Tổng quan về soi và sinh thiết cổ tử cung

Soi và sinh thiết cổ tử cung là phương pháp thường được sử dụng để phát hiện những vấn đề bất thường ở âm đạo, cổ tử cung để đưa ra phương hướng điều trị thích hợp đối với bệnh nhân.

1. Tác dụng của soi và sinh thiết cổ tử cung

Soi cổ tử cung là phương pháp bác sĩ sử dụng một thiết bị phóng đại đặc biệt đưa vào khu vực cơ quan sinh dục nữ để kiểm tra âm hộ, âm đạo và cổ tử cung nhằm xác định vị trí và mức độ lan tỏa của tổn thương. Thủ thuật soi cổ tử cung được thực hiện bằng một máy soi có một nguồn sáng lạnh, chiếu ánh sáng vào cổ tử cung và phóng đại hình ảnh bên trong gấp từ 10 - 30 lần, cho phép bác sĩ quan sát được các tổn thương trên màn hình.

Nếu phát hiện có vấn đề, bác sĩ có thể thực hiện lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ cổ tử cung hoặc từ trong lỗ mở của cổ tử cung, đưa đi quan sát dưới kính hiển vi để khẳng định chẩn đoán.

Thủ thuật soi và sinh thiết cổ tử cung thường được thực hiện khi có kết quả xét nghiệm Pap smear bất thường. Những nguyên nhân gây kết quả xét nghiệm Pap bất thường gồm: Nhiễm virus (HPV, vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh), viêm âm đạo teo liên quan đến mãn kinh,... Trong một số trường hợp, xét nghiệm Pap bất thường cảnh báo nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư.


Cổ tử cung thường dễ mắc một số bệnh lý
Cổ tử cung thường dễ mắc một số bệnh lý

Soi và sinh thiết cổ tử cung nhằm:

  • Phát hiện ung thư cổ tử cung hoặc những tổn thương có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung;
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây xét nghiệm Pap bất thường, được khuyên thực hiện nếu bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục;
  • Kiểm tra một vết loét hoặc vấn đề khác như mụn cóc sinh dục tìm thấy ở khu vực âm đạo và cổ tử cung;
  • Theo dõi các khu vực bất thường được nhìn thấy khi soi cổ tử cung trước đó như ngứa, viêm nhiễm cổ tử cung;
  • Đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị bệnh.

2. Thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung

2.1 Chuẩn bị

  • Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết về việc mình đang hoặc có thể mang thai, loại thuốc đang sử dụng, loại thuốc bị dị ứng, có vấn đề về đông máu, đã điều trị nhiễm trùng vùng chậu, âm đạo hoặc cổ tử cung;
  • Xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trước khi soi và sinh thiết cổ tử cung để xác định xem có mang thai hay không;
  • Không quan hệ tình dục hoặc đặt bất kỳ thứ gì vào âm đạo (thụt rửa, tampon, thuốc âm đạo,...) trong 24 giờ trước khi thực hiện thủ thuật;
  • Làm trống bàng quang trước khi thực hiện thủ thuật;
  • Có thể sử dụng thuốc giảm đau khoảng 30 - 60 phút trước khi thực hiện thủ thuật, loại thuốc dùng được chỉ định bởi bác sĩ;
  • Soi cổ tử cung khi không có kinh nguyệt: Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt (khoảng 8 - 12 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt cuối cùng);
  • Nếu phải thực hiện thủ thuật sinh thiết khoét chóp tử cung hay các sinh thiết khác yêu cầu phải tiêm thuốc tê, cần nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi sinh thiết;
  • Ký kết mẫu đơn đồng ý với rủi ro của thủ thuật;
  • Bác sĩ giải đáp cho bệnh nhân về những vấn đề cần thiết.

Thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung
Thực hiện soi và sinh thiết cổ tử cung

2.2 Quy trình thực hiện

  • Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn khám, đặt bàn chân vào bàn đạp;
  • Bác sĩ chèn mỏ vịt vào âm đạo, mở thành âm đạo rộng ra để quan sát bên trong âm đạo và cổ tử cung;
  • Di chuyển máy soi cổ tử cung gần âm đạo. Có thể sử dụng axit axetic hoặc i ốt để giúp dễ dàng quan sát các khu vực bất thường. Có thể chụp ảnh, quay lại video của âm đạo và cổ tử cung nếu cần thiết;
  • Nếu có khu vực có mô bất thường trên cổ tử cung, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ, đưa đi kiểm tra dưới kính hiển vi;
  • Nếu cần lấy một mẫu mô từ bên trong lỗ cổ tử cung, bác sĩ sẽ áp dụng thủ thuật nạo nội tiết (ECC). ECC không được thực hiện khi đang mang thai;
  • Bác sĩ thoa một hợp chất hóa học vào khu vực vừa sinh thiết để hạn chế chảy máu.

Soi cổ tử cung và sinh thiết thường được thực hiện bởi bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ đa khoa. Tổng thời gian thực hiện thủ thuật này chỉ khoảng 150 - 20 phút.

3. Những lưu ý sau khi xét nghiệm soi và sinh thiết cổ tử cung

  • Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu khi đưa mỏ vịt vào âm đạo, có thể bị đau khi lấy mẫu mô phục vụ sinh thiết;
  • Trong một số trường hợp, sinh thiết cổ tử cung có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng. Chảy máu có thể được kiểm soát bằng việc sử dụng các dung dịch cầm máu phù hợp;
  • Với các trường hợp được sinh thiết, âm đạo có thể bị đau trong 1 - 2 ngày. Hiện tượng chảy máu âm đạo hoặc xuất tiết là bình thường cho tới một tuần sau khi sinh thiết. Bệnh nhân có thể sử dụng một miếng băng vệ sinh trong suốt thời gian này để thấm máu;
  • Không tập thể dục trong vòng 1 ngày sau khi soi cổ tử cung.
  • Không thụt rửa sâu, quan hệ tình dục hoặc sử dụng tampon trong 1 tuần để cổ tử cung lành lại;
  • Tuân thủ đúng theo mọi hướng dẫn của bác sĩ. Nếu có các dấu hiệu bất thường như: Chảy máu âm đạo nặng, sốt, đau bụng, dịch tiết âm đạo có mùi hôi,... cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra, xử trí ngay.

Sau sinh thiết có thể xuất hiện các cơn đau bụng dưới
Sau sinh thiết có thể xuất hiện các cơn đau bụng dưới

4. Cách đọc kết quả soi và sinh thiết cổ tử cung

Khi soi cổ tử cung, bác sĩ sẽ thông báo luôn những gì quan sát được tại thời điểm thực hiện thủ thuật. Kết quả xét nghiệm từ sinh thiết có thể được trả cho bệnh nhân sau vài ngày hoặc lâu hơn. Các kết quả có thể là:

Bình thường

  • Axit axetic hoặc i ốt không hiển thị bất kỳ khu vực nào có mô bất thường;
  • Âm đạo và cổ tử cung hoàn toàn bình thường;
  • Sinh thiết không hiển thị tế bào bất thường.

Bất thường

  • Axit axetic hoặc i ốt cho thấy các khu vực mô bất thường: Các vết loét, mụn cóc sinh dục, nhiễm trùng,... được tìm thấy xung quanh khu vực âm đạo hoặc cổ tử cung;
  • Sinh thiết cho thấy sự xuất hiện của các tế bào bất thường, cảnh báo khả năng phát triển của ung thư cổ tử cung.

kết quả sinh thiết cổ tử cung
kết quả sinh thiết cổ tử cung

*Lưu ý: Một số yếu tố ảnh hưởng tới kết quả soi và sinh thiết cổ tử cung:

  • Có quan hệ tình dục trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện thủ thuật;
  • Đang trong thời kỳ kinh nguyệt tại thời điểm làm thủ thuật;
  • Thụt rửa, đặt tampon, sử dụng kem bôi âm đạo hoặc thuốc trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện thủ thuật;
  • Bị nhiễm trùng tại âm đạo hoặc cổ tử cung;
  • Phụ nữ qua thời kỳ mãn kinh: Tình trạng thay đổi nội tiết tố gây khó khăn khi quan sát ống cổ tử cung.

Soi và sinh thiết cổ tử cung thường được chỉ định cho những phụ nữ có kết quả xét nghiệm Pap bất thường, giúp hỗ trợ sàng lọc, chẩn đoán ung thư cổ tử cung hay các bệnh như viêm cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc bộ phận sinh dục,... Sau khi thực hiện thủ thuật này, tùy thuộc kết quả thu được, bệnh nhân nên tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để có sức khỏe tốt, kịp thời đối phó với những diễn biến khó lường của bệnh.

Để đáp ứng nhu cầu khám sàng lọc ung thư phụ khoa của chị em phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec hiện có cung cấp gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa, giúp phát hiện sớm 4 bệnh: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng.


Khám phụ khoa định kỳ giúp chị em phụ nữ phát hiện sớm bệnh lý
Khám phụ khoa định kỳ giúp chị em phụ nữ phát hiện sớm bệnh lý

Những đối tượng nên sử dụng Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bao gồm:

  • Những khách hàng nữ, trên 40 tuổi
  • Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú- phụ khoa (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng)
  • Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú, phụ khoa
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh
  • Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú, phụ khoa như : đau ở vú, có cục u ở vú, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng bụng, vv...

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Video đề xuất:

Tầm soát ung thư: Phương pháp phát hiện sớm bệnh, giảm chi phí điều trị và tỷ lệ tử vong do ung thư

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe