Trẻ bị bọ ve cắn: Cách xử lý

Bọ ve là loại côn trùng sống ký sinh ở da thú, lông của nhiều loài chim và động vật. Chúng có thể phát triển một cách mạnh mẽ và làm tổ trong nhà. Khi tiếp xúc với da người, bọ ve cắn sẽ gây ra những phản ứng dị ứng trên da.Vậy khi trẻ bị bọ ve cắn cần phải xử lý như thế nào?

1. Trẻ bị ve chó cắn phải làm sao?

  • Nếu bạn phát hiện bọ ve vừa bám trên người trẻ thì không cần quá hoảng sợ. Bọ ve chỉ có thể truyền vi trùng sau khi bám vào da và hút máu. Thậm chí, chúng phải gắn trên cơ thể vật chủ ít nhất 36 giờ mới đáng lo ngại.
  • Nếu bọ ve cắn trẻ, hãy dùng nhíp gắp ra nhẹ nhàng để loại bỏ chúng sớm. Lưu ý, kẹp chắc ở càng gần miệng con vật càng tốt, sau đó kéo từ từ ra khỏi da bé.

Cố gắng không bóp cơ thể con vật để tránh máu trong người nó dính vào máu của bé. Không xoắn hoặc giật nhíp khi gắp, vì nếu bạn làm đứt cơ thể của chúng, sẽ để lại một phần bọ ve trên da bé. Khi bạn đã loại bỏ bọ ve, hãy rửa vùng da bị cắn và tay của bạn bằng xà phòng và nước, sau đó thoa kem dưỡng da sát trùng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng - như mẩn đỏ, rỉ dịch, sờ vào thấy ấm..., hãy đưa trẻ đến bác sĩ.

Không áp dụng những lời khuyên truyền miệng, như thoa dầu hỏa, sơn móng tay hoặc que diêm nóng... vào vết cắn. Những biện pháp khắc phục tại nhà như vậy có thể gây kích ứng, khiến bọ ve bơm thêm chất dịch vào máu của con bạn, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) không khuyến nghị bạn giữ lại con vật để kiểm tra. Ngay cả khi con bọ ve cắn trẻ được xét nghiệm dương tính với bệnh dịch, cũng không nhất thiết là con bạn đã bị nhiễm bệnh. Tất nhiên, kết quả âm tính có thể khiến bạn yên tâm hơn. Nếu trẻ thực sự bị nhiễm trùng, có thể các triệu chứng sẽ xuất hiện trước khi có kết quả xét nghiệm con vật. Thế nhưng, bạn có thể kiểm tra hình dạng bên ngoài của con ve để xác định xem chủng loại này có mang bệnh Lyme hay không?.

Đảm bảo kiểm tra toàn bộ cơ thể con bạn để tìm những con bọ ve khác còn sót lại. Hãy quan sát kỹ những nơi bọ ve thường thích bám vào như:

  • Da đầu của bé
  • Bên trong và xung quanh tai
  • Nách
  • Sau đầu gối (nhượng chân)
  • Giữa hai chân
  • Rốn
  • Xung quanh thắt lưng
  • Giữa các ngón tay và ngón chân.

Một số vị trí bọ ve thường cắn trẻ nhỏ
Một số vị trí bọ ve thường cắn trẻ nhỏ

2. Trường hợp cần dùng kháng sinh trẻ bị bọ ve cắn

Nhiều bậc cha mẹ lo lắng về bệnh Lyme đến mức muốn trẻ uống thuốc kháng sinh sớm để đề phòng. Nhưng thực tế thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất nhỏ, và việc lạm dụng kháng sinh gây ra những rủi ro riêng. Để hạn chế tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng tăng, hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị phương pháp chờ đợi và theo dõi.

Bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh - thường là một liều doxycycline duy nhất, trong vòng 72 giờ sau khi trẻ bị bọ ve cắn để giảm nguy cơ mắc bệnh Lyme nếu:

  • Bạn sống trong khu vực lưu hành phổ biến bệnh Lyme.
  • Trẻ bị bọ ve cắn ít nhất 36 giờ.
  • Loại bọ ve cắn trẻ được xác nhận là có thể mang bệnh Lyme.

Lưu ý: Doxycycline có thể gây ố răng vĩnh viễn ở trẻ em dưới 8 tuổi, nhưng nếu dùng một liều duy nhất hoặc một liệu trình ngắn thì không có khả năng gây ra vấn đề.

3. Phòng ngừa bọ ve cắn trẻ

Hạn chế để bé chơi ở những khu vực có nhiều cây cối rậm rạp, cỏ và lá mục. Khi đi tham quan hoặc cắm trại, hãy đi trên những con đường mòn thay vì bằng qua khu vực có nhiều cây cối rậm rạp.

Nếu bạn chuẩn bị đến một khu vực có nhiều bọ ve, hãy cho trẻ mặc quần dài và áo sơ mi dài tay, nhét đuôi quần vào tất. Quần áo làm bằng chất liệu trơn (như vải dù áo gió) khiến bọ ve khó bám vào hơn vải dệt. Quần áo sáng màu cũng sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện ra bọ ve.

Để xua đuổi bọ ve và muỗi, hãy sử dụng thuốc chống côn trùng được CDC khuyến nghị. Lưu ý:

  • Thuốc chống ve có chứa permethrin được dùng để xịt lên quần áo và giày trước khi mặc cho bé, nhưng không xịt lên da.
  • Không dùng hóa chất xua đuổi côn trùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tháng. Các sản phẩm có chứa dầu bạch đàn chanh hoặc para-menthane-3,8-diol không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
  • Cũng không dùng sản phẩm này trên vết thương hở và vùng xung quanh mắt và miệng. Không bôi thuốc vào tay của trẻ để tránh đưa lên miệng.
  • Không xịt thuốc chống côn trùng trực tiếp lên mặt của con bạn. Thay vào đó, hãy cho thuốc lên tay của bạn trước rồi thoa lên người trẻ. Sau đó rửa tay sạch sẽ.

Vết cắn của bọ ve không gây ngứa ngáy hoặc đau nhức ngay lập tức, vì vậy con bạn có thể không biết đã bị bọ ve cắn trẻ. Vì vậy, thỉnh thoảng hãy kiểm tra da của bé cẩn thận.

Khi trẻ trở lại trong nhà, hãy rửa sạch thuốc chống côn trùng trên da dưới vòi hoa sen. Cách này cũng giúp bạn cũng kiểm tra người bé dễ dàng hơn và làm trôi bọ ve bám trên người trẻ.


Trẻ cần được rửa sạch thuốc chống côn trùng trên da dưới vòi hoa sen
Trẻ cần được rửa sạch thuốc chống côn trùng trên da dưới vòi hoa sen

Đừng quên kiểm tra, giũ và hong khô quần áo và balo để loại bỏ bọ ve sót lại. Sử dụng nước nóng để giặt quần áo cũng có thể giết bọ ve.

Nếu bạn nuôi thú cưng, hãy kiểm tra bọ ve - đặc biệt là xung quanh đầu và cổ, sau khi chúng ở ngoài sân hoặc trong rừng. Vật nuôi có thể truyền ve cho những người còn lại trong gia đình. Trong những tháng mùa xuân và mùa hè, bạn có thể hỏi bác sĩ thú y về sản phẩm chống ve cho chú chó cưng của mình.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe