bệnh bạch hầu, ho gà, lao, sốt xuất huyết, uốn ván...


Trẻ thường xuyên bị ốm vặt, cảm cúm, viêm họng...là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.
Trẻ thường xuyên bị ốm vặt, cảm cúm, viêm họng...là dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.

1. 2. Tiêu hóa kém

Tại sao hệ tiêu hóa kém dẫn đến trẻ hay ốm vặt? Đó là vì khi đường ruột của trẻ làm việc kém, thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hiệu quả đồng thời làm hệ vi sinh vật ở đường ruột mất cân bằng.

Tất cả những điều này ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đường tiêu hóa vào cơ thể của trẻ. Một khi quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị hạn chế, trẻ rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng khiến cho hoạt động của nhiều cơ quan không cân bằng và dễ phát sinh nhiều bệnh.

1. 3. Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng

Cũng giống như người lớn, trẻ cần ăn uống đầy đủ để lấy năng lượng cho các hoạt động. Khi trẻ có sức khỏe kém, hay mệt mỏi, hay bị ốm thì trẻ cũng không thiết gì ăn uống. Bởi vậy, trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn thì bạn nên chú ý theo dõi vì điều này có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh dẫn đến hay ốm vặt.

2. Khi nào cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ bớt ốm vặt?

Hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại. Đối với trẻ hay ốm vặt, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.

Nhiều người chủ quan, không chú trọng đến việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Điều này là hoàn toàn sai lầm, có nguy cơ trẻ sẽ mắc một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự tăng trưởng của bé.

Vậy nên, khi trẻ có những dấu hiệu sau, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ càng sớm càng tốt.

  • Trẻ hay ốm vặt, thường xuyên bị sốt, ho, đau họng, cảm cúm, rối loạn tiêu hóa.... Trẻ sẽ có các biểu hiện đi kèm là biếng ăn, bỏ ăn, quấy khóc, cơ thể mệt mỏi, nếu tình trạng này kéo dài trẻ dễ bị sụt cân.
  • Trẻ rất nhạy cảm với những sự thay đổi từ môi trường như thay đổi thời tiết, thay đổi khí hậu, thay đổi nơi ở. Chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng có thể khiến trẻ bị ốm ngay lập tức. Bạn cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
  • Trẻ dễ bị bệnh hơn các bạn khác. Khi chuyển mùa hoặc có bất cứ một dịch bệnh gì trẻ đều dễ mắc phải hơn. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và khiến bạn luôn trong tình trạng lo lắng.
  • Trẻ dễ bị lây bệnh từ các bạn khác, khi bị bệnh thì lâu khỏi hơn, lâu phục hồi hơn.

Vì sức đề kháng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ nên bạn cần lưu ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ bất cứ lúc nào có thể. Việc này cần được thực hiện thường xuyên và liên tục trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ đặc biệt là các giai đoạn sau:

  • Lúc mới sinh: Khi trẻ vừa chào đời, và rời khỏi chiếc tổ an toàn tuyệt đối trong bụng mẹ. Hệ vi sinh vật đường ruột của trẻ chưa đầy đủ, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nhưng trẻ lại phải tiếp xúc, làm quen và thích nghi với môi trường còn rất lạ lẫm bên ngoài. Điều này khiến trẻ dễ mắc những bệnh phổ biến như cảm, ho, sốt. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ vào thời điểm này rất cần thiết.
  • Khi cai sữa: Ngoài việc là nguồn cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, sữa mẹ còn bổ trợ hệ miễn dịch tự nhiên cho trẻ. Những kháng thể có trong sữa mẹ giúp trẻ có đủ sức chống chọi lại với một số tác nhân gây bệnh từ môi trường. Chính vì vậy, khi cai sữa, hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị thiếu hụt lượng kháng thể quan trọng có trong sữa mẹ. Hệ miễn dịch sẽ tạm thời suy yếu, cho đến khi nó phát triển toàn diện.
  • Khi trẻ bắt đầu đi nhà trẻ: Lớp học là môi trường mới đối với trẻ. Trẻ phải tiếp xúc với nhiều trẻ khác đồng nghĩa với việc làm tăng nguy cơ lây bệnh từ các bạn khác. Lúc này, bạn cũng cần tăng sức đề kháng cho trẻ ngay lập tức.
  • Thay đổi thời tiết: Mùa đông không khí thường rất lạnh, còn mùa hè thời tiết lại vô cùng oi bức. Thời tiết các mùa khác nhau rõ rệt như vậy nhưng lại thay đổi nhanh chóng khiến cho cơ thể trẻ không kịp thích nghi và dễ bị ốm ngay lập tức.

Hệ miễn dịch là
Hệ miễn dịch là "rào chắn" giúp cơ thể trẻ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi trùng có hại

3. Cách tăng sức đề kháng cho trẻ hiệu quả

Viêm họng, ốm sốt là vấn đề thường gặp ở trẻ không chỉ vào mùa đông mà ngay cả trong mùa hè khi trẻ thường xuyên ra vào phòng điều hòa. Để phòng ngừa tình trạng trẻ hay ốm vặt, bạn cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm.

Tuy nhiên có một phương pháp phòng ngừa tình trạng trẻ hay ốm vặt thường bị bỏ qua chính là bổ sung dinh dưỡng cho bé. Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất là cách tốt để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khuyến khích bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, có thể kéo dài đến 24 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thì một trong những nguyên nhân cần được giải quyết để giúp trẻ hết ốm vặt là tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của trẻ, đồng thời khắc phục tình trạng biếng ăn, chán ăn để giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng qua các bữa ăn hàng ngày.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe