Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào?

Trẻ sơ sinh ngay sau khi ra đời đã cần phải được tiêm phòng vắc-xin để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “trẻ cần tiêm những mũi gì” khi vừa mới chào đời đến lúc trẻ 10 tuổi theo quy định của Bộ Y tế.

1. Trẻ cần tiêm những mũi gì theo chương trình tiêm chủng mở rộng?

Đối với những bậc cha mẹ cho con tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng mở rộng sẽ quan tâm về vấn đề “trẻ em cần tiêm những loại vacxin nào”. Để giải đáp thắc mắc cho bố mẹ, dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ ở từng độ tuổi theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế:

  • Trẻ sơ sinh:
  • Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào khi được 2 tháng tuổi đó là:
    • Vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 1;
    • Uống vắc-xin bại liệt lần 1.
  • Trẻ 3 tháng tuổi:
    • Vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 2;
    • Uống vắc-xin bại liệt lần 2.
  • Trẻ 4 tháng tuổi:
    • Vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván - viêm gan B - Hib mũi 3;
    • Uống vắc-xin bại liệt lần 3.
  • Trẻ 9 tháng tuổi:
  • Trẻ 18 tháng tuổi:
    • Vắc-xin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4;
    • Vắc-xin sởi - rubella (MR).
  • Từ 12 tháng tuổi:
    • Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 1;
    • Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 2 (hai tuần sau mũi 1);
    • Vắc-xin Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2).
  • Từ 2 đến 5 tuổi: Vắc-xin tả uống (vùng nguy cơ cao) (lần 2 uống sau lần một 2 tuần).
  • Từ 3 đến 10 tuổi: Vắc-xin Thương hàn (vùng nguy cơ cao).

Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào khi được 2 tháng tuổi
Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào khi được 2 tháng tuổi

2. Các loại vắc-xin dịch vụ ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Tương tự như chương trình tiêm chủng mở rộng, “trẻ cần tiêm phòng những mũi nào theo chương trình tiêm chủng dịch vụ cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi quyết định cho con tiêm phòng theo loại hình này. Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, nhu cầu tiêm chủng để bảo vệ sức khỏe cho các bé có xu hướng gia tăng. Bên cạnh các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì cha mẹ có thể tham khảo cho trẻ tiêm thêm các loại vắc-xin dưới đây:


Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào theo chương trình tiêm chủng dịch vụ?
Trẻ cần tiêm phòng những mũi nào theo chương trình tiêm chủng dịch vụ?

3. Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin

Bố mẹ cũng cần lưu ý những điều sau khi đưa trẻ đi chích ngừa:

  • Khám sàng lọc trước tiêm là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả trẻ em. Bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ biết tình trạng sức khỏe trước đây của trẻ (từng mắc bệnh gì không, có bị dị ứng không, có đang điều trị bằng kháng sinh hay thuốc nào khác không...) để bác sĩ cân nhắc chỉ định phác đồ phù hợp;
  • Bố mẹ cần giữ sổ tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con mình;
  • Trẻ sau tiêm cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau tiêm;
  • Nếu thấy các phản ứng sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc... kéo dài trên 1 ngày, bố mẹ nên đưa bé quay lại trung tâm tiêm chủng để được thăm khám;
  • Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái... cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất;
  • Khi trẻ sốt cao sau tiêm, đây là dấu hiệu thường gặp, do đó bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ;
  • Tuyệt đối không bôi, đắp lá thuốc hay cứ thứ gì lên vị trí tiêm;
  • Sau tiêm chủng, bố mẹ cho trẻ tắm rửa, ăn uống như bình thường và lưu ý luôn theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ.

Tóm lại, tiêm chủng là phương pháp giúp trẻ phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus. Ngoài việc quan tâm “trẻ cần tiêm những mũi gì” thì phụ huynh cũng cần theo dõi lịch tiêm chủng theo từng độ tuổi để đưa trẻ đi tiêm đúng thời gian, giúp vắc-xin đạt hiệu quả bảo vệ tốt.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0-10 tuổi theo quy định của Bộ Y tế

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe