Mỗi em bé sinh ra là một cá thể khác biệt nhau, vì vậy tốc độ tăng trưởng của mỗi bé cũng rất khác nhau, có bé nhanh đi nhanh nói, có bé lại chậm hơn. Tuy nhiên, trẻ 21 tháng chưa biết đi lại là vấn đề cần được phụ huynh hết sức chú ý, nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.
1. Các cột mốc phát triển của trẻ 21 tháng tuổi
Em bé 21 tháng tuổi về cơ bản đã đạt được các cột mốc như sau:
- Vận động: Bé 21 tháng tuổi đã có thể chạy, nhảy, leo lên các bậc cầu thang, cầm nắm thành thục các đồ vật vừa sức của bé. Bé biết ngồi xổm và đứng lên một cách dễ dàng từ tư thế ngồi. Trẻ 21 tháng tuổi có thể làm theo hướng dẫn gồm 2 bước, ví dụ như xếp các khối đồ hơi lên xe tải nhỏ và đẩy xe đến bố mẹ.
- Ngôn ngữ: Trẻ 21 tháng tuổi có thể biết nói khoảng 50 từ trở lên, có khả năng nói các từ có 2 âm tiết.
- Mọc răng: Răng hàm thứ 2 hàm dưới mọc trong độ tuổi này sẽ khiến bé khó chịu, tuy nhiên một số bé có thể đã mọc từ những tháng trước.
- Ngồi bô: Bố mẹ có thể tập cho bé ngồi bô từ độ tuổi này, nếu con không hợp tác, bố mẹ hãy cất bô đi và tập vào thời điểm khác, không nên quá ép buộc con, đa phần trẻ sẵn sàng ngồi bô khi 2.5 – 3 tuổi.
2. Định nghĩa trẻ chậm biết đi
Theo biểu đồ tăng trưởng bình thường của trẻ em, 3 tháng tuổi trẻ đã biết lẫy để lật sấp cơ thể, điều này sẽ giúp bé luyện tập cứng cơ thân và cơ cổ. Độ tuổi từ 6-8 tháng tuổi, trẻ đã biết ngồi để tập cơ thân. Lúc 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu với động tác bò để tập luyện cơ đùi và 10 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu tập đứng và đi. Thông thường khi được 1 tuổi, trẻ đã có thể đi lại khá thành thạo và ngồi xuống để nghỉ ngơi sau khi đi một quãng dài.
Tuy nhiên, các con số trên không có nghĩa một em bé 12 tháng tuổi chưa biết đi là trẻ chậm đi, vì thực tế mỗi bé là một cá thể hoàn toàn khác biệt, có trẻ biết đi sớm, có trẻ biết đi muộn.
Trẻ thường sẽ biết đi vào thời điểm 12 tháng, nhưng thực tế đây là một khoảng thời gian biến đổi tương đối rộng, dao động từ 12 - 15 tháng, điều này có nghĩa là nếu bé đến 13 tháng tuổi chưa biết đi cũng đừng quá lo lắng, độ tuổi này vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Một đứa trẻ chậm biết đi được định nghĩa là khi đến hết thời điểm trẻ đủ 18 tháng tuổi (1 tuổi rưỡi) mà trẻ không chịu đi.
3. Trẻ 21 tháng chưa biết đi là do đâu?
Như đã đề cập ở trên, em bé từ 12 tháng tuổi trở đi đã có thể đứng vững và bắt đầu tập đi được vài bước khi có người dắt tay, thậm chí bé đã có thể bước đi một cách độc lập. Giai đoạn từ 13 - 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu đi vững và đi nhanh hơn, có thể tập bước lên cầu thang.
Do đó, trẻ 21 tháng chưa biết đi là một vấn đề cần được phụ huynh hết sức chú ý, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân trẻ chậm biết đi và có hướng xử trí phù hợp.
Mặc khác trẻ chậm biết đi có thể là do trẻ thường xuyên bị ốm, dù là những bệnh không trầm trọng như viêm xoang, viêm họng, đau tai... những trẻ thừa cân cũng thường có xu hướng biết đi chậm hơn các bạn cùng lứa một vài tuần hoặc một vài tháng.
Trên thực tế, khi đã đủ 18 tháng tuổi mà trẻ không chịu đi thì thường liên quan đến các vấn đề về thần kinh vận động. Hệ thần kinh của bé chưa phát triển đạt mức cần thiết để điều khiển bé bước đi hoặc do các rối loạn ở phần cơ và xương chưa vững vàng để thực hiện các bước chân độc lập.
Những trẻ không chịu đi sau 18 tháng tuổi cần nghĩ đến các dị tật ở xương chân, đặc biệt là dị tật ở đoạn khớp với xương hông, trẻ có thể bị teo cơ bắp chân hoặc mắc phải một số bệnh về cơ bắp khác. Các bệnh về hệ thống thần kinh và cột sống mắc phải sau khi sinh hoặc do bẩm sinh đều có thể ảnh hưởng tới khả năng giữ thăng bằng, làm chân bị liệt khiến trẻ không đi được.
Nếu đã loại trừ những nguyên nhân trẻ chậm biết đi nêu trên thì bố mẹ có thể nghĩ đến nguyên nhân do thiếu vitamin D hoặc do trẻ không được chăm sóc đầy đủ.
4. Khắc phục tình trạng trẻ không chịu đi
Có nhiều biện pháp giúp thúc đẩy trẻ biết đi đúng thời điểm, bao gồm can thiệp về dinh dưỡng, sử dụng các thuốc hỗ trợ để điều trị nguyên nhân trẻ chậm biết đi, chú ý bổ sung các vi chất và muối khoáng cho trẻ...
Các bậc cha mẹ nên thường xuyên thực hiện các động tác nắn chân, nắn tay cho bé, nắn cho chân tay duỗi thẳng ra, giúp tăng lưu lượng máu tới cơ, tăng khả năng phản xạ gân xương, có thể tập chân bé bằng động tác “đạp xích lô” trên giường làm tăng khối cơ chân cùng sức co của nó. Nên nắn 3 - 5 lần, nắn từ đùi xuống bàn chân, từ nách tới bàn tay rồi để bé tự co duỗi, thực hiện nhiều lần mỗi ngày rải đều sáng, chiều, tối.
Kích thích trẻ vận động bằng cách để đồ chơi ngoài tầm với, khi muốn chơi bé phải với đến hoặc bò để tiếp cận đồ chơi, đừng để xa quá dễ gây chán nản cho bé. Khi bé gần tới có thể lê đồ chơi ra xa, thực hiện 2 - 3 lần rồi cho bé chạm 1 lần để bé hứng thú.
Đặt bé vào môi trường có nhiều đứa trẻ cùng trang lứa khác có khả năng phát triển vận động nhanh hơn bé hiện tại, tuy nhiên khả năng vận động không được khác biệt quá nhiều. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn từ các em bé khác nhưng lại có tác dụng rất tích cực, khi bé chứng kiến sự phát triển vận động của các bạn sẽ bắt chước làm theo, những đứa trẻ sẽ tự kích thích nhau và kết quả là bé biết đi nhanh hơn.
Tóm lại, trẻ 21 tháng chưa biết đi thường liên quan đến các vấn đề về thần kinh vận động. Hệ thần kinh của bé chưa phát triển đạt mức cần thiết để điều khiển bé bước đi hoặc do các rối loạn ở phần cơ và xương. Do đó, nếu trẻ 21 tháng chưa biết đi, phụ huynh nên đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong