Tiêm não mô cầu là một trong những điều cần thiết của chương trình tiêm chủng. Đến nay, việc tiêm phòng vẫn luôn là phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu tối ưu nhất, được lựa chọn và ưu tiên sử dụng hàng đầu trong công tác phòng chống bệnh và chăm sóc sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là trẻ nhỏ muốn tiêm phòng viêm não mô cầu mấy tháng tiêm được? Và hiện tại có rất nhiều loại vắc-xin khác nhau, có nên tiêm mũi viêm não mô cầu BC hay không?
1. Vắc-xin viêm não mô cầu mấy tháng tiêm được?
Bệnh não mô cầu là một trong những bệnh lý nhiễm trùng cấp tính, có nguy cơ để lại nhiều biến chứng và di chứng nặng nề, nặng có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi mà chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và lớp tuổi thanh thiếu niên trong khoảng từ 15 đến 24 tuổi.
Một điều đáng lo ngại là bệnh thường diễn biến nhanh và có khả năng lây lan thành bệnh dịch. Do đó, việc tiêm chủng phòng bệnh là điều hoàn toàn cần thiết. Tiêm não mô cầu vừa giúp bản thân phòng bệnh đồng thời ngăn chặn nguy cơ lây lan cộng đồng. Điều này cần được thực hiện sớm.
Cũng giống như các loại vắc-xin phòng bệnh khác, vắc-xin phòng bệnh não mô cầu có chứa các kháng nguyên đặc hiệu của vi khuẩn não mô cầu, khi được đưa vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn.
Hiện nay có 2 loại vắc-xin phòng bệnh não mô cầu được sử dụng phổ biến tại Việt Nam đó là vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC và BC:
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC:
- Tác dụng phòng bệnh não mô cầu do týp A và C gây nên.
- Tiêm 1 liều duy nhất cho trẻ từ 2 tuổi trở nên. Đối với những trẻ đã có tiếp xúc với người bị bệnh não mô cầu, có thể tiêm vắc-xin với trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Lịch tiêm nhắc lại sau 3 - 5 năm.
Vắc-xin phòng viêm não mô cầu BC:
- Tác dụng phòng bệnh não mô cầu do typ B và C gây nên.
- Tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Lịch tiêm: đối với vắc-xin này, trẻ cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ 2 cách mũi tiêm đầu tiên 6 - 8 tuần.
Gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi từ phía các bố mẹ rằng có thể tiêm não mô cầu cho trẻ 6 tháng tuổi hay không. Điều này là hoàn toàn có thể. Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ còn chưa hoàn thiện nên rất dễ bị bệnh nhất là khi có yếu tố nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh. Việc tiêm vắc-xin phòng bệnh sẽ giúp cơ thể trẻ tạo ra các kháng thể tự nhiên trong hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn khi bị chúng xâm nhập.
Tuy nhiên, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, mặt khác việc tiêm vắc-xin bản chất là đưa kháng nguyên vào cơ thể để tạo ra miễn dịch đặc hiệu giúp phòng bệnh, điều này cũng có thể gây nên hiện tượng nhiễm bệnh cho trẻ nếu như tình trạng sức khỏe của trẻ tại thời điểm tiêm vắc-xin không được đảm bảo. Do đó, để an toàn cho trẻ mà vẫn đạt hiệu quả phòng bệnh, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể hơn trước khi tiêm não mô cầu cho trẻ.
2. Có nên tiêm mũi viêm não mô cầu BC hay không?
Có nên tiêm mũi viêm não mô cầu BC hay không? Câu trả lời là có. Các nghiên cứu đã chỉ ra 13 tuýp huyết thanh khác nhau của vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis bao gồm A, B, C, 29-E, H, I, K, L, W-135, X, Y, Z trong đó có 6 tuýp gây bệnh chủ yếu là A, B, C, W và Y. Tuýp huyết thanh A, B, C gây bệnh thường nghiêm trọng hơn các tuýp huyết thanh còn lại và cũng là các chủng phổ biến thường gặp trên lâm sàng.
Do tính đa dạng trong các chủng vi khuẩn đã tạo ra sự khó khăn cho những nhà nghiên cứu và sản xuất vắc-xin phòng bệnh não mô cầu. Đến nay, vẫn chưa có một loại vắc-xin nào có thể chống lại cùng lúc tất cả các tuýp huyết thanh viêm não mô cầu.
Ở Việt Nam, các chủng bệnh chủ yếu thường gặp là chủng nhóm A, B và C. Tương ứng các chủng bệnh đó là vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu AC và BC. Nếu chỉ tiêm vắc-xin phòng viêm não mô cầu AC, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu mang tuýp huyết thanh nhóm B. Và ngược lại, nếu chỉ tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu BC, bệnh nhân vẫn có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu chủng nhóm A.Bởi vậy, để có thể phòng bệnh tối ưu nhất, trên lâm sàng thường kết hợp tiêm cả hai loại vắc xin này với nhau.
Hiện nay, việc tiêm phòng vắc-xin chống bệnh viêm não mô cầu vẫn đang được xếp vào danh sách các vắc-xin dịch vụ, không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Do đó, có nhiều người vẫn chưa quan tâm tới tiêm phòng viêm não mô cầu, việc tiêm chủng chưa được đẩy mạnh trong khi vẫn còn tồn đọng rất nhiều ca bệnh nhân mắc viêm não mô cầu. Nhiều trường hợp diễn biến nặng dẫn đến tử vong.
Để đảm bảo cho việc chăm sóc cũng như bảo vệ sức khỏe cho cộng động, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec vẫn đang đẩy mạnh các dịch vụ tiêm chủng song song với chương trình tiêm chủng mở rộng trong đó có tiêm não mô cầu. Ưu điểm nổi bật khi tiêm chủng viêm não mô cầu tại bệnh viện Vinmec:
- Bệnh viện có đầy đủ cơ sở vật chất và các trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
- Có đội ngũ cán bộ nhân viên y tế là những người có chuyên môn nghiệp vụ cao với nhiều năm kinh nghiệm.
- Có đủ cả 2 loại Menactra vaccine và vắc-xin phòng viêm não mô cầu Mengoc BC. Đây là các loại vắc xin mới nhất, được sản xuất trực tiếp tại Pháp, Cuba hiệu quả phòng bệnh đã được kiểm chứng trên thực tế bởi các ca lâm sàng.
- Bệnh nhân được nhắc nhở dặn dò, thăm khám và tư vấn kỹ trước, trong và sau tiêm vắc xin.
- Mức chi phí hợp lý, có thể phù hợp cho mọi đối tượng.
- Sau khi tiêm, khách hàng được theo dõi 30 phút tại phòng sau tiêm chủng. 100% khách hàng được kiểm tra các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra trước khi ra về.
- Khi tiêm chủng và theo dõi sau tiêm luôn có đội ngũ y bác sĩ trực cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí khi có sự cố xảy ra.
- Phòng tiêm chủng thoáng mát, sạch sẽ, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác vui vẻ, thoải mái như đang dạo chơi, có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
- Bố mẹ sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch tiêm trước ngày tiêm chủng và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng của Quốc gia.
Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.