Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh Bảo Toàn - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức phận trong cơ thể, trong đó có quá trình tăng trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt và có tới 251 triệu trẻ em bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng.
1. Vitamin A là gì?
Vitamin A (retinol, retinoic acid) là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với thị lực, tăng trưởng, phân chia tế bào, sinh sản và miễn dịch. Vitamin A cũng có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là những chất có thể bảo vệ các tế bào của bạn chống lại tác động của các gốc tự do - các phân tử được tạo ra khi cơ thể bạn phá vỡ thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và phóng xạ. Các gốc tự do đóng một vai trò trong bệnh tim, ung thư và nhiều bệnh khác.
2. Vai trò của vitamin A với trẻ?
Vitamin A rất cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa của cơ thể, bao gồm:
- Vitamin A có vai trò trong quá trình tăng trưởng, giúp cho trẻ phát triển bình thường.
- Vitamin A tham gia vào chức năng nhìn của mắt trong điều kiện ánh sáng yếu. Biểu hiện của nó được gọi là “Quáng gà”, đây là dấu hiệu sớm của thiếu vitamin A.
- Vitamin A tham gia vào chức năng thị giác của mắt, đó là khả năng nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu. Khi thiếu Vitamin A khả năng nhìn thấy của mắt lúc ánh sáng yếu sẽ bị giảm, hiện tượng này thường xuất hiện vào lúc trời nhá nhem tối nên được gọi là “Quáng gà”. Quáng gà là biểu hiện sớm về lâm sàng của thiếu vitamin A.
- Vitamin A cần thiết cho sự bảo vệ toàn vẹn của biểu mô giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non, tinh hoàn... Khi thiếu vitamin A, sản xuất các niêm mạc giảm, da bị khô và xuất hiện sừng hóa, biểu hiện này thường thấy ở mắt, lúc đầu là khô kết mạc rồi tổn thương đến giác mạc. Các tế bào biểu mô bị tổn thương cùng với sự giảm sút sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Vitamin A tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch cơ thể, làm tăng khả năng đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Nếu thiếu vitamin A, trẻ em dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn và khi bị mắc bệnh, thời gian bệnh kéo dài hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Một trong những hậu quả chính của thiếu vitamin A là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng. Nhiễm trùng làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể và do đó tình trạng thiếu chất càng trầm trọng hơn. Do đó, trẻ em có thể dẫn vào vào một vòng luẩn quẩn thiếu hụt và nhiễm trùng, đó là lý do tại sao thiếu vitamin A là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở trẻ em.
3. Lượng Vitamin A cần thiết cho trẻ bao nhiêu mỗi ngày?
Do trẻ đang trong quá phát triển, nên trẻ cần một lượng vitamin A tương đối cao; khoảng một nửa so với người lớn. Một lý do khác mà lượng hấp thụ tương đối cao do trẻ dễ bị nhiễm trùng nên làm tăng tốc độ trao đổi chất và do đó làm tăng nhu cầu sử dụng vitamin A.
Sữa mẹ chứa đủ vitamin A cho trẻ đến sáu tháng tuổi, nhưng sau đó các thực phẩm bổ sung nên có một lượng nhỏ thực phẩm giàu vitamin A.
Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn uống cân bằng giàu vitamin A nên ăn ít nhất 2 -3 loại trái cây giàu vitamin A và rau xanh mỗi ngày, cộng với một chút chất béo để hỗ trợ hấp thụ vitamin A.
Trẻ nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ hoặc người chăm sóc và vì vậy điều quan trọng là các bà mẹ và người chăm sóc phải các thực phẩm nào giàu vitamin A để cung cấp đầy đủ cho trẻ thông qua chế độ ăn.
Hiện nay, khuyến cáo bổ sung dự phòng vitamin A liều cao cho trẻ nhỏ tại Việt Nam như sau:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng.
- Trẻ từ 12 - 36 tháng: 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng.
- Trẻ từ 36-60 tháng: Khuyến cáo liều lượng tùy theo vùng miền.
Một số bà mẹ có thể nghĩ đến việc kiểm tra nồng độ vitamin A trong cơ thể trẻ trước khi cần cho uống vitamin A. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng, mặc dù chúng ta có thể thử máu đo hàm lượng vitamin A trong máu, nhưng giá trị này lại không phản ánh được đúng chính xác tình trạng dự trữ vitamin A ở gan trong cơ thể. Khi có dấu hiệu bất thường về hàm lượng vitamin A trong máu, thì cơ thể đã bị thiếu hụt vitamin A trầm trọng và có thể đã có hậu quả xảy ra rồi. Vì vậy, việc kiểm tra máu ở trẻ em trước khi bổ sung vitamin A không được khuyến cáo.
4. Loại thực phẩm nào giàu vitamin A tốt cho trẻ?
Có hai nguồn vitamin A chính: nguồn động vật và nguồn thực vật:
- Trong các nguồn động vật, vitamin A được tìm thấy dưới dạng retinol được tìm thấy ở gan, bao gồm cả gan cá, đây là nguồn vitamin A rất tốt. Các nguồn động vật như lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa như sữa (bao gồm sữa mẹ), phô mai và bơ. Thịt bắp của động vật không phải là một nguồn vitamin A tốt cho sức khỏe.
- Nguồn vitamin A thực vật ở dưới dạng carotenoids phải được chuyển đổi trong quá trình tiêu hóa thành retinol trước khi cơ thể có thể sử dụng nó. Carotenoids là các sắc tố làm cho cây có màu xanh và một số loại trái cây và rau có màu đỏ hoặc cam. Nguồn vitamin A thực vật bao gồm: xoài, đu đủ, các loại bí, cà rốt, khoai lang và ngô (nhưng không phải ngô trắng), dầu cọ đỏ (Lưu ý: nếu loại dầu này được đun sôi để loại bỏ màu của chúng, vitamin A sẽ bị phá hủy). Một số loại trái cây và rau quả dễ tiêu hóa hơn những loại khác và một số loại loại rau lá xanh đậm như rau bina hoặc rau dền khó tiêu hóa hơn, do đó các loại rau này cần được nấu sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa hơn.
Điều quan trọng là tất cả các nguồn vitamin A không bị nấu quá chín, vì điều này có thể làm giảm hàm lượng vitamin A. Tia cực tím cũng có thể làm giảm hàm lượng vitamin A trong thực phẩm, do đó, việc sấy khô các loại trái cây như xoài không nên được thực hiện dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Chế độ phụ thuộc nhiều vào carbohydrate, chẳng hạn như gạo, fufu (là thực phẩm thiết yếu ở Tây Phi), ugali (món bột ngô trộn bột nhão dày), sắn, kê và lúa miến (sorghum) đều rất ít vitamin A, trừ khi các thực phẩm này được làm giàu vitamin A.
Tình trạng thiếu vitamin A có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.
Ngoài bổ sung vitamin A, cha mẹ có thể bổ sung thêm cho trẻ thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thiếu vitamin A có thể gây bệnh gì? của Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Viết Lệ Diễm - Bác sĩ Nội tổng quát -Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Bài viết tham khảo nguồn: Ncbi.nih.gov; Mayoclinic.org
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong