Tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy trong phân có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Các bậc phụ huynh nên học cách nhận biết mô tả tính chất phân của trẻ để hỗ trợ cho bác sĩ trong việc chẩn đoán tại sao trẻ đi ngoài ra máu nhầy.
1. Trẻ đi ngoài ra máu nhầy là như thế nào?
1.1 Thế nào là phân có máu?
Tùy theo lượng máu, vị trí chảy máu mà phân có máu có thể :
- Có màu đen, hắc ín: thường gặp trong chảy máu từ đường tiêu hóa trên. Trong nhiều trường hợp, trẻ còn nôn ra chất màu đỏ hoặc đen trông giống như bã cà phê.
- Có phủ hoặc lẫn máu đỏ tươi hoặc có màu hạt dẻ: thường gặp trong chảy máu từ đường tiêu hóa dưới.
- Máu được thải ra riêng với phân
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số trường hợp có thể khiến trẻ giống như đi ngoài ra máu do sử dụng các loại thực phẩm và thuốc chẳng hạn như:
- Phân có màu đỏ như máu tươi: một số loại thuốc kháng sinh, củ cải, gelatin có màu đỏ,...
- Phân có màu đen như máu cũ: thuốc dạ dày có chứa bismuth, sôcôla, quả việt quất, chất sắt, thực phẩm có màu xanh đậm (chẳng hạn như rau bina hoặc cải xoăn),...
1.2 Thế nào là có nhầy trong phân?
Phân có nhầy là phân lẫn một chất nhầy dính màu trắng đục hoặc vàng và có thể nhận biết bằng mắt thường.
Cơ thể bình thường cũng sẽ tiết một ít nhầy trong phân, tuy nhiên khi lượng nhầy này có thể được nhận biết bằng mắt thường chứng tỏ cơ thể trẻ đang gặp một vấn đề bất thường ở đường tiêu hóa.
Sau khi đã nhận dạng được phân có máu, có nhầy, bạn cũng cần ghi nhớ và mô tả lại lượng phân, tính chất phân, tần suất, lượng máu mà trẻ đi ra.
2. Nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu nhầy
2.1 Nhiễm trùng đường ruột
Sự nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng ở đường tiêu hóa có thể khiến trẻ lớn hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu kèm chất nhầy. Các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường bao gồm: E. coli, Salmonella, Shigellosis.
Rotavirus là một bệnh nhiễm vi rút phổ biến. Giardia lamblia là một loại ký sinh trùng thường gặp ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi.
Nếu trẻ mắc một trong những nhiễm trùng này, cũng có thể có các triệu chứng khác bao gồm:
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Nôn mửa
- Buồn nôn
- Sốt
2.2 Táo bón kéo dài
Khi bị táo bón lâu ngày, phân táo cứng cọ xát vào thành đường ruột và gây tổn thương chảy máu ở lớp niêm mạc. Vì vậy, các bậc cha mẹ có thể quan sát thấy trẻ lớn hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu kèm chất nhầy trắng hoặc nhầy đỏ.
2.3 Bệnh Crohn
Bệnh Crohn là tình trạng viêm nhiễm trong đường tiêu hóa thường xuyên mạn tính.
Ở những người bị Crohn, lớp chất nhầy ở đường tiêu hóa dày hơn, vì thế cơ thể thải ra phân với nhiều chất nhờn dư thừa hơn. Hơn nữa, khi các mô ruột bị viêm nhiều cũng có thể gây ra chảy máu và tạo ra tình trạng trẻ đi ngoài ra máu nhầy.
Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác của Crohn bao gồm:
- Tiêu chảy dai dẳng
- Đau quặn bụng
- Táo bón
- Nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp
2.4 Viêm loét đại tràng (UC) khiến trẻ đi ngoài ra máu
UC là một dạng khác của IBD. UC xảy ra do phản ứng hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Bệnh có thể bùng phát, hoạt động hoặc không hoạt động vào những thời điểm khác.
Trong một đợt bùng phát, màng nhầy của đại tràng bị viêm và hình thành các vết loét. Các vết loét này có thể chảy máu và tiết ra mủ và chất nhầy.
Các triệu chứng khác của UC bao gồm: nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp, đau bụng, tiêu chảy dai dẳng
2.5 Viêm niêm mạc trực tràng (Proctitis)
Viêm niêm mạc trực tràng là viêm ở phần cuối của ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây đau trực tràng và cảm giác liên tục cần phải đi tiêu. Triệu chứng viêm niêm mạc trực tràng có thể ngắn ngày hoặc kéo dài và trở thành mãn tính.
Viêm niêm mạc trực tràng thường biểu hiện với các dấu hiệu và triệu chứng như:
- Thường xuyên hoặc liên tục có cảm giác phải đi đại tiện.
- Trẻ đi cầu ra máu nhầy
- Đau trực tràng.
- Đau ở phía bên trái của bụng.
- Cảm giác đầy ở trực tràng.
- Tiêu chảy.
- Đau khi đi tiêu.
2.6 Polyp đại trực tràng
Polyp đại trực tràng là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em. Phần lớn trẻ nhỏ mắc polyp đại trực tràng thường có các biểu hiện đi ngoài ra phân máu tươi và máu nhỏ giọt ở cuối bãi. Một số ít hơn trẻ đi ngoài ra máu nhầy thường gặp với những polyp trực tràng ở sát hậu môn.
2.7 Bệnh lồng ruột cấp tính
Lồng ruột mô tả tình trạng xâm nhập của một phần ruột vào bên trong. Đây là một tình trạng cấp cứu thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi do cấu trúc đường ruột còn chưa ổn định.
Ngoài dấu hiệu trẻ đi ngoài ra máu nhầy, còn có thể các triệu chứng khác như: nôn mửa, đau bụng quằn quại, trẻ quấy khóc dữ dội,... Đây là một tình trạng cấp tính và có khả năng đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần mang trẻ đến các cơ sở y tế cấp cứu để được xử trí càng sớm càng tốt.
2.8 Không dung nạp sữa hoặc protein đậu nành
Không dung nạp sữa hoặc protein đậu nành (còn được gọi là viêm đại tràng "dị ứng", viêm đại tràng do sữa hoặc protein đậu nành) là một tình trạng có thể phát triển ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do nhạy cảm với protein trong sữa bò hoặc đậu nành và thường phát triển sau khi bắt đầu dùng sữa công thức. Tình trạng không dung nạp protein thường tự khỏi khi trẻ được một tuổi.
Ngoài việc trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu trên phân hoặc phân nhuốm máu, cũng có thể thấy các triệu chứng của không dung nạp sữa hoặc protein đậu nành đôi khi bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, khó chịu, tăng cân kém và bệnh chàm.
Bất kỳ máu trong phân của trẻ đều nên được đánh giá bởi bác sĩ nhi khoa để loại trừ tình trạng cơ bản nghiêm trọng. Các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra bên ngoài hậu môn, khám trực tràng hoặc thực hiện một số cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ lớn hoặc trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu.
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải. Vinmec mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108... Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.