Trẻ 17 tháng tuổi: Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Đối với trẻ 17 tháng tuổi, bố mẹ rất khó để có thể giữ bé ngồi một chỗ. Bởi nhu cầu tìm hiểu thế giới, muốn tự mình khám phá thế giới khiến bé luôn vận động không ngừng. Các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bé cũng tiếp tục phát triển. Đây cũng là giai đoạn bé đặc biệt phát triển về ngôn ngữ, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với bé để tăng vốn từ vựng và khả năng phản xạ ở bé.

1. Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi

Trẻ 17 tháng tuổi là tháng đánh dấu bước ngoặt mới trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Khả năng vận động của trẻ đã thành thục hơn nhiều so với trước kia. Trẻ đã đi vững hơn trước và hiếm khi ngã.

Trẻ đang học chạy nên rất thích chạy và khi chạy chân thường chạm đất cả bàn. Trẻ thường chạy xiên xẹo, không có mục đích rõ ràng nhưng bạn không nên lo lắng vì hãy cho trẻ chút thời gian riêng tư để trở nên tự tin và vững vàng hơn.


Mặc dù vẫn chưa nói sõi được nhưng bạn đã có thể hiểu được phần nào ngôn ngữ của trẻ
Mặc dù vẫn chưa nói sõi được nhưng bạn đã có thể hiểu được phần nào ngôn ngữ của trẻ

Khả năng tư duy của trẻ cũng tiến triển rõ rệt. Giờ đây trẻ đã có khả năng nhận ra người quen ngay cả với khoảng cách khá xa. Trẻ đã hiểu được khái niệm nhiều và ít, nóng và lạnh. Khi bạn nói chuyện với trẻ, bạn có thể phát hiện ra khả năng áp dụng giữa thực tế và sách vở tốt như thế nào.

Chẳng hạn bạn cho trẻ xem một quyển sách có hình con chim và dạy trẻ tên của con vật này, bạn sẽ thật sự ngạc nhiên khi trong sở thú trẻ reo lên thích thú vì nhận ra con vật này chính là con chim giống như trong sách...

Biểu hiện cảm xúc của trẻ cũng đã tốt hơn so với những tháng trước. Giờ đây, trẻ đã có thể vẫy tay, chỉ tay hay hớn hở khi nhận ra người quen. Trẻ có thể tỏ ra bứt rứt, khó chịu khi chiếc tã của mình đã bẩn hoặc ướt và ra hiệu cho mẹ thay giúp, trẻ có thể nói với mẹ khi nào trẻ cần ngồi bô qua biểu hiện nét mặt, những tiếng bi bô hoặc ngay cả hành động tự đi tìm bô.

Bạn chắc đã khá quen với những tiếng bi bô đáng yêu của trẻ. Mặc dù vẫn chưa nói sõi được nhưng bạn đã có thể hiểu được phần nào ngôn ngữ của trẻ. Hầu hết trẻ trong độ tuổi này vẫn nói ngọng và mất phụ âm đầu.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Chăm sóc răng miệng cho trẻ tháng thứ 17

Bệnh về răng miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ. Răng đóng vai trò quan trọng trong chức năng nhai, học nói, tạo nên sự phát triển của cấu trúc mặt và duy trì khoảng cách cần thiết trên cung răng.

Có rất nhiều vấn đề liên quan tới răng miệng như tưa lưỡi, viêm lợi, viêm loét miệng, viêm lưỡi, sâu răng, viêm tủy...Các bệnh về răng miệng có biến chứng rất nguy hiểm, có tác động trực tiếp tới đường ruột. Nếu bệnh nặng và lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột ở trẻ hay là khả năng tiềm ẩn cho các bệnh khác hình thành và phát triển.

Cách phòng chống các bệnh về răng miệng cho trẻ chủ yếu tập trung vào việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, 2 lần/ngày, khám răng thường xuyên 6 tháng/ lần và có một chế độ ăn uống đủ chất để đảm bảo sự hình thành và phát triển của răng.


Bệnh về răng miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ
Bệnh về răng miệng là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ

3. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ tháng thứ 17

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh cả về thể chất và trí tuệ, vì thế cần phải chú ý việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, phòng tránh trẻ bị suy dinh dưỡng. Ngoài việc duy trì cho trẻ bú sữa mẹ (3-4 lần/ ngày), trẻ đã làm quen với thức ăn ngoài hay còn được gọi là chế độ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.

Do răng của trẻ khá nhiều và cứng cáp, đồng thời trẻ đã có phản xạ nhai nên trẻ đã có thể ăn cơm nấu nhão. Mỗi ngày bé ăn 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ. Trẻ 17 tháng tuổi nên ăn gì? Các bữa chính vẫn phải đảm bảo các loại chất dinh dưỡng chính như chất bột, chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra bổ sung thêm rau xanh và hoa quả để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ 17 tháng biếng ăn, vậy để giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn nhiều hơn các bà mẹ nên thường xuyên tham khảo thêm nhiều món mới với các thành phần dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đối với loại thức ăn mới có nguồn gốc hải sản cần cẩn thận khi cho trẻ ăn để xem trẻ có bị dị ứng thức ăn không. Việc tạo không gian và thời gian ăn vui vẻ cũng giúp trẻ ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn.

4. Cha mẹ nên làm

Tháng thứ 17 là tháng trẻ đang có khuynh hướng phát triển trí não nhanh chóng. Do đó cha mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất để giúp trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra cũng có thể cho trẻ chơi một số trò kích thích khả năng ngôn ngữ, nói và nghe như gọi tên các đồ vật, con vật, gọi tên màu sắc khác nhau.

Bạn cũng có thể cho trẻ tiếp xúc với những trẻ cùng lứa tuổi để trẻ học cách chia sẻ đồ chơi, thiết lập mối quan hệ tình bạn. Đây cũng là cơ hội để bạn có thêm chút thời gian để chia sẻ với các mẹ khác về vấn đề nuôi dạy trẻ sao cho tốt đấy.

Giai đoạn trẻ 17 tháng tuổi là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ nhỏ vì vậy trong giai đoạn này cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng như cách thức chăm sóc răng miệng phù hợp giúp cho trẻ có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, nếu nhận thấy các vấn đề bất thường của trẻ, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ răng hàm mặt tư vấn và thăm khám.

Tư vấn & thăm khám các bệnh lý răng miệng ở trẻ đang được thực hiện tại Vinmec. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Với trang thiết bị hiện đại, không gian sạch thoáng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe