Không cần lo lắng nhiều về việc trẻ 2 tuổi vẫn mút tay cái. Thói quen này gần như an toàn cho đến khi mọc răng vĩnh viễn. Nhưng nếu bạn muốn cai mút tay cho trẻ, hãy cố gắng giải quyết những nguyên nhân tiềm ẩn. Việc ép buộc hay trừng phạt chỉ khiến trẻ mút ngón tay nhiều hơn.
1. Tại sao trẻ mút ngón tay?
Trẻ mút ngón tay cái là để tự an ủi và xoa dịu bản thân. Con bạn có thể đã hình thành thói quen này từ khi còn trong bụng mẹ và suốt giai đoạn sơ sinh. Có một số lợi ích khi cho phép trẻ mút ngón tay cái thay vì ngậm núm vú giả là: Ngón tay cái luôn ở đó, không rơi trên sàn, không bị dây buộc làm trẻ nghẹt thở hoặc vướng víu vào đồ vật,...
Trẻ 2 tuổi vẫn mút tay có thể là do mệt mỏi, sợ hãi, buồn chán, đau ốm hoặc khi phải cố gắng thích nghi với những thử thách mới như bắt đầu đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo. Bé cũng có thể sử dụng ngón tay cái để tự đi vào giấc ngủ khi được đặt lên giường và để ngủ trở lại nếu lỡ giật mình thức dậy vào nửa đêm.
2. Làm thế nào để cai mút tay cho trẻ?
2.1. Không lo lắng thái quá
Bố mẹ đừng quá lo lắng khi trẻ 2 tuổi vẫn mút tay. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho biết hầu hết trẻ em chưa bắt đầu nhú răng vĩnh viễn có thể bú ngón tay mà không lo làm hỏng răng hoặc hàm. Răng vĩnh viễn thường chỉ xuất hiện khi trẻ được khoảng 6 tuổi.
Bạn cũng nên nhớ rằng không phải tất cả trẻ mút ngón tay đều gặp tác hại như nhau. Các chuyên gia cho biết chính cường độ bú và lực đẩy của lưỡi đã làm biến dạng răng, khiến một số trẻ sau này cần phải niềng răng. Nếu con bạn chỉ để ngón tay cái thụ động trong miệng thì ít có nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng hơn những trẻ mút ngón tay với lực mạnh.
2.2. Để ý kỹ hành động của con
Nếu trẻ bú mạnh, bạn nên bắt đầu kiềm chế thói quen này sớm hơn, ví dụ như vào khoảng tuổi 4. Trong trường hợp nhận thấy sự thay đổi bất thường trong miệng hoặc răng của con; hoặc nếu bạn không biết việc trẻ mút ngón tay cái có gây ra vấn đề gì không, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ .
Nếu ngón tay cái của con bạn đỏ và nứt nẻ do bị mút, hãy thử thoa kem dưỡng ẩm khi con đang ngủ. Lưu ý tránh bôi khi con đang tỉnh táo để bé không mút luôn cả kem dưỡng vào miệng.
Hầu hết trẻ em tự ngừng tự bú ngón tay cái trong độ tuổi từ 2 - 4. Một số bé tiếp tục thói quen này lâu hơn, nhưng có một biện pháp cai mút tay cho trẻ hiệu quả là chính bé không muốn bị so sánh, chê cười hay khác biệt với bạn bè ở trường học.
2.3. Cố gắng phớt lờ và kiên nhẫn đến khi bé chủ động từ bỏ
Phạt trẻ 2 tuổi vẫn mút tay hoặc cằn nhằn để trẻ đưa ngón cái ra khỏi miệng sẽ không giúp ích được gì. Nguyên nhân là bởi nhiều trẻ chỉ bú ngón tay trong vô thức, như một thói quen mà không phải cố tình. Những phương pháp như quấn dây thun vào ngón tay cái của con được xem là sự trừng phạt vô cớ, đặc biệt khi bé có thói quen bú ngón tay để được thoải mái và cảm giác an toàn. Thêm vào đó, việc ép buộc cai mút tay cho trẻ có thể tạo tác dụng ngược, thúc đẩy con muốn làm điều đó nhiều hơn.
Trẻ em thường từ bỏ hành vi bú ngón tay cái khi tìm được cách khác để bình tĩnh và trấn an bản thân. Ví dụ, nếu con bạn có xu hướng mút ngón tay cái khi đói, bé sẽ sớm học cách đơn giản là mở tủ lạnh và tìm thứ gì đó để ăn hoặc xin mẹ cho một bữa ăn nhẹ.
2.4. Chuyển hướng chú ý sang các hoạt động khác
Nếu bạn có thể xác định thời gian và địa điểm trẻ thường hay bú ngón tay nhất, chẳng hạn như khi đang xem tivi, hãy tìm cách đánh lạc hướng con bằng một hoạt động. Gợi ý là rủ con chơi bóp bóng cao su, vỗ tay, nhảy múa theo bài hát hoặc dùng ngón tay diễn kịch rối.
Trong trường hợp con bạn đặc biệt thích mút ngón tay cái khi đang đi trên xe, hãy thử cho con xem một cuốn sách thiếu nhi để chuyển hướng sự chú ý.
Nếu bé có xu hướng bú ngón tay cái khi mệt mỏi, bạn có thể thử cho con ngủ trưa lâu hơn hoặc tối đi ngủ sớm hơn. Hoặc nếu bé thường mút ngón tay cái khi thất vọng, hãy giúp con diễn đạt cảm xúc của mình thành lời.
Để cai mút tay cho trẻ, điều quan trọng là bạn cần để ý thời gian và tình huống con thường hay thực hiện thói quen này. Sau đó cố gắng chuyển hướng sự chú ý của con bằng cách đưa ra một giải pháp thay thế. Bố mẹ có thể phối hợp cùng với con để tìm ra các giải pháp cai mút tay cho trẻ mang lại hiệu quả cao.
Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong