Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng và Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Đau bụng là một bệnh cảnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà trẻ được đem đến các cơ sở y tế (bệnh viện, trạm xá hay phòng mạch của Bác sĩ). Đôi khi, đó là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán chính xác và chữa trị sớm thì có khả năng đe dọa đến tính mạng. Trẻ bị sốt, đau bụng, buồn nôn cũng có thể là một trong những triệu chứng của viêm ruột thừa.
1. Biểu hiện đau bụng khi trẻ bị sốt
Thực tế, trẻ em nhỏ rất hay gặp các cơn đau bụng vặt, sốt vặt. Dấu hiệu trẻ bị đau bụng khi sốt có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là đau bụng cấp tính nhưng cũng có thể là đau bụng trường kỳ kéo dài.
Đau bụng cấp tính ở trẻ em kèm theo cơn sốt khiến cho trẻ có biểu hiện quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã nhiều mồ hôi, mất bình tĩnh. Do đó, người nhà trong quá trình bác sĩ thăm khám cho bé cần bình tĩnh để cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin bệnh để bác sĩ có thể thăm khám cho bé một cách thuận lợi nhất. Với các trẻ bị sốt, đau bụng và nôn thì một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là viêm ruột thừa.
Với trẻ em trên 2 tuổi, bệnh viêm ruột thừa sẽ có những dấu hiệu tương tự như ở người lớn, chẳng hạn như: Đau ở hố chậu phải, lúc đầu chỉ đau nhẹ, sau đó mức độ đau tăng lên, đau liên tục, thường kèm theo buồn nôn, nôn, sốt nhẹ (khoảng 37 - 38 độ C). Khi thăm khám, trẻ hay kêu đau và gạt tay bác sĩ không cho chạm vào vùng hố chậu phải hoặc vùng bụng.
Với trẻ dưới 2 tuổi, việc chẩn đoán viêm ruột thừa thường khó hơn nên phát hiện bệnh cũng sẽ chậm hơn, vì các triệu chứng lúc này không điển hình như trẻ lớn hoặc người trưởng thành. Do đó, bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc (viêm màng bụng), dẫn đến hậu quả rất nặng nề. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ viêm ruột thừa dưới 2 tuổi là: Trẻ bị sốt, kêu đau bụng, nôn ói, hay quấy khóc, vẻ mặt lờ đờ, xanh xao. Ngoài ra, trẻ có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khi bác sĩ khám bụng thì trẻ khóc thét. Tình trạng đau bụng do viêm ruột thừa ở trẻ ban đầu có thể là cơn đau ở vùng thượng vị, quanh rốn, sau đó mới lan ra và khu trú ở hố chậu phải.
2. Trẻ viêm ruột thừa dễ bị chẩn đoán nhầm
Phụ huynh thường nghĩ là do rối loạn tiêu hóa khi trẻ em bị sốt và đau bụng nên tự dùng thuốc tại nhà, có khi cha mẹ còn cho là đau bụng do kinh nguyệt tới tuổi dậy thì mà không nghĩ rằng là do bệnh lý viêm ở ruột thừa. Trên thực tế, trường hợp trẻ viêm ruột thừa bị chẩn đoán nhầm như vậy là không hiếm.
Ruột thừa là một bộ phận nhỏ cỡ ngón tay cái, nằm ở vị trí phía dưới bên phải của bụng, có một đầu bịt kín, đầu còn lại thông với manh tràng (là đoạn đầu tiên của ruột già). Nếu vì nguyên nhân nào đó khiến cho lòng ruột thừa bị tắc nghẽn (có thể là do sỏi phân, quá sản tổ chức lympho ở thành ruột thừa, xuất hiện dị vật) sẽ dẫn đến tình trạng ruột thừa bị viêm, sưng lên và nhiễm trùng. Viêm ruột thừa nếu không điều trị, ruột thừa có khả năng bị hoại tử, vỡ ra, gây ra biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, trẻ bị viêm ruột thừa thường rất khó chẩn đoán vì trẻ em hầu như chưa có khả năng diễn đạt rõ ràng tình trạng đau của mình cũng như không dễ phân biệt với các bệnh lý khác cũng có triệu chứng là sốt và đau bụng. Điểm đau bụng rất khó xác định vì trẻ em nhỏ đa phần gặp bác sĩ là sợ, quấy khóc, gây nhiều khó khăn trong quá trình xác định vị trí đau, thậm chí, khám bụng chỗ nào cũng kêu đau. Mặt khác, các biện pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm thì không phải lúc nào cũng phát hiện ra tổn thương do viêm ruột thừa. Do đó, việc chẩn đoán bệnh viêm ruột thừa phải dựa phần lớn vào các triệu chứng của bệnh do chính người nhà phát hiện và kết quả từ nhiều lần thăm khám bệnh của bác sĩ.
Viêm ruột thừa ở trẻ thường tiến triển rất nhanh, có khi chỉ trong 6 - 8 tiếng là sẽ bị hoại tử. Vì vậy, việc phát hiện và chẩn đoán sớm bệnh viêm ruột thừa để tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa bị viêm là điều rất cần thiết nhằm tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
3. Biến chứng do viêm ruột thừa
Trẻ bị sốt và nôn, kêu đau bụng là dấu hiệu hay gặp của viêm ruột thừa mà phụ huynh có thể nhận biết được. Tuy nhiên, nếu chủ quan không đưa bé đi khám, đặc biệt là với trường hợp cấp tính thì có khả năng dẫn đến các biến chứng như:
- Vỡ ruột thừa: Nguy cơ gây ra áp xe quanh ruột thừa hoặc nặng hơn là viêm phúc mạc lan tỏa.
- Tắc ruột: Biến chứng này thường ít gặp hơn, xuất hiện khi hiện tượng viêm xung quanh ruột thừa khiến cho hệ cơ tại thành ruột ngưng hoạt động, ngăn cản không cho các cơ quan bên trong lòng ruột được đẩy đi.
- Nhiễm khuẩn huyết: Là hiện tượng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tại ruột thừa di chuyển vào dòng máu và đi khắp cơ thể. Đây được xem là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng.
4. Trẻ bị sốt và nôn nên làm gì?
Bố mẹ, ông bà, thầy cô giáo xung quanh khi thấy trẻ bị sốt và nôn, kêu đau bụng hoặc có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: Đầy bụng, chướng bụng, chán ăn bất thường hoặc không chịu ăn, hay khóc thét hoặc đi ngoài ra máu, tiêu tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đau,... Khi đó, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế nơi gần nhất. Phụ huynh không nên chần chừ, không nên có tâm lý chủ quan hoặc xem nhẹ, xem thường rồi cho là trẻ giả vờ vì những dấu hiệu này có khả năng là báo hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Khi chưa được thăm khám chẩn đoán và chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị thì chưa nên dùng bất cứ một loại thuốc nào, dù là thuốc Tây hay thuốc Nam. Bởi vì nếu trẻ đã được cho dùng thuốc trước khi đi khám thì vô tình lại khiến các triệu chứng đau bụng của trẻ bị lu mờ đi, đặc biệt là với các trường hợp đau bụng cần cấp cứu ngoại khoa khẩn cấp như: Tắc, lồng ruột, viêm ruột thừa cấp tính,...
Để phòng tránh các triệu chứng như trên, cha mẹ nên bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1,... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong