Trắc nghiệm: Tuyến giáp của bạn có khỏe mạnh không?

Tuyến giáp tạo ra các hormone giúp kiểm soát nhiều phần của quá trình trao đổi chất, như nhịp tim đập nhanh và tốc độ đốt cháy calo. Phụ nữ có nhiều khả năng gặp vấn đề với tuyến giáp hơn nam giới. Các nghiên cứu đã cho thấy cứ 8 phụ nữ thì có 1 người bị ảnh hưởng. Các vấn đề phổ biến nhất với tuyến giáp là suy giáp, khi tuyến không sản xuất đủ hormone và cường giáp, khi nó tạo ra quá nhiều.

1. Tuyến giáp bình thường

Tuyến giáp trong cơ thể nằm ở vùng cổ trước, có nhiệm vụ sản xuất ra các hormone T3 (triiodothyronine) và T4 (thyroxine), giúp kiểm soát sự trao đổi chất của cơ thể. Các hormone tuyến giáp này điều chỉnh nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng.

Vùng dưới đồi tiết ra hormone giải phóng thyrotropin (TRH), hoocmon này kích thích tuyến yên giải phóng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH kích thích tuyến giáp tiết ra hormone của nó.

Khi nồng độ T4 và T3 trong máu tăng lên, vùng dưới đồi và tuyến yên ngừng sản xuất hormone, giữ cho nồng độ hormone tuyến giáp trong máu ổn định vì vậy TSH sẽ giảm thấp khi có cường giáp. Và ngược lại TSH sẽ cao nếu bạn có suy giáp.

2. Dấu hiệu bệnh lý tuyến giáp

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này và thậm chí là chúng không biến mất trong một khoảng thời gian, thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm hormone tuyến giáp để xác định bệnh lý tuyến giáp .

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thừa hoocmon giáp

  • Mệt mỏi, run tay
  • Tim đập nhanh
  • Khó tập trung
  • Thèm ăn mà vẫn bị sút cân
  • Đổ mồ hôi
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Tiêu chảy
  • Mất ngủ

Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hoocmon giáp

  • Mệt mỏi
  • Tăng nhạy cảm với lạnh
  • Yếu cơ
  • Móng và tóc giòn
  • Giọng khàn
  • Rong kinh
  • Khó thụ thai
  • Ăn không ngon miệng, chán ăn mà vẫn Tăng cân

Tăng cân không chủ ý có thể do tuyến giáp thấp
Tăng cân không chủ ý có thể do tuyến giáp thấp

Ngoài cường giáp, suy giáp, người bệnh cũng có thể có tình trạng cường giáp dưới lâm sàng, suy giáp dưới lâm sàng, ở đó hoocmon giáp đã bắt đầu có rối loạn nhưng chưa đủ để gây cho bạn có triệu chứng rõ ràng trên lâm sàng.

Một số nguyên nhân có thể gây ra cường giáp dưới lâm sàng

Bạn có thể phát triển cường giáp dưới lâm sàng nếu:

  • Bạn bị rối loạn tự miễn dịch bệnh Graves
  • Bạn có nhân độc tuyến giáp
  • Bạn bị viêm tuyến giáp (viêm tuyến giáp)
  • Bạn đã được điều trị quá mức bằng hormone tuyến giáp để điều trị suy giáp
  • Bạn được điều trị thuốc nhóm amiodarone (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim) hoặc sử dụng 1 lúc lượng iode quá lớn như thuốc cản quang chưa iodine...

Một số nguyên nhân có thể gây ra suy giáp dưới lâm sàng

  • Bạn bị một loại viêm tuyến giáp gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto
  • Bạn đã được điều trị bằng iốt phóng xạ (đối với cường giáp)
  • Bạn được điều trị với 1 trong số các loại thuốc sau: interferon alfa (đối với ung thư), interleukin-2 (đối với ung thư thận), amiodarone (Cordarone, được kê đơn đối với nhịp tim không đều), lithium...

Bệnh nhân bị viêm tuyến giáp Hashimoto
Bệnh nhân bị viêm tuyến giáp Hashimoto

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe