Trẻ em bị chó cắn phải làm sao?

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vết thương do chó cắn nếu không được xử lý và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm rõ các biện pháp sơ cứu và xử lý khi con trẻ bị tai nạn chó cắn.

1. Sơ cứu ban đầu trẻ bị chó cắn

Nhiều bậc cha mẹ thường thắc mắc khi trẻ em bị chó cắn thì phải làm sao và xử lý như thế nào? Bởi vì tai nạn do chó cắn có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng khi mắc bệnh dại do virus gây ra. Vì vậy, sơ cứu ban đầu và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp xử lý thích hợp là vô cùng quan trọng. Theo đó, các bước sơ cứu ban đầu khi trẻ bị chó cắn như sau:

  • Làm sạch vết thương: Đây là bước quan trọng đầu tiên trong sơ cứu vết thương. Trẻ cần được rửa sạch vết thương bằng nước lạnh nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, dùng bông và nước để rửa vết thương một cách nhẹ nhàng và tránh chà xát mạnh;
  • Loại bỏ các dị vật như da chết, đất, lông... có trên vết thương;
  • Sử dụng thuốc sát trùng: Các loại thuốc sát trùng như cồn, oxy già giúp làm sạch vết chó cắn và sát khuẩn. Dùng một lượng nhỏ thuốc sát trùng bôi lên vết thương, nên thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì chúng sẽ gây xót và đau nhức;
  • Cầm máu: Trường hợp vết thương chảy máu thì trong khoảng thời gian từ 10 – 15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương cho trẻ bạn không nên cầm máu, chỉ thực hiện cầm máu sau 15 phút xảy ra vết thương mà máu vẫn còn chảy. Thực hiện cầm máu bằng cách dùng miếng gạc y tế đặt lên vết thương đến khi máu ngừng chảy thì tiến hành băng vết thương lại. Nếu vết thương sâu và máu chảy bắn thành tia, bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương, băng lại và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem ngay: Trẻ bị chó cắn không trầy xước có nên tiêm ngừa không?


Giải đáp trẻ em bị chó cắn phải làm sao?
Giải đáp trẻ em bị chó cắn phải làm sao?

2. Tiêm huyết thanh và vắc xin phòng dại cho trẻ bị chó cắn

Trẻ bị chó cắn cần được tiêm vắc xin phòng dại trong những trường hợp sau đây:

  • Vết cắn sâu hoặc xảy ra ở những vị trí nguy hiểm như mặt, đầu, cổ, bộ phận sinh dục, các chi... cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được sơ cứu, tiêm huyết thanh và vắc xin phòng dại kịp thời.
  • Vết cắn gây ra bởi chó bị bệnh dại hoặc có biểu hiện dại, con vật không được theo dõi sau khi cắn, tai nạn xảy ra tại địa điểm đang có dịch bệnh chó mèo... thì người bệnh cần được tiêm vắc xin phòng dại trong thời gian sớm nhất có thể.

Tiêm phòng dại cho trẻ em không cần phải thực hiện ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày đối với những trường hợp sau đây:

  • Vết cắn nhẹ và xảy ra xa trung tâm thần kinh trung ương, xa các vùng nguy hiểm khác;
  • Vết cắn do chó gây ra không bị bệnh dại, không có biểu hiện dại hay ở gần các khu vực đang có dịch bệnh chó mèo;
  • Trong thời gian 15 ngày sau khi trẻ bị chó cắn, nếu con vật bị phát dại, mất tích hay chết thì trẻ cần được tiêm vắc xin phòng dại. Ngược lại sau thời gian 15 ngày, nếu con vật vẫn khỏe mạnh bình thường thì người bệnh không cần phải tiêm phòng dại.
  • Trường hợp người bệnh tiêm vắc xin muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn tác dụng và chỉ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh dại. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ đúng lịch trình tiêm và liều lượng được chỉ định bởi bác sĩ.

Xem ngay: Bị chó cắn có nguy hiểm tới tính mạng không?

3. Triệu chứng của bệnh dại khi bị chó cắn

Các triệu chứng của bệnh dại khi trẻ bị chó cắn có thể như sau:

Trước 2 – 4 ngày phát bệnh: Trong khoảng thời gian từ 2 – 4 ngày trước khi phát bệnh, người bệnh thường có các triệu chứng như sau: khó chịu, bồn chồn, đau đầu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau tại vị trí bị cắn, đau lan dọc dây thần kinh của hệ bạch huyết, sốt, cảm.

Thời gian phát bệnh: Người bệnh bị sốt cao (có thể lên tới 40,6 độ), người mệt mỏi, ho và khản tiếng. Thời gian phát bệnh ở người bệnh có thể gặp các thể sau đây:

  • Thể co thắt: Đa số người bệnh có triệu chứng của thể co thắt, bao gồm các biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió. Bởi đây là các tác nhân chính dẫn đến cơn dại (co thắt, co cứng, co giật và run). Các cơn co thắt, co cứng làm người bệnh dễ bị ngạt và khó thở. Bên cạnh đó, người bệnh dễ bị mất ý thức, tăng kích thích thần kinh, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong trong vòng từ 2 – 6 ngày;
  • Thể liệt: Người bệnh mắc thể liệt không bị kích thích quá độ và thường bị co thắt, liệt;
  • Thể cuồng: Người bệnh có biểu hiện tăng kích thích thần kinh và dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh và tử vong nhanh.

Trẻ bị chó cắn cần được tiêm vắc xin phòng dại khi vết cắn sâu
Trẻ bị chó cắn cần được tiêm vắc xin phòng dại khi vết cắn sâu

4. Phòng chống chó cắn và bệnh dại

Các biện pháp phòng chống chó cắn và bệnh dại như sau:

  • Hạn chế nuôi chó khi nhà có trẻ em;
  • Trường hợp nuôi chó cần tuân thủ lịch tiêm phòng chó dại đầy đủ, dùng xích hoặc chuồng để nhốt con vật trong những trường hợp cần thiết;
  • Hạn chế cho con trẻ tiếp xúc với chó mèo, đặc biệt là vào mùa hè;
  • Trường hợp trẻ bị chó cắn cần được xử lý theo các bước trên, tránh tình trạng tức giận và đánh chết con vật;
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị chó cắn, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tiêm vắc xin phòng bệnh dại;

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm và có thể gây biến chứng tử vong nguy hiểm. Khi trẻ bị chó cắn cha mẹ cần bình tĩnh theo dõi con chó và sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và tiêm phòng bệnh dại theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe