Tránh ngộ độc thực phẩm: Giữ tủ lạnh của bạn an toàn

Để có thể giữ thực phẩm trong tủ lạnh một cách an toàn đảm bảo sức khỏe, điều quan trọng là bạn cần phải ngăn vi khuẩn không lây lan từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

1. Tổng quan

Theo Tạp chí Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ: “Các bệnh truyền qua thực phẩm được ước tính gây ra khoảng 76 triệu ca bệnh, 325.000 ca nhập viện và 5.000 ca tử vong ở Hoa Kỳ mỗi năm."

Những loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng gây nguy hiểm này gây nguy hiểm cho sức khỏe của tất cả chúng ta, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ, người già và bất kỳ ai bị bệnh suy giảm miễn dịch.

Tuy nhiên, tin tốt là có tới 25% các đợt bùng phát có thể ngăn chặn được bằng các biện pháp an toàn hơn tại nhà.

Giữ lạnh thực phẩm trong tủ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Từ 5°C đến 63°C được gọi là 'vùng nguy hiểm', nơi vi khuẩn trên thực phẩm có thể phát triển đến mức có thể gây bệnh cho bạn.

Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bảo đảm thực phẩm trong tủ lạnh của bạn được an toàn:

1.1. Giữ tủ lạnh ở nhiệt độ 5°C trở xuống

  • Các số trên mặt đồng hồ của tủ lạnh không nhất thiết phải hiển thị nhiệt độ
  • Sử dụng nhiệt kế tủ lạnh không chứa thủy ngân ở kệ dưới cùng phía trên ngăn đựng salad để đọc chính xác;
  • Bạn cần phải đóng cửa tủ lạnh vào. Nếu để cửa mở trong bất kỳ khoảng thời gian nào nhiệt độ sẽ tăng lên, thì việc bảo quản thực phẩm sẽ không hiệu quả;
  • Không cho thức ăn nóng vào tủ lạnh vì điều này cũng có thể làm tăng nhiệt độ.

Người nội trợ nên giữ tủ lạnh ở nhiệt độ 5 ° C trở xuống
Người nội trợ nên giữ tủ lạnh ở nhiệt độ 5 ° C trở xuống

1.2. Không đóng gói quá nhiều thức ăn

Việc đóng gói quá nhiều thức ăn khiến cho luồng không khí mát di chuyển xung quanh thực phẩm bị cản trở dẫn đến thực phẩm của bạn có thể không được làm lạnh đúng cách dễ dẫn đến ôi thiu.

1.3. Bảo quản các loại thực phẩm khác nhau vào đúng khu vực

  • Cất thực phẩm ăn liền như pho mát, sữa chua, thịt nấu chín và thức ăn thừa trên kệ giữa và trên cùng;
  • Đặt thịt, cá và gia cầm sống trong hộp kín ở kệ dưới cùng để chúng không chạm vào nhau hoặc nhỏ giọt lên các thực phẩm khác;
  • Các loại thực phẩm sống và chín phải được để ở các khu vực khác nhau để tránh lây nhiễm chéo giữa các loại thực phẩm.

1.4. Cho thức ăn thừa vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ

  • Nếu thức ăn còn thừa sau bữa ăn, hãy cho vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ sau khi nấu;
  • Chia thức ăn thành nhiều phần nhỏ và cho vào đĩa khô, nông để giúp thức ăn nhanh nguội hơn;
  • Cơm nấu thừa có nguy cơ cao, phải được làm nguội và cho vào tủ lạnh trong vòng một giờ;
  • Khi bạn làm nguội gà tây hoặc các loài chim lớn khác, việc cắt bỏ chân sẽ giúp chúng nguội nhanh hơn;
  • Cho thức ăn thừa vào đĩa, bát hoặc hộp đựng sạch, đậy nắp để tránh lây nhiễm chéo;
  • Vứt bỏ bất kỳ thực phẩm có nguy cơ cao nào đã để trong tủ lạnh hơn 2 giờ;
  • Ăn hết thức ăn thừa trong vòng 3 ngày.

1.5. Dọn dẹp tủ

  • Bạn nên dọn dẹp tủ lạnh cứ mỗi 10 ngày hoặc 2 tuần, sử dụng khăn lau mềm, các loại nước sát khuẩn nhẹ;
  • Lau sạch bất kỳ vết bẩn nào trong tủ lạnh của bạn để tránh lây nhiễm chéo.
  • Không để tủ đông đá mà không được lau chùi.

Dọn dẹp tủ với nước sát khuẩn nhẹ giúp tủ lạnh luôn sạch sẽ
Dọn dẹp tủ với nước sát khuẩn nhẹ giúp tủ lạnh luôn sạch sẽ

1.6. Thực hiện “tốt nhất trước và sử dụng trước”

Các nhà cung cấp sản phẩm cho chúng ta luôn luôn có dán nhãn sản phẩm để thông tin cho bạn biết về sản phẩm, chất dinh dưỡng, khuyến cáo... và điều quan trọng đó là “hạn sử dụng” hay “Sử dụng tốt nhất trước” đều là một thông tin cho chúng ta biết thực phẩm có thể sử dụng để đảm bảo an toàn cho bữa ăn được nữa hay không. Nhưng trước khi ăn bạn phải lưu ý đến cảm quan của sản phẩm xem liệu chúng có còn thơm ngon hay không, và nếu đã hết hạn quá xa ngày của “hạn sử dụng” thì bạn không nên ăn.

Lưu ý sắp xếp tủ lạnh của bạn theo trình tự, ngắn hạn dùng trước, dài hạn dùng sau.

1.7. Không động lạnh thực phẩm lại khi đã rã đông

Thực phẩm khi đã rã đông bạn không nên đông lạnh lại chúng bởi khi thực phẩm đang ở trong tủ đông là điều kiện tuyệt vời nhất để bảo quản thực phẩm nhưng khi đem đi rã đông khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của thực phẩm.

Một mẹo nhở nhắc bạn, khi mua thực phẩm về bạn nên chia nhỏ ra từng túi theo nhu cầu sử dụng và đem đông lạnh, khi lấy thực phẩm rã đông để sử dụng không nên lấy quá nhiều, lấy bao nhiêu, sử dụng hết bấy nhiêu.

1.8. Vứt đi không luyến tiếc

Chẳng hạn, bạn bỏ quên một vài gói thực phẩm không dùng đến và chúng đã quá hạn sử dụng, về cảm quan không còn được ngon lành như ban đầu thì bạn cũng đừng ngần ngại mà vứt bỏ chúng đi. Nếu bạn vẫn quá nuối tiếc chúng và tận dụng lại sẽ mang đến nguy cơ sức khỏe cho chính bạn và gia đình bạn.

2. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông

Đông lạnh là một cách tuyệt vời để lưu trữ thực phẩm. Nếu thực phẩm được đông lạnh đúng cách, nó sẽ an toàn để ăn vô thời hạn, mặc dù sau một thời gian, hương vị và kết cấu có thể bị ảnh hưởng.

Thời gian bảo quản tủ đông khác nhau tùy thuộc vào loại thực phẩm khác nhau và loại tủ đông của bạn. Tủ đông lý tưởng nên chạy ở nhiệt độ - 18oC.

Thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông. Giới hạn thời gian ngắn đối với thực phẩm bảo quản lạnh tại nhà sẽ giúp chúng không bị hỏng hoặc trở nên nguy hiểm khi ăn. Các hướng dẫn về bảo quản trong tủ đông chỉ dành cho chất lượng thực phẩm đông lạnh được bảo quản liên tục ở 4,5oC hoặc thấp hơn có thể được giữ vô thời hạn.

Tránh ngộ độc thực phẩm: Giữ tủ lạnh của bạn an toàn
Tránh ngộ độc thực phẩm: Giữ tủ lạnh của bạn an toàn
Tránh ngộ độc thực phẩm: Giữ tủ lạnh của bạn an toàn

3. Những loại thực phẩm không thể bảo quản trong tủ đông

Tránh ngộ độc thực phẩm: Giữ tủ lạnh của bạn an toàn

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, safefood.net, foodsafety.gov

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe