Trẻ bị nôn sốt đi ngoài: Cảnh giác bệnh tiêu chảy

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Ngoài các bệnh lý về đường hô hấp, trẻ em cũng dễ mắc phải các bệnh lý về đường tiêu hóa. Nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, việc sử dụng các thuốc kháng sinh kéo dài, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, hoặc do thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,... Một trong số các bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em đó là bệnh tiêu chảy. Khi trẻ bị nôn, sốt, đi ngoài phụ huynh cần cảnh giác bệnh tiêu chảy.

1. Như thế nào được gọi là tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trên 2 lần trong 24 giờ.

Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài nhiều lần hơn bình thường và thay đổi tính chất phân, phân lỏng như nước hay nhầy máu, kéo dài dưới 14 ngày.

Trẻ bú mẹ thông thường có thể đi ngoài 5 - 7 lần/ ngày, nhưng phân sệt, lợn cợn màu xanh, có mùi chua và thường đi ngoài ngay sau khi bú, và trẻ không sốt, bú nhiều, chơi đùa vui vẻ thì không phải là bệnh tật gì cả.

Các bậc phụ huynh cần phải hiểu rõ định nghĩa của bệnh tiêu chảy, nếu trẻ đi ngoài nhiều hơn 2 lần trong 24 giờ, nhưng tính chất phân bình thường thì không được gọi là tiêu chảy. Để được coi là tiêu chảy, thì phải trên 2 lần trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước trong 24 giờ.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em là do:

  • Thường do virus.
  • Một số ít trường hợp là do vi khuẩn và ký sinh trùng.
  • Hoặc do dùng kháng sinh bừa bãi, kéo dài.
  • Hoặc do rối loạn tiêu hóa hấp thu ở ruột khi đổi loại sữa.

Virus rota gây tiêu chảy ở trẻ
Virus rota gây tiêu chảy ở trẻ

3. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Khi trẻ bị tiêu chảy, có thể xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn.
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có thể kèm theo nhầy mủ, máu hoặc thức ăn không tiêu.
  • Trẻ buồn nôn, nôn ói ra thức ăn.
  • Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao, đôi khi sốt cao gây co giật.
  • Trẻ đau bụng, quấy khóc.
  • Trẻ mót rặn.
  • Các biểu hiện của tình trạng mất nước như: vật vã, bứt rứt hay nặng hơn là li bì khó đánh thức, thóp lõm (với trẻ nhũ nhi), mắt trũng, môi khô, tiểu ít, khát nước đòi uống liên tục, dấu véo da mất chậm. Tình trạng mất nước nặng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh tiêu chảy tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Chính vì vậy khi phụ huynh thấy trẻ bị nôn ói, sốt và đi ngoài bất thường thì cần phải cảnh giác với bệnh tiêu chảy.


Trẻ xuất hiện triệu chứng đau bụng
Trẻ xuất hiện triệu chứng đau bụng

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần phải chú ý quan sát các triệu chứng của trẻ, bởi các triệu chứng trên cũng có thể do những nguyên nhân khác gây ra, có những nguyên nhân không nguy hiểm, song cũng có nguyên nhân nguy hiểm. Chẳng hạn như triệu chứng nôn ói ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như:

  • Các bé mới sinh thường hay ói.
  • Trẻ đang khỏe mạnh bỗng dưng nôn ói, kèm sốt, tiêu chảy: cũng có thể do bệnh lý tai-mũi-họng, hoặc do các chất tiêu hóa di chuyển ngược chiều.
  • Trẻ bỗng nhiên bị nôn ói, không sốt nhưng không muốn uống, bị đau bụng không đi tiêu được thì có thể là trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc một tình trạng nguy hiểm hơn là lồng ruột, tắc ruột. Trường hợp này cũng cần đưa tới bác sĩ khám ngay.
  • Trẻ bị nôn ói nhiều lần, bị đi bị lại, ngừng tăng cân: có thể do viêm tai hoặc viêm niệu đạo.
  • Các trẻ nhỏ thường nôn ói do vấn đề tâm lý, muốn làm nũng mẹ.
  • Các trẻ lớn hơn nếu bị nôn ói kèm theo đau bụng và sốt có thể do các bệnh như đau ruột thừa (cần phải vào viện ngày), viêm gan,...

Ở trẻ sơ sinh thường hay biểu hiện ói
Ở trẻ sơ sinh thường hay biểu hiện ói

4. Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Đối với trẻ không có các dấu hiệu mất nước như trên, trẻ vẫn chơi, vẫn bú, ăn khá, thì có thể chăm sóc tại nhà, không cần sử dụng kháng sinh, thuốc cầm đi ngoài.

  • Cho trẻ uống nhiều nước: đối với những trẻ còn đang bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động, cũng như tăng cường đề chống đỡ lại bệnh tật.
  • Bù điện giải cho trẻ bằng - oresol: lưu ý cần pha đúng tỷ lệ nước theo hướng dẫn trên bao bì, bởi nếu pha ít nước sẽ khiến cho tình trạng mất nước của trẻ nặng thêm. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, uống thêm 50 - 100ml sau mỗi lần đi ngoài. Với trẻ trên 2 tuổi, uống 100 - 200ml sau mỗi lần đi ngoài. Có thể cho trẻ uống từng muỗng hoặc từng ngụm nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại nước khác như:
  • Nước muối đường: 01 muỗng muối + 08 muỗng đường + 01 lít nước đun sôi.
  • Nước cháo muối: 01 muỗng muối + 01 nắm gạo + 01 lít nước đun sôi.
  • Nước dừa muối: 01 muỗng muối + 01 lít nước dừa.
  • Cần tiếp tục cho trẻ ăn: các bà mẹ thường có tâm lý không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn, dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm cho tình trạng tiêu chảy nặng thêm. Cần cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cữ gì, có thể chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
  • Việc sử dụng các thuốc như hạ sốt, kháng sinh hay men tiêu hóa cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau đầy, cần đưa trẻ đi khám ngay:

  • Trẻ có biểu hiện rất khát, môi khô, khóc không có nước mắt.
  • Trong phân có máu.
  • Trẻ đi ngoài trên 8 lần trong vòng 6 giờ.
  • Trẻ nôn ói nhiều, đau bụng.
  • Trẻ có biểu hiện yếu đi, li bì.
  • Trẻ sốt cao liên tục trên 38.5 độ C.
  • Khi trẻ bị tiêu chảy quá 3 ngày, đã chăm sóc như trên mà các triệu chứng không thuyên giảm.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời

6. Phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ em

Các bậc phụ huynh cần thực hiện các điều sau để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em:

  • Cần rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh.
  • Phụ huynh cần rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn uống.
  • Các chất thải của trẻ và giấy lau phải được xử lý ngay. Giặt sạch khăn trải giường và tã lót bị dính phân.
  • Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ và không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.

Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe