Trẻ bị đái dắt - Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS Nguyễn Thanh Hưng, Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bệnh đái dắt ở trẻ em hay còn gọi là bệnh đái són thường gặp ở trẻ từ 5 - 9 tuổi. Thông thường, đái dắt có thể tự khỏi sau vài ngày nhưng cũng có thể là biểu hiện của một bệnh lý như: Viêm đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu,...

1. Nguyên nhân trẻ bị đái dắt

Bệnh đái dắt ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ khi trẻ liên tục đòi đi vệ sinh, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây hại đến tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị đái dắt, phụ huynh cần có phương hướng điều trị bệnh sớm. Trẻ bị đái dắt có thể đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc nguyên nhân bệnh lý.

1.1. Trẻ bị đái dắt do sinh lý

Một số nguyên nhân gây bệnh đái dắt ở trẻ do các hiện tượng sinh lý bình thường có thể kể đến như:

  • Uống nhiều nước, sữa hay ăn nhiều cháo dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần.
  • Một số trẻ có thói quen uống nước và sữa vào buổi tối. Vì vậy, thường dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong đêm.
  • Cha mẹ không cần quá lo lắng với những nguyên nhân về sinh lý bởi vì đây là những hiện tượng bình thường không cần điều trị. Sau một vài ngày, trẻ sẽ tự khỏi.

1.2. Trẻ bị đái dắt do bệnh lý

Khi hiện tượng đái dắt ở trẻ kéo dài kèm theo một số hiện tượng như mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, đi tiểu không hết bãi, phải rặn khi tiểu, lỗ niệu đạo sưng đỏ, có mủ,... thì rất có thể trẻ bị đái dắt bệnh lý. Điển hình là các bệnh như viêm bao quy đầu, viêm bàng quang hay hẹp bao quy đầu.

Thông thường, các bệnh lý tiểu dắt ở các bé gái là do bị viêm đường tiết niệu. Đối với các bé trai, nguyên nhân bệnh lý phổ biến gây đái dắt là do hẹp bao quy đầu hoặc bao quy đầu dài.

Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi; vì vậy, đối với những trẻ chưa biết nói, chưa biết kêu đau, không biết tả bệnh, cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu cũng như những biểu hiện của trẻ để kịp thời đưa con đi khám và điều trị.

Trắc nghiệm: Nhận biết sớm dấu hiệu chậm phát triển thể chất và trí tuệ ở trẻ

Nếu 6 tuổi không biết đếm số, 7 tuổi vẫn chưa phân biệt được giữa thực tế và tưởng tượng thì có thể bé chậm phát triển thể chất và trí tuệ hơn so với bạn bè cùng lứa. Bạn đã nhận biết được các dấu hiệu bất thường sớm này chưa? Cùng làm nhanh bài trắc nghiệm sau để trang bị thêm kiến thức cho mình nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Phải làm gì khi trẻ bị đái dắt

Khi trẻ có biểu hiện của đái dắt, cha mẹ nên chú ý hạn chế mặc bỉm cả ngày cho trẻ. Sau khi trẻ đi tiểu, cần vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vệ sinh cho trẻ gái. Trong chế độ ăn, cần cho trẻ ăn tăng cường rau, hoa quả,...

Đối với những trẻ bị đái dắt bình thường thì việc sử dụng những thực phẩm thanh nhiệt sẽ có thể giúp hiện tượng đái dắt ở trẻ chấm dứt. Tuy nhiên, đối với trẻ bị đái dắt bệnh lý thì cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám và điều trị tại các có sở y tế, bệnh viện uy tín.


Nếu trẻ bị đái dắt kéo dài, có hiện tượng ốm, sốt, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.
Nếu trẻ bị đái dắt kéo dài, có hiện tượng ốm, sốt, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay.

Cần đưa trẻ đi khám, khi trẻ có những biểu hiện sau:

  • Trẻ bị đái dắt kéo dài.
  • Trẻ có hiện tượng ốm, sốt cao, mệt mỏi.
  • Khóc khi đi tiểu.

Nếu trẻ có các dấu hiệu của bệnh đái dắt, cha mẹ hãy cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế để điều trị bệnh dứt điểm để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe