Trẻ 16-18 tháng và khả năng phát triển ngôn ngữ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Một khi trẻ nhận ra mỗi vật đều có một tên gọi riêng, chúng đều muốn gọi đúng tên bằng ngôn từ của mình. Trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ. Những đứa trẻ khác nhau sẽ có thời điểm học nói khác nhau. Vì thế trẻ 16 tháng chưa biết nói hay trẻ 17 tháng chưa biết nói thì cha mẹ cũng không cần lo lắng quá mức.

1. Những từ ngữ đầu tiên

Khi yêu cầu trẻ lấy đồ chơi yêu thích, trẻ sẽ vui vẻ làm theo. Khi nghe được đi chơi ở công viên, trẻ sẽ đến đứng ngay trước cửa và sẵn sàng. Ngược lại, khi bố mẹ nhắc nhở đã đến giờ đi ngủ, trẻ thường đi trốn hoặc khóc thét lên để phản đối.

Như vậy, khi được khoảng 16 tháng tuổi, trẻ có thể nghe và hiểu được hầu hết những gì người khác nói, thậm chí ngay khi trẻ chỉ nói được những từ lắp bắp. Khả năng hiểu được tiếng nói là bước thiết yếu đầu tiên cần thiết cho việc học nói, trước hết là học nói lắp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, kĩ năng này phát triển từ khi trẻ có thể nghe được âm thanh đầu tiên từ trong tử cung của người mẹ. Sau khi ra đời, trẻ sẽ dành thời gian để luyện tập khả năng lặp lại từ, xây dựng vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp liên quan. Quá trình này thường xảy ra khi trẻ lên 2 tuổi.

Kỹ năng ngôn ngữ thường mất nhiều thời gian để rèn luyện. Khoảng cách từ việc giao tiếp bằng các cụm từ đơn giản đến việc trình bày ý kiến, cảm xúc của bản thân thành từ ngữ là một chặng đường dài. Cũng như những cột mốc phát triển khác của trẻ, thời điểm biết nói bình thường không thể được xác định bằng một con số cụ thể mà thay đổi tùy thuộc vào từng trẻ khác nhau. Một số trẻ chỉ có thể nói được vài từ, trong khi một số khác có thể nói được cả nhiều từ khi được 16 tháng tuổi.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Những từ đầu tiên mà trẻ học được thường là tên gọi của những sự vật xung quanh trẻ như con người, động vật, đồ chơi. Trẻ nhỏ sẽ học những từ đơn, cụm từ ngắn, trung bình khoảng 1 đến 2 từ mới mỗi tháng. Sau đó, trẻ sẽ bước vào giai đoạn “bùng nổ ngôn ngữ” với việc học được thêm các từ mới với tốc độ nhanh, khoảng 10 từ một ngày. Giai đoạn này thường xảy ra khi trẻ được 18 tháng tuổi. Theo đó, khi trẻ đã sử dụng thành thạo một số từ, chúng sẽ cố gắng giao tiếp và trình bày ý kiến của mình một cách thường xuyên và chính xác hơn.

Xem thêm: Trẻ thế nào được coi là chậm nói?


Trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ
Trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi đang bước vào giai đoạn phát triển ngôn ngữ

2. Phát triển vốn từ vựng

Trẻ nhỏ sẽ tìm ra được cách kết nối các từ đơn thành những câu ngắn. Tuy nhiên, trẻ thường quan tâm đến những từ không thực sự quan trọng như giới từ hoặc mạo từ và chúng sẽ học những nhóm từ này ở giai đoạn sau.

Những câu đầu tiên được trẻ nói ra thường chỉ gồm khoảng 2 từ và mang tính chất vắn tắt, với nội dung liên quan đến một chủ thể nào đó. Mặc dù đơn giản, những câu nói này cũng là bằng chứng cho một bước tiến mới trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 16 đến 18 tháng tuổi.

Với bản năng xem mình là trung tâm, những câu đầu tiên mà trẻ nói sẽ thường là các câu mệnh lệnh. Lúc đầu, một số từ sẽ được dùng không chính xác. Ví dụ, trẻ có thể gọi tên con sư tử thành con chó hoặc ngựa vằn vì chúng đều có 4 chân và có đuôi. Theo thời gian, trẻ sẽ được học nhiều hơn và sử dụng các từ ngữ đúng đắn hơn.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bố mẹ giao tiếp với trẻ từ lứa tuổi sơ sinh, sử dụng nhiều từ ngữ phong phú và có phản hồi tích cực khi trẻ nỗ lực tập nói, sẽ tạo ra được khả năng phát triển ngôn ngữ tốt. Tất cả phụ huynh có con nhỏ đều có mối bận tâm về khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên cho dù trẻ có vẻ chậm nói hơn so với những trẻ khác nhưng miễn là trẻ có lắng nghe những cuộc hội thoại xung quanh, có vẻ hiểu được những điều lắng nghe và giao tiếp thông qua sự biểu hiện các nét mặt và ngôn ngữ cơ thể, đó là các tín hiệu tố cho việc chuẩn bị giao tiếp thực sự trong tương lai.


Bố mẹ giao tiếp với trẻ từ lứa tuổi sơ sinh sẽ tạo ra được khả năng phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ
Bố mẹ giao tiếp với trẻ từ lứa tuổi sơ sinh sẽ tạo ra được khả năng phát triển ngôn ngữ tốt cho trẻ

3. Sự kỳ diệu của niềm tin

Đâu đó giữa 16 và 18 tháng tuổi, trẻ nhỏ sẽ chuyển giao từ giai đoạn bắt chước thành giai đoạn thực hành. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng nhận thức và tưởng tượng để gắn hình ảnh của một đồ vật cho một thứ khác. Trẻ có thể học theo tiếng kêu của con vật khi chúng bò quanh chân bàn hoặc chơi với búp bê như một cách bắt chước các hành động của người khác.

Ở lứa tuổi này, từ 16 đến 18 tháng tuổi, bố mẹ nên lưu tâm về những điều đang xảy ra hoặc những thứ được nói ra tại nhà. Bởi vì, trẻ nhỏ có thể hiểu được các cuộc hội thoại hằng ngày, biết khoảng một số từ và luôn sẵn sàng lặp lại hoặc nhại theo những thứ chúng nhìn thấy hoặc nghe thấy được.

Ghi nhớ được ngôn ngữ là một trong những cột mốc cuối cùng liên quan đến ký ức. Trẻ sẽ có xu hướng nhắc lại những sự kiện từ trong ký ức của chúng ngay khi chúng biết nói và sự ghi nhớ tiếng nói sẽ được cải thiện đáng kể trong suốt lứa tuổi đi nhà trẻ. Một số trẻ nhỏ có thể thuật lại và mô tả những sự kiện từ hồi sơ sinh.

Xem thêm: Dạy con tập nói: Kiến thức cần biết

4. Làm gì khi trẻ 18 tháng chưa biết nói?

Có nhiều cách để khuyến khích trẻ tập nói. Tạo ra nhiều cơ hội để giao tiếp là bước đầu quan trọng. Bố mẹ nên nói chuyện với trẻ về những việc làm thường ngày như rửa bát hoặc thay tã. Chia sẻ với trẻ những thứ mà bạn quan sát thấy và suy nghĩ của bạn về chúng. Khi đặt câu hỏi, bố mẹ nên cho trẻ thời gian và khuyến khích chúng tự trả lời.

Những gợi ý về mặt hình ảnh cũng giúp trẻ hiểu được bố mẹ đang nói đến cái gì. Ví dụ, khi muốn trẻ lại gần bạn, bố mẹ có thể vẫy một tay để giúp trẻ nhận ra được bố mẹ muốn trẻ di chuyển lại gần.

Bất kể khi nào sử dụng ngôn ngữ, trẻ đều cần được động viên và chỉ ra rằng trẻ nói đúng hay sai. Nên lặp lại những gì trẻ vừa mới nói cho dù câu nói có vẻ không rõ ràng. Bố mẹ nên mở rộng và phát triển những ý kiến của trẻ thành những câu nói hoàn chỉnh.

Không nên lo lắng đến cách trẻ phát âm các từ ngữ. Việc trẻ có hiểu được điều mà bạn cố gắng nói hay không mới thực sự là điều quan trọng.

Nếu trẻ được dạy nhiều hơn một ngôn ngữ, đôi khi chúng có thể nhầm lẫn và có xu hướng phát triển lệch phía về một ngôn ngữ cụ thể. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến kỹ năng học nói của trẻ. Hiện nay, đã có nhiều bằng chứng cho rằng học hai ngôn ngữ cùng một lúc có thể cải thiện kỹ năng nói và kỹ năng ghi nhớ của trẻ sau này.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những cấu trúc đơn giản hoặc khó tập trung khi người khác đang nói chuyện và đề cập tới sự vật nào đó, bố mẹ nên đến gặp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn. Các bác sĩ sẽ tìm cách phát hiện nguyên nhân gây ra tình trạng này như khám thính giác. Điếc là một trong những rào cản khiến trẻ khó tập nói vì vậy luôn cần loại trừ đầu tiên.

Thỉnh thoảng, việc chậm biết nói, đi kèm với khả năng giao tiếp bằng ánh mắt và cử chỉ với môi trường xung quanh kém, có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ. Đây cũng là một trong các trường hợp mà bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để điều trị, sớm cho trẻ tái hòa nhập với cộng đồng.


Chậm biết nói có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ
Chậm biết nói có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ

Trẻ bước và giai đoạn phát triển ngôn ngữ, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.

Nguồn tham khảo:parents.com, babycentre.co.uk

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe