Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi - Sơ sinh, nguyên là Phó khoa nhi Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu (Cần Thơ). Thế mạnh của bác là khám và điều trị các vấn đề về dinh dưỡng trẻ em, hồi sức cấp cứu nhi, điều trị bệnh lý nhi khoa.
Trẻ 19 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc như thế nào thì được đánh giá là trẻ phát triển bình thường? Trẻ 19 tháng chưa biết đi hay trẻ 19 tháng chậm nói trong khi các bạn khác cùng tuổi nhưng biết nói, biết đi rồi liệu con có phải đang phát triển chậm? Bài viết sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về giai đoạn phát triển của trẻ khi đến giai đoạn 19 tháng tuổi.
1. Trẻ khi 19 tháng tuổi phát triển thế nào?
Đến 19 tháng tuổi, nhận thức, kỹ năng vận động, sức khỏe thể chất của trẻ dần trở nên hoàn thiện. Các bậc phụ huynh có thể nhận thấy rõ khi thấy trẻ đã cao lớn hơn rất nhiều so với thời gian trước, khung xương hình thành và vững chắc hơn. Trẻ cũng bắt đầu thích thú, tò mò với thế giới xung quanh mình. Đây cũng là thời điểm đòi hỏi cha mẹ cần chú ý, giúp trẻ thoải mái khám phá và cảm nhận cuộc sống bên ngoài, điều này sẽ giúp sẽ phát triển các kỹ năng hơn, từ đó sẽ đánh giá được nhận thức, cảm xúc của trẻ cũng như khả năng vận động.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
2. Trẻ 19 tháng biết làm gì?
2.1. Trí thông minh
Trẻ 19 tháng tuổi đã bắt đầu nhận biết, cảm nhận được những chuỗi âm thanh hay những giai điệu của bài hát. Những món đồ chơi phát ra âm thanh dành cho trẻ như trống, đàn... là những thứ vô cùng hấp dẫn trong mắt trẻ.
Bé sẽ nhận ra các đồ vật xung quanh bé đều có tên gọi riêng khi nghe từ người khác nói. Vì vậy khi mẹ cho bé nghe những âm thanh phát ra từ đồ vật nào thì hãy nói cho bé biết tên. Não bộ của bé sẽ tự ghi nhận những từ ngữ này. Thời điểm này bé đã có thể học hỏi và nhận biết các bộ phận trên cơ thể, có thể chỉ đúng khi được hỏi từ người khác. Vì vậy hãy chơi cùng trẻbé kết hợp cho bé nhận biết những vật cơ bản để giúp bé phát triển não bộ hơn.
- Bắt chước được cách sử dụng những vật dụng đơn giản trong nhà như muỗng dùng để ăn, điện thoại dùng để nói chuyện
- Bắt chước được hành động của người lớn như vứt rác, sử dụng điện thoại
- Mô phỏng các hoạt động thường ngày bằng đồ chơi, ví dụ như cho thú nhồi bông ăn
- Não bộ phân biệt, nhận biết mỗi đồ vật đều có tên riêng
- Có thể chỉ vào một bộ phận cơ thể khi được ai đó hỏi, ví dụ: tay con đâu?
- Hiểu và thực hiện được những câu yêu cầu đơn giản mà không cần hướng dẫn, ví dụ như: vẫy tay, tạm biệt,...
- Nhớ được vị trí của những món đồ yêu thích thường dùng mặc dù để ở ngoài tầm mắt trẻ.
2.2. Kỹ năng vận động
Kỹ năng vận động cơ bản tay và chân của bé 19 tháng tuổi gần như đã phát triển hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do khả năng phối hợp tay với mắt hay tay với chân chưa quen nên bé rất dễ ngã. Dù vậy, bé cũng bắt đầu biết đẩy và kéo đồ chơi – những cách tập luyện kỹ năng giữ thăng bằng với cả tay và chân. Cha mẹ hãy mua cho bé các loại xe kéo gỗ đơn giản, có phát âm thanh đằng trước để tạo sự thích thú. Vừa giúp trẻ tập đi giữ thăng bằng, vừa kích thích sự phát triển của các cơ quan khác. Ngoài ra 19 tháng tuổi trẻ đã có thể:
- Có thể nhảy múa hoặc di chuyển theo điệu nhạc
- Nhảy tại chỗ hoặc từ bậc thềm xuống mặt đất
- Di chuyển, đi lên hay xuống bậc thang
- Biết đi và kéo theo đồ chơi
- Có thể sử dụng bàn đạp của xe ba bánh
- Tự cởi một ít quần áo mà không cần giúp đỡ
- Có thể dùng thìa
- Có thể xếp 6 hình khối thành một tòa tháp
2.3. Kỹ năng giao tiếp
19 tháng tuổi trẻ đã có thể nói, tùy mỗi trẻ, có thể biết nói nhanh, có trẻ biết nói chậm hơn. Đây là thời điểm trẻ sẽ hỏi nhiều dù còn bập bẹ, chưa rõ. Tuy nhiên mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn trả lời tất cả các câu hỏi của trẻ.
Khoa học đã chứng minh rằng khi trẻ nghe thấy người khác nói, các tín hiệu trước tiên được xử lý ở vỏ não thính giác, sau đó được chuyển tiếp đến một vùng não khác có chức năng nhận diện từ ngữ. Một khi trẻ hiểu được điều bạn nói và hình thành phản hồi, một bộ phận não bộ khác sẽ hoạch định các cử động môi, lưỡi và cổ họng. Bắt nguồn từ vùng não đó, các tín hiệu được truyền tới vỏ não vận động để gửi các lệnh đến các cơ tương ứng.
Đây là thời điểm rất tốt để giúp trẻ tiếp thu các điều mới mẻ và bổ ích. Trẻ cũng đã học được những từ và âm thanh mới, bắt đầu phát âm được 2-3 từ liền nhau và có thể gọi được tên một số người quen. Giai đoạn này cũng là lúc trẻ có thể bắt chước ngôn ngữ nghe được nên bố mẹ hãy chú ý nói chuyện trước mặt trẻ.
- Mở rộng vốn từ với tốc độ nhanh hơn trước rất nhiều
- Thử phát âm những từ dài và đa âm tiết
- Biết lắc đầu và nói “không” khi không thích
- Có thể sử dụng điệu bộ để diễn tả điều mình mong muốn
- Có thể ngân nga và hát theo bài hát đơn giản
2.4. Cảm xúc
- Khi 19 tháng tuổi, bé sẽ thích thú, nhìn người khác làm và bắt chước làm theo
- Bé cũng nhiệt tình giúp đỡ mọi người xung quanh, và mong muốn được “nhờ vả” nhiều hơn. Bé cũng bắt đầu thể hiện được thái độ của bản thân như:
- Tỏ ra giận dữ khi không vừa lòng
- Sợ khi thấy người lạ
- Có thể níu lấy bố mẹ hoặc người thân khi ra chỗ đông người hay khu vực lạ lẫm.
3. Trẻ 19 tháng tuổi nặng bao nhiêu?
Chiều cao cân nặng của trẻ ở mỗi giai đoạn là một trong những yếu tố quan trọng giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng sức khỏe và thể chất của bé yêu để có sự can thiệp kịp thời là điều rất quan trọng.
Theo nghiên cứu, trẻ được đánh giá cân nặng bình thường hay nguy cơ thiếu cân ở 19 tháng tuổi được chia theo giới tính nam và nữ.
Ở bé gái:
Trẻ 10,4 kg được đánh giá là cân nặng bình thường, 9,2 kg là có nguy cơ thiếu cân, 8,3 kg là thiếu cân
Ở bé trai:
Trẻ 11,1 kg được đánh giá là cân nặng bình thường, 9,9 kg là có nguy cơ thiếu cân, 9kg là thiếu cân.
Hy vọng với bài viết đã giúp các bậc phụ huynh có thể hiểu thêm về sự phát triển của bé yêu giai đoạn 19 tháng tuổi. Tùy vào thể chất và đặc điểm riêng mà mỗi bé sẽ có quá trình phát triển khác nhau nên nếu trẻ chậm nói hay chưa biết đi thì cha mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nhé. Nếu cần, cha mẹ có thể gọi tới Hotline bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec để được tư vấn rõ hơn.
Ngoài ra, trẻ t19 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong