Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Hậu - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Trẻ nhỏ ở giai đoạn 3 - 4 tuổi là đối tượng rất dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng hàm... Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều sự khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
1. Nguyên nhân khiến trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm
Trong bộ răng sữa của trẻ nhỏ thì răng hàm là nhóm răng cứng nhất, do đó, nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ sẽ không thể nào bị sâu răng hàm và chủ quan không kiểm tra khi bé có biểu hiện đau đớn. Thực tế, để răng hàm bị sâu là điều rất khó vì nó nằm sâu bên trong khoang miệng.
Khi trẻ 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm thì cần phải dùng đến các dụng cụ nha khoa chuyên dụng thì mới có thể phát hiện được răng sâu. Trong cuộc sống, nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị sâu răng hàm có khá nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do trẻ ăn nhiều đồ ngọt và có chế độ vệ sinh răng miệng không tốt.
Theo thống kê, có đến 70% trẻ 4 tuổi bị sâu răng nguyên nhân là do được bố mẹ cho ăn đồ ngọt thường xuyên. Hầu hết các bậc cha mẹ đều đáp ứng nguyện vọng của con, cho rằng con phải ăn nhiều thì mới lớn được, mà không biết rằng tác hại của việc ăn nhiều đồ ngọt là rất lớn.
Mặt khác, nhiều phụ huynh còn quan niệm trẻ 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm sẽ không có vấn đề gì bởi ở giai đoạn này là răng sữa và sau đó sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm khiến cho tình trạng sâu răng ở trẻ càng trở nên phổ biến.
Ngoài ra, thói quen đánh răng của trẻ cũng là một trong những nguyên hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng hàm ở trẻ 3, 4 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ còn nhỏ nên sẽ chưa ý thức được việc đánh răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị vi khuẩn tấn công. Chính vì thế, trẻ thường vệ sinh răng miệng một cách qua loa và nhiều khi quên mất việc phải đánh răng trước khi đi ngủ.
2. Trẻ 3 - 4 tuổi bị sâu răng hàm có tác hại như thế nào?
Răng hàm là nhóm răng cứng nhất và cũng có chức năng nhai quan trọng nhất, kể cả ở người lớn và trẻ em. Trong đó, răng hàm số 6 là chiếc răng vĩnh viễn sẽ được mọc sớm nhất, khi trẻ mới 6 tuổi. Chính vì vậy, chiếc răng hàm này cũng có nguy cơ bị sâu nhiều nhất.
Quá trình ăn uống rất cần đến chức năng nhai, xé, nghiền thức ăn của răng hàm trước khi chúng được chuyển xuống dạ dày để tiêu hóa. Nếu như trẻ mới 3 - 4 tuổi bị sâu răng hàm thì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa, loại thức ăn. Điều này về lâu dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, bỏ bữa, đau đớn.
Đặc biệt, nếu như bé 3 tuổi bị sâu răng hàm thì sẽ bị vi khuẩn tấn công và hủy hoại răng từ ngoài vào trong và cần phải nhổ đến giúp trẻ không đau đớn. Việc nhổ răng hàm sữa khi trẻ chưa đến tuổi thì sẽ khiến cho lợi bị khô lại và răng hàm vĩnh viễn sẽ rất khó khăn để mọc được hoặc răng hàm mới mọc có thể mọc chèn lên răng phía trước và ảnh hưởng tới cấu trúc của cả hàm răng.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
3. Cách chữa cho trẻ 3 - 4 tuổi bị sâu răng hàm
Những em bé 3 tuổi hay trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp tùy thuộc vào các giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong trường hợp mới chớm sâu thì có thể sử dụng phương pháp tái khoáng cho răng. Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi này thực hiện khá đơn giản để tái tạo phần mô răng bị tổn thương.
Nếu như trẻ 3 tuổi hoặc trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm ở mức độ nặng và cấu trúc của răng đã bị mẻ, vỡ nhiều thì nha sĩ có thể thực hiện hàn trám răng sâu cho bé. Phương pháp này không chỉ có thể thực hiện với người lớn mà ngay cả khi bé 4 tuổi bị sâu răng hàm cũng có thể thực hiện được giúp tái tạo lại hình dáng và bảo tồn các mô răng thật tối đa.
Trường hợp mà trẻ 3 tuổi, trẻ 4 tuổi bị sâu răng hàm vào tủy thì cách chữa lúc này chính là điều trị tủy trước khi trám bít lỗ sâu. Phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian và chi phí, do đó khi bé có biểu hiện sâu răng thì cha mẹ cần đưa bé đi khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Phòng ngừa sâu răng hàm ở trẻ như thế nào?
Để không phải sử dụng đến các cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi thường khá phức tạp thì các bậc phụ huynh không chỉ hạn chế cho bé ăn đồ ngọt mà còn nên chú trọng đến quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng của con.
Khi trẻ chưa thể tự đánh răng và ý thức bảo vệ răng miệng thì cha mẹ có thể giúp trẻ chải răng 2 lần/ngày và súc miệng sau khi ăn để vi khuẩn trong miệng không thể tấn công và làm vết sâu phát triển nặng hơn.
Thực tế, đã có nhiều trường hợp trẻ 3, 4 tuổi sâu răng hàm và bị mất răng hàm quá sớm, khiến cho các răng bên cạnh đổ xiên vào khoảng trống của chiếc răng đã mất và ảnh hưởng đến cấu trúc cả hàm răng, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nghiền thức ăn mà còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt trẻ. Vì vậy, khi trẻ 4 tuổi bị sâu răng thì tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhất.
Ở độ tuổi này, ngoài vấn đề răng miệng, bé sẽ có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác. Ở giai đoạn từ 3-6 tuổi, bé rất hiếu động, thích quan sát, khám phá. Sức khỏe của bé cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường, rất dễ mắc phải các bệnh lý về răng miệng, tai – mũi – họng, thị lực, dinh dưỡng, chiều cao, viêm gan B... giống như người lớn. Các bác sĩ khuyến cáo từ 4 tuổi, bé nên được khám sức khỏe định kỳ 1 năm/ lần như người lớn để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường về sức khỏe. Đặc biệt, khi bé có những triệu chứng mệt, biếng ăn hoặc bỏ ăn thì nên cho bé đi khám chuyên khoa ngay để được tư vấn, theo dõi và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.