Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác nguyên là Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bác đã điều trị thành công nhiều bệnh nhi non tháng có cân nặng và tuổi thai thấp từ 800 gram và 28 tuần thai trở lên, các bệnh nhi suy hô hấp nặng phải thở máy xâm nhập.
Khóc khi ngủ là một giai đoạn chứ không phải là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng trẻ em hay khóc đêm không phải là hiếm gặp, tuy nhiên, việc khóc đêm kéo dài sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của em bé.
1. Trẻ em khóc đêm do chưa hình thành chu kỳ ngủ
Cơ thể trẻ nhỏ vẫn chưa làm chủ được những thách thức của chu kỳ giấc ngủ thông thường. Hầu hết trẻ sơ sinh ngủ khoảng tám đến chín giờ vào ban ngày và tám giờ nữa vào ban đêm, mặc dù tất cả không phải cùng một lúc. Em bé có thể sẽ không ngủ suốt đêm (sáu đến tám tiếng) cho đến khi em bé được ít nhất ba tháng tuổi. Một số em bé không ngủ suốt đêm cho đến sáu tháng tuổi trở lên. Khóc chính là cách của em bé gửi tin nhắn đến cho cha mẹ. Do đó, việc chúng thường xuyên thức giấc, trẻ hay khóc đêm trong giấc ngủ là điều thường thấy.
1.1. Trẻ khóc đêm do đang đói
Trẻ sơ sinh cần ăn mỗi vài giờ vì dạ dày của em bé rất nhỏ. Vì thế, hầu hết các em bé khóc vào ban đêm vì chúng đang đói. Từ khi trẻ sinh ra cho đến 2 tháng tuổi, hầu hết em bé đều thức giấc hai lần mỗi đêm để bú. Từ hai đến bốn tháng tuổi, hầu hết em bé đều cần bú một cữ vào giữa đêm. Đến khi 4 tháng tuổi, lúc này trẻ ngủ nhiều hơn 7 tiếng và bú bình đều mà không cần cho bú. Hầu hết những trẻ từ 5 tháng tuổi bú mẹ có thể ngủ liền một mạch khoảng 7 tiếng vào ban đêm. Thông thường, ở độ tuổi này, em bé không cần thêm năng lượng vào ban đêm.
1.2. Tiêu hóa không tốt
Khi vào mùa hè, do em bé ăn những loại thức ăn dễ bị dị ứng hay khó tiêu, em bé sẽ khó chịu và dẫn tới khóc đêm. Có thể do mẹ cho em bé ăn hay bú quá sức của trẻ, hay trẻ đang bị bệnh phải uống thuốc điều trị làm khả năng tiêu hóa thức ăn không tốt đã gây nên tình trạng chướng bụng và đầy hơi. Điều này làm cho cơ hoành đội lên, khiến cho bé càng khó thở không ngủ được. Lúc này, người mẹ cần để ý xem bụng của trẻ có bị phình to không, có thường đánh rắm mà vẫn không đi đại tiện được hay không. Nếu cần thiết, phải đưa em bé đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn cho em bé dùng các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa.
Điều quan trọng hơn hết là chú ý đến loại thức ăn cho trẻ ăn, đó phải là những loại dễ tiêu. Cho em bé ăn thức ăn thức uống khi vừa chế biến xong, không cho em bé ăn quá no vì càng bé dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ, dễ dẫn đến chướng bụng.
1.3. Quấy khóc do tiểu dầm
Trẻ sẽ không có giấc ngủ ngon khi tã lót ướt sũng vì tiểu. Lúc này, em bé sẽ lăn qua lăn lại, quấy khóc,... để “báo hiệu” cho mẹ. Do đó, cần thay tã cho em bé kịp thời để tránh cho trẻ em khóc đêm. Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, không nên cho em bé uống quá nhiều nước. Nếu không, sau khi đi ngủ khoảng từ nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ, em bé sẽ đi tiểu từ 3 đến 4 lần.
Ngoài ra, nếu nắm rõ “quy luật” tiểu đêm của trẻ, người mẹ có thể chủ động trong việc thay trước tã cho bé. Điều này sẽ tránh cho em bé khó chịu dẫn đến quấy khóc vào ban đêm, hơn nữa, còn đảm bảo được giấc ngủ cho cả người xung quanh.
1.4. Trẻ em khóc đêm liên quan đến dị ứng
Khi trẻ em khóc đêm dai dẳng mà không liên quan đến đói hay những vấn đề khác, nguyên nhân rất có thể là do dị ứng protein sữa bò. Đau bụng do dị ứng protein sữa bò có xu hướng theo 3 kiểu: Khóc hơn ba giờ mỗi ngày (thường là vào buổi tối), trong hơn ba ngày mỗi tuần và trong hơn ba tuần. Trong trường hợp này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác định xem em bé khóc có phải là kết quả của dị ứng protein sữa bò hay không.
Ngoài ra, những tác nhân khác gây dị ứng có thể làm đường hô hấp của em bé bị kích ứng dẫn đến trẻ hay khóc đêm. Những tác nhân gây kích ứng này có thể có nguồn gốc từ khói thuốc, phấn rôm, mùi nước sơn, mùi hương khói, thuốc xịt côn trùng,... Vì vậy, cần phải đảm bảo phòng ngủ của em bé được thoáng mát, không khí lưu thông ra bên ngoài, hạn chế tối đa các tác nhân gây kích ứng, giữ phòng ngủ được sạch sẽ và không khí trong phòng cần được trong lành.
1.5. Trẻ hay khóc đêm do bị bệnh
Những em bé vừa mới sinh ra chưa lâu, khi bú sữa mẹ thường bị nghẹt mũi, hoặc những em bé bị cảm thì trong xoang mũi có nhiều vảy mũi, làm tắt đường thể, dẫn tới em bé khó thở bằng mũi. Khi đó, em bé phải dùng miệng để thở. Không khí khô từ bên ngoài tác động vào cổ họng, làm cho họng của em bé bị khô, dẫn đến ho khan và gây nên cảm giác rất khó chịu. Lúc này, mẹ nên dùng các loại thuốc rửa mũi sinh lý để làm sạch mũi cho em bé, làm mềm vảy mũi, làm sạch và thông bộ phận xoang mũi, từ đó, em bé mới dễ dàng hít thở, và tiếp tục có giấc ngủ ngon.
Ngoài ra, em bé bị cảm dễ thức đêm quấy khóc do đường hô hấp của em bé gặp khó khăn. Các bà mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn, càng sớm càng tốt bằng cách chườm ấm cho trẻ,... Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kịp thời làm rút ngắn thời gian của bệnh, giảm nhẹ đi triệu chứng bệnh,..., tránh tình trạng để em bé bị sốt quá cao gây co giật nguy hiểm cho trẻ. Dùng các loại thuốc nhỏ mũi chống nghẹt mũi theo sự chỉ định của bác sĩ để giúp bé có giấc ngủ ngon.
1.6. Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ
Trẻ em hay khóc đêm có thể là do tiếng ồn hay âm thanh bất ngờ phát ra khi em bé đang ngủ, điều đó có thể đánh thức em bé làm trẻ bị giật mình và quấy khóc. Vì thế, bố mẹ nên cố gắng giữ cho phòng ngủ của em bé được yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn hay những âm thanh lớn. Khi lựa chọn phòng ngủ cho em bé cần chọn vị trí yên tĩnh để em bé có được giấc ngủ sâu.
Nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh cũng là nguyên nhân gây nên ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé, khiến em bé hay khóc đêm. Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng của bé sao cho phù hợp với từng mùa. Sử dụng nhiệt kế phòng để theo dõi nhiệt độ. Không nên mặc quá nhiều áo cho em bé, nếu không em bé sẽ có thể trở nên quá nóng. Theo nguyên tắc chung, em bé cần mặc thêm một lớp quần áo để được thoải mái. Sử dụng chăn di động sẽ tiện lợi hơn.
1.7. Hoạt động quá mức
Hệ thống thần kinh của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó, nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức sẽ làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Thậm chí, điều này còn tạo ra những giấc mơ tạm gọi là ác mộng, làm cho em bé sợ hãi, giật mình. Do đó, ban ngày không nên để cho em bé hoạt động vui chơi quá mức làm cho não bộ của trẻ đạt mức hưng phấn cực độ, nhằm đảm bảo cho em bé có được giấc ngủ an lành.
2. Những nguyên nhân khác làm cho trẻ hay khóc đêm
- Em bé rời mẹ một cách đột ngột: Do mẹ hay người bế em bé đột ngột xa nhà hoặc thay đổi bảo mẫu làm cho em bé có cảm giác bất an, lo lắng cũng gây ra tình trạng khóc đêm. Người thân của em bé nên vỗ về, an ủi một cách nhẹ nhàng giúp cho em bé nhanh chóng thích nghi được với hoàn cảnh mới.
- Những biến đổi trong tâm trạng của người lớn: Nếu như những người thân yêu, gần gũi nhất của em bé, đặc biệt là mẹ có tâm trạng bất ổn, ví dụ như tức giận, lo lắng, buồn phiền, mất ngủ,... Điều này cũng rất dễ lây sang em bé, nếu mối quan hệ trong gia đình bị xáo trộn, xung đột gia đình hoặc việc chuyển nhà đi nơi khác,... cũng làm trẻ có cảm giác lo lắng, hay quấy khóc vào ban đêm. Do đó, người lớn không nên vì tâm trạng không vui của mình làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của em bé. Thậm chí, điều này cũng ảnh hưởng đến cả sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ sau này.
- Côn trùng đốt: Trẻ hay khóc đêm có thể do côn trùng đốt hay chui vào tai em bé, làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu. Đặc biệt là giun kim thường quấy rối em bé vào buổi đêm,... Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nên số lượng côn trùng cũng khá phong phú và đa dạng. Nhất là vào mùa hè, thời tiết nóng kèm với nó là điều kiện để nhiều loài côn trùng sinh sôi nảy nở khiến cho trẻ bị mẩn ngứa, rôm sảy. Mẹ nên chú ý vệ sinh sạch sẽ cho em bé, giữ an toàn cho bé khỏi các động vật có chân đốt như muỗi, kiến, bọ xít hút máu,...
- Trẻ mọc răng cũng có thể khiến cho em bé cảm thấy khó chịu hơn bình thường. Khi em bé được 5 tháng tuổi, lúc này em bé sẽ bắt đầu mọc răng và cho đến giai đoạn bé được hai tuổi sẽ mọc đủ răng. Em bé hay khóc đêm, dễ cáu kỉnh và bồn chồn trong tuần trước khi một chiếc răng mới đi qua. Mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu mọc răng như phần gò má, nướu, cằm nếu thấy sưng đỏ hay có dấu hiệu sốt nhẹ để tìm ra nguyên nhân. Theo các chuyên gia, trong trường hợp này nên dùng biện pháp chườm lạnh cục bộ nhằm làm giảm bớt đi sự khó chịu ở trẻ. Khi răng bé mọc dài ra thì giấc ngủ sẽ trở về trạng thái ban đầu.
- Trẻ hay khóc đêm không rõ nguyên nhân
Trẻ hay khóc đêm không rõ nguyên nhân: Kèm với khóc, mẹ có thể thấy em bé có các biểu hiện khác ví dụ như nấc, hắt hơi,... Đôi khi, trẻ sơ sinh khóc không có lý do gì cả. Nếu điều này xảy ra, hãy cố gắng an ủi em bé bằng cách vỗ về, hát ru, nói chuyện với bé một cách nhẹ nhàng, hoặc quấn em bé vào chăn,... Chẳng bao lâu, người mẹ sẽ có thể sẽ biết con mình cần gì qua cách em bé khóc. Đồng thời, hãy đưa em bé đến khám tại các cơ sở y tế để được kê toa bổ sung vì rất có thể em bé đang thiếu một số vi chất làm cho em bé hay khóc đêm, hay giật mình, dẫn tới tình trạng rối loạn giấc ngủ.Trẻ hay khóc đêm có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chính xác của việc khóc dai dẳng là không rõ ràng. Nó rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, đến nỗi nhiều chuyên gia nghĩ rằng nó có thể chỉ đơn giản là một giai đoạn phát triển bình thường. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể đặt em bé nằm trên ngực, vỗ về nhẹ nhàng để giúp em bé bình tĩnh lại, hay dỗ dành bé bằng cách cho bé bú mẹ hoặc nút bình sữa. Bế bé trong tư thế đứng và cho toàn thân người em bé áp vào vai và ngực của mình. Nhẹ nhàng đặt bé xuống nôi đung đưa và có thể kết hợp hát ru để dỗ em bé ngủ trở lại.Trẻ sơ sinh giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch.
Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cha mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.