Trào ngược bàng quang niệu quản chữa thế nào?

Trào ngược bàng quang niệu quản xảy ra khi nước tiểu đi ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản và đài bể thận, qua đó dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trào ngược bàng quang niệu quản có triệu chứng như thế nào và có đảm bảo kinh tế khi khách mời tham gia hay không?

1. Trào ngược bàng quang niệu quản xảy ra khi nước tiểu đi ngược dòng từ bàng quang lên niệu quản và đài bể thận, qua đó dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Vậy trào ngược bàng quang niệu quản có triệu chứng như thế nào và có đảm bảo kinh tế khi khách mời tham gia hay không?

Giải phẫu bình thường của hệ thống tiết niệu bao gồm các cơ quan là thận, bàng quang, niệu quản (nối thận với bàng quang) và niệu đạo (đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể). Trong các cơ quan đó, thận có chức năng chính là lọc máu và tạo ra nước tiểu, sau đó đẩy nước tiểu qua niệu quản đến bàng quang và bài xuất ra ngoài cơ thể bằng niệu đạo.

Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản xảy ra khi dòng nước tiểu không thải ra ngoài theo chiều bình thường mà lại chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản. Ở điều kiện bình thường, bàng quang sẽ chống trào ngược nước tiểu theo cơ chế nắp túi áo, do đó nước tiểu không thể chảy ngược từ bàng quang lên niệu quản.

Bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thường được phát hiện ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ em sẽ gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.

Về phân độ, trào ngược bàng quang niệu quản trẻ em được phân chia thành 5 cấp độ như sau:

  • Độ 1: Dòng nước tiểu trào ngược chỉ dừng lại ở niệu quản;
  • Độ 2: Dòng nước tiểu trào ngược lên đến đài bể thận;
  • Độ 3: Tình trạng trào ngược nước tiểu làm đài bể thận và niệu quản giãn nhẹ, tuy nhiên các góc nhọn của đài thận vẫn được bảo tồn;
  • Độ 4: Niệu quản và đài bể thận giãn vừa, kèm theo đó các góc nhọn của đài thận biến mất;
  • Độ 5: Đài bể thận và niệu quản giãn mức độ nặng, trở nên ngoằn ngoèo và hình dạng đài thận không còn rõ như bình thường.

2. Nguyên nhân gây bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Một số nguyên nhân sau đây được cho là sẽ dẫn đến bệnh trào ngược bàng quang niệu quản:

  • Nguyên nhân nguyên phát:
    • Dị tật bẩm sinh, cụ thể là thiếu mất van ngăn chặn dòng trào ngược của nước tiểu từ bàng quang vào niệu quản. Khi trẻ trưởng thành, niệu quản bắt đầu dài và thẳng ra, qua đó giúp tình trạng trào ngược nước tiểu được cải thiện;
    • Dị dạng bàng quang, bao gồm liệt hoặc cạnh niệu quản xuất hiện túi thừa bàng quang;
    • Dị dạng niệu quản như niệu quản lạc chỗ hay lỗ niệu quản rộng hơn bình thường;
    • Nhược cơ tam giác niệu;
  • Nguyên nhân gây bệnh trào ngược bàng quang niệu quản thứ phát:
    • Tổn thương cơ bàng quang, tắc nghẽn hoặc tổn thương dây thần kinh điều hòa hoạt động tiểu tiện, qua đó khiến nước tiểu không thể đào thải theo cách bình thường. Nguyên nhân này cũng có thể dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản ở người lớn do bàng quang tăng áp lực sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược;
    • Các bệnh lý làm suy giảm chức năng bàng quang, như bàng quang thần kinh, viêm đường tiết niệu, tắc nghẽn đường tiết niệu dưới (bao gồm hẹp niệu đạo hoặc tồn tại van niệu đạo sau).

3. Triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản trẻ em

  • Trẻ có cảm giác tiểu buốt và đau khi đi tiểu, hệ quả là cảm giác sợ hãi mỗi khi đi tiểu nên trẻ sẽ nhịn tiểu thường xuyên hơn;
  • Cảm giác mắc tiểu liên tục và tiểu thành nhiều lần;
  • Mặc dù số lần đi tiểu tăng lên nhưng lượng nước tiểu trung bình thải ra mỗi lần lại rất ít;
  • Nước tiểu đục, có mùi hôi, thậm chí có trẻ còn tiểu ra máu;
  • Sốt do nhiễm trùng tiết niệu;
  • Cảm giác đau vùng hông lưng hoặc vùng bụng;
  • Với trẻ sơ sinh bị trào ngược bàng quang niệu quản, bé thường có các triệu chứng không đặc hiệu như tiêu chảy, sốt, ăn bú kém và quấy khóc nhiều vô cớ;
  • Với trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ lớn hơn thường gặp phải tình trạng táo bón, tiểu dầm và nghiêm trọng hơn là suy chức năng thận.

4. Chẩn đoán bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng đã đề cập ở trên, việc chẩn đoán xác định bệnh trào ngược bàng quang niệu quản cần kết hợp thêm các phương pháp cận lâm sàng sau đây:

  • Chụp X quang bàng quang niệu đạo: Bằng cách sử dụng một ống nhỏ để đưa thuốc cản quang vào bàng quang, sau đó tiến hành chụp X quang sẽ giúp phát hiện hình thành bàng quang trên phim;
  • Siêu âm: Đánh giá mức độ giãn của đài bể thận và niệu quản. Nếu có hiện tượng giãn kèm theo thận ứ nước thì khả năng cao là bệnh trào ngược bàng quang niệu quản;
  • Chụp X quang đài bể thận để quan sát giải phẫu đường tiết niệu và 2 bên thận;
  • Chụp bàng quang niệu đạo bằng phóng xạ: Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng tiết niệu tái phát. Một lượng nhỏ phóng xạ sẽ được bác sĩ đưa vào cơ thể trẻ theo đường tĩnh mạch. Sau đó bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị đặc biệt để chụp bàng quang và thận. Biện pháp này giúp phát hiện, quan sát những vết sẹo ở thận và đưa ra chẩn đoán xác định bệnh trào ngược bàng quang niệu quản.

Dựa vào giới tính, độ tuổi, mức độ và số lần nhiễm trùng đường tiết niệu của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp nhất.

5. Điều trị bệnh trào ngược bàng quang niệu quản

Trào ngược bàng quang niệu quản ở trẻ em mức độ từ nhẹ đến trung bình thường tự khỏi sau vài tháng hoặc vài năm. Việc đặc biệt quan trọng trong thời điểm này là giữ trẻ khỏi tác nhân gây nhiễm trùng. Trước đây, trào ngược bàng quang niệu quản trẻ em mức độ từ nhẹ đến trung bình sẽ được chỉ định tiêm dự phòng kháng sinh hàng ngày, nhưng hiện nay phác đồ này không còn nhận được sự đồng thuận. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ chuyên khoa lại đề nghị cho trẻ dùng kháng sinh dự phòng cho trường hợp trào ngược bàng quang niệu quản mức độ nặng ở mọi lứa tuổi hoặc những trẻ dưới 2 tuổi bị trào ngược bàng quang niệu quản mức độ 2 đến 5 và những trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu tái phát không phụ thuộc vào trào ngược bàng quang niệu quản. Có nhiều khuyến cáo về tuổi và cân nặng đối với kháng sinh, nhưng thông thường, trẻ em được dùng Trimethoprim/Sulfamethoxazole trước khi đi ngủ, Nitrofurantoin vào buổi ăn trưa, hoặc Cephalexin 2 lần mỗi ngày.

Với trào ngược bàng quang niệu quản mức độ nặng kèm theo tăng áp lực bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các thuốc kháng cholinergic (ví dụ, Oxybutynin, Solifenacin succinate) và hiếm khi phẫu thuật (như tiêm độc tố botulinum hoặc mở bàng quang). Bệnh nhân có rối loạn chức năng ruột và bàng quang được hưởng lợi từ việc thay đổi hành vi có hoặc không có biểu hiện phản hồi sinh học.

Triệu chứng trào ngược bàng quang niệu quản (gây nhiễm trùng tiểu tái phát, suy thận hoặc sẹo thận) sẽ được điều trị bằng phẫu thuật nội soi và sau đó tiêm chất độn vào niệu quản (ví dụ, Dextranomer/acid hyaluronic) hoặc trồng lại niệu quản.

Theo dõi người bị trào ngược bàng quang niệu quản:

  • Tiền sử, khám lâm sàng (bao gồm đo huyết áp), xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm nước tiểu (Tìm hồng cầu và protein) và creatinin huyết thanh, chụp bàng quang niệu đạo ngược dòng và siêu âm được thực hiện theo định kỳ tùy theo độ tuổi, mức độ nặng của dòng trào ngược và các biến chứng liên quan. Thông thường, trẻ dưới 2 tuổi cần siêu âm mỗi 4 đến 6 tháng (thường xảy ra ở trẻ có bệnh thận quan trọng có thể nhìn thấy trên siêu âm), với trẻ lớn hơn cần siêu âm mỗi 6 đến 12 tháng;
  • Chụp bàng quang niệu đạo có thể được thực hiện lại sau 1 đến 2 năm;
  • Ngoài ra, trẻ nhỏ cần được cha mẹ tập huấn cách đi vệ sinh, sau đó bác sĩ sẽ đánh giá tại mỗi lần khám về hiện tượng táo bón và tiểu không thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu dắt, và tiểu dầm về đêm. Những triệu chứng trên là dấu hiệu phổ biến của rối loạn chức năng bàng quang và cần được điều trị thuốc cùng với thay đổi hành vi để tránh diễn tiến đến bệnh trào ngược bàng quang niệu quản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: .mayoclinic.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe