Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Trẻ khi được 16 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn với sự tò mò, thích khám phá và tìm hiểu môi trường sống xung quanh. Do đó, ở giai đoạn này trẻ vẫn cần sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Cân nặng của trẻ ở thời điểm này cũng khá quan trọng đối với sự phát triển. Vậy trẻ 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là vừa?
1. Quá trình phát triển thể chất của trẻ
Khi trẻ mới chào đời, cân nặng của trẻ có thể tăng rất nhanh trong thời gian đầu và đến khi trẻ được khoảng 1 tuổi thì cân nặng có thể bằng gấp ba cân nặng khi trẻ chào đời.
Vậy, trẻ 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Để trả lời được câu hỏi này nên dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới - WHO để đánh giá. Theo tiêu chí trên, thì cân nặng trung bình của trẻ 16 tháng được chia theo giới bao gồm:
- Bé gái: cân nặng trung bình 9.8 kg
- Bé trai: cân nặng trung bình 10.5 kg
Cân nặng của trẻ trong những năm đầu đời có sự thay đổi không ngừng. Yếu tố này cũng phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như thể chất và khả năng phát triển của trẻ. Vì thế cha mẹ cần chú ý theo dõi cân nặng của trẻ ngay từ khi trẻ còn đang ở giai đoạn thai kỳ, giai đoạn sơ sinh và tiếp tục theo dõi trong suốt quá trình trẻ tăng trưởng, phát triển sau đó để có những cơ sở chăm sóc trẻ phát triển tốt hơn. Điều này cũng giải quyết được vấn đề liên quan đến bé 16 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu sẽ phù hợp.
2. Những thay đổi về thể chất của trẻ 16 tháng tuổi
Sự phát triển thể chất của trẻ bắt đầu sang 16 tháng tuổi được thể hiện bằng sự thay đổi khá rõ ràng trong các kỹ năng vận động của trẻ. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà trẻ có thể tập đi bằng cách vịn tay vào các vật dụng trong nhà hoặc chạy những bước ngắn. Thêm vào đó, kỹ năng vận động tĩnh của trẻ cũng đã được nâng cao hơn so với thời gian trước giúp trẻ có thể thực hiện được những hành động phức tạp bao gồm: cởi tất, cầm muỗng, hoặc vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì màu. Ngoài ra trẻ còn có các hoạt động như: trèo lên các đồ vật hoặc có thể tự mình leo ra khỏi tự đi một mình hoặc ít nhất có thể vịn vào đồ vật để đi ...
Để chăm sóc trẻ phát triển tốt trong giai đoạn này cha mẹ cần quan tâm đến một số vấn đề:
- Chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng: Ở giai đoạn này trẻ cũng đã có khoảng từ 11-13 chiếc răng sữa, tuy nhiên với số lượng này thì vẫn chưa đủ để trẻ có thể nhai và nghiền nát tất cả mọi loại thức ăn như trẻ lớn. Vì vậy, chế độ ăn của trẻ vẫn thường áp dụng cháo và bột. Ngoài hai bữa ăn này thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn các thức ăn mềm như bún, phở.... Đồng thời trong một bữa ăn của trẻ phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm thực phẩm chứa chất đạm - thịt, cá, trứng, sữa..., nhóm thực phẩm giàu chất béo - dầu, mỡ, bơ..., nhóm thực phẩm giàu chất bột đường - gạo, ngô, khoai, sắn..., nhóm thực phẩm giàu chất xơ - rau, quả chín, ... Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm để đa dạng bữa ăn của trẻ, đồng thời có thể bổ sung món ăn phù được làm từ sữa như: Sữa chua, phô mai, ... nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện.
Số lần ăn trong ngày của trẻ cũng nên thực hiện với 3 bữa chính một ngày cùng với việc xen kẽ 3-4 cữ bú sữa mẹ.
- Lựa chọn thực phẩm an toàn cho bữa ăn của trẻ: Cha mẹ không nên lựa chọn cho trẻ những loại thức ăn đã chế biến sẵn như: cháo nấu sẵn, hoa quả đóng hộp, hoặc các loại đồ ăn nhanh bởi vì những thực phẩm này không an toàn tuyệt đối cho trẻ. Vì vậy cha mẹ nên lựa chọn những loại thực phẩm tươi sống, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sử dụng chế biến bữa ăn của trẻ.
- Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan tâm đến môi trường sống xung quanh trẻ. Trong nhà có thể trồng thêm cây để tạo điều kiện quá trình lọc không khí tuy nhiên, cha mẹ cần cẩn thận lựa chọn loại cây. Bởi vì những loại cây có lá dài, sắc nhọn có thể nguy hiểm đối với trẻ. Hoặc không nên để những loại hoá chất độc hại trong tầm với của trẻ. Trẻ khi được 16 tháng tuổi đã biết leo trèo và khám phá các ngõ ngách trong nhà. Vì thế trẻ có nhiều khả năng tiếp cận với những đồ vật nguy hiểm. Cha mẹ nên để xa những đồ vật này ra khỏi tầm với của trẻ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ 16 tháng tuổi
3.1 Yếu tố di truyền tác động đến cân nặng của trẻ 16 tháng tuổi
Khi trẻ sinh ra, sẽ nhận đầy đủ những đặc tính di truyền từ cha mẹ. Và các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh được rằng yếu tố di truyền tác động lớn đến sự phát triển cũng như kích thước cơ thể.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra được những bằng chứng về việc yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến cân nặng của trẻ trong tương tai. Tuy nhiên, những tác động của yếu tố này chỉ nằm trong khoảng 23% so với toàn bộ các tác động đến cân nặng của trẻ.
3.2 Các bệnh lý mãn tính tác động không nhỏ đến cân nặng của trẻ 16 tháng
Bệnh mạn tính, khuyết tật hay phẫu thuật cũng được xếp vào các yếu tố tác động tiêu cực lên thể chất phát triển của trẻ. Theo các nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết những trẻ có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trong như thiếu máu hồng cầu hình liềm thường có chiều cao thấp bé, cân nặng nhẹ hơn rất nhiều so với trẻ phát triển bình thường. Đồng thời, do yếu tố này cũng khiến cho sự phát triển sinh lý và sức khỏe sinh sản của trẻ ở tuổi dậy thì bị rối loạn và trì hoãn.
3.3 Sức khỏe của bà bầu trong thời kỳ mang thai và nuôi con bú ảnh hưởng tới sự phát triển cân nặng của trẻ 16 tháng tuổi
Sức khỏe của bà bầu trong thời kỳ mang thai có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi cũng như của trẻ sau này. Nghiên cứu về ảnh hưởng sức khoẻ bà mẹ trong thời kỳ này đối với sự phát triển của trẻ cho thấy khi bà bầu căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển sức khỏe tình thần và trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó, chê độ ăn của mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng và các vi chất cần thiết như sắt, acid folic, canxi,... có thể giúp trẻ phát triển toàn diện và tăng cân tiêu chuẩn.
Ngoài việc lưu ý các vấn đề trên bé cũng cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong