Tìm hiểu về tình trạng tinh hoàn co rút

Tinh hoàn co rút là 1 tình trạng thường gặp, những kiến thức về bệnh còn hạn chế. Chính vì vậy, có nhiều trường hợp gặp phải tinh hoàn bị co rút không biết xử trí thế nào, không biết mình đang mắc bệnh cho đến khi họ đi khám vô sinh. Việc chủ động tìm hiểu tinh hoàn co rút giúp bạn phòng, tầm soát tốt nhất trước những nguy cơ.

1. Tinh hoàn co rút là gì?

Tinh hoàn co rút là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng tinh hoàn di chuyển qua lại giữa vùng bìu – bẹn. Trẻ bị co rút tinh hoàn có thể tự biến mất vào thời điểm nào đó trước/ trong tuổi dậy thì. Tinh hoàn di chuyển đến đúng vị trí trong bìu và ở đó vĩnh viễn.

Có khoảng 5% nam giới đến tuổi trưởng thành tinh hoàn co rút vẫn nằm ở háng, không di chuyển được nữa hay còn gọi là tinh hoàn nằm cao hoặc tinh hoàn lạc chỗ mắc phải.

Tinh hoàn co rút ít xảy ra ở các bé trai sơ sinh hoặc < 3 tháng. Phản xạ cơ bìu mạnh nhất trong giai đoạn từ 2-7 tuổi, và tinh hoàn co rút phổ biến ở các bé trai từ 5-6 tuổi. Trẻ bị co rút tinh hoàn cần được phát hiện và xử trí hiệu quả để tránh ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, sinh sản sau này.

2. Nguyên nhân tinh hoàn co rút

Co rút tinh hoàn là tình trạng ít gặp, tuy nhiên gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Việc tìm ra nguyên nhân tinh hoàn co rút giúp điều trị đạt hiệu quả. Theo đó, cơ bắp hoạt động quá mức cũng có thể khiến tinh hoàn co rút. Cơ bìu cũng tương tự như một quả bóng chứa tinh hoàn, khi cơ bìu co, nó sẽ kéo tinh hoàn lên.

Cơ bìu có chức năng kiểm soát nhiệt độ của tinh hoàn. Để tinh hoàn phát triển, hoạt động bình thường, nhiệt độ ở vị trí này cần mát hơn nhiệt độ của cơ thể. Ở môi trường ấm áp, cơ bìu sẽ thư giãn, khi lạnh thì cơ bìu co lại kéo tinh hoàn vào sát cơ thể hơn.

Phản xạ cơ bìu được hình thành dựa vào cách cọ xát dây thần kinh ở bên trong đùi và cảm xúc. Phản xạ cơ bìu mạnh có thể khiến tinh hoàn co rút, kéo tinh hoàn ra khỏi bìu và vào trong háng.

Ngoài ra, tinh hoàn bị co rút còn có thể trở thành tinh hoàn nằm cao, tinh hoàn lạc chỗ. Tinh hoàn có thể bị rời khỏi bìu vào vị trí cao hơn. Một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này gồm:

  • Thừng tinh ngắn;
  • Mô bào thai còn sót lại
  • Mô sẹo sau phẫu thuật thoát vị bẹn;
  • ...

Việc kiểm tra và chẩn đoán tìm ra nguyên nhân tinh hoàn bị co rút có thể giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

3. Triệu chứng tinh hoàn co rút

Tinh hoàn là 1 bộ phận thuộc hệ sinh dục ở nam, chúng hình thành ở ổ bụng từ khi còn trong bào thai. Trong những tháng cuối, tinh hoàn của trẻ sẽ đi dần vào bìu. Nếu việc di chuyển này không hoàn thành trước khi sinh thì tinh hoàn sẽ đi xuống trong vài tháng.

Nếu tinh hoàn co rút thì tinh hoàn sẽ đi xuống như không cố định trong bìu, lúc này bạn sẽ có biểu hiện gồm:

  • Tinh hoàn có thể di chuyển dễ dàng khi chạm tay từ hàng vào bìu, sẽ không trở lại háng;
  • Tinh hoàn trong bìu và ở lại một thời gian;
  • Tinh hoàn tự nhiên biến mất một thời gian;

Điều đáng nói là sự chuyển động của tinh hoàn này không gây đau, khó chịu gì cho người bệnh. Bạn chỉ nhận thấy khi không quan sát hoặc sờ thấy tinh hoàn trong bìu. Mỗi nam giới sẽ có 2 tinh hoàn và ở 2 vị trí độc lập. Do đó, bạn hoàn toàn có thể có một tinh hoàn bình thường và 1 tinh hoàn co rút.

Cần phân biệt tinh hoàn co rút với tinh hoàn lạc chỗ. Tinh hoàn lạc chỗ là không bao giờ có tinh hoàn trong bìu, còn tình hoàn co rút thì có thể ở trong bìu hoặc háng, tinh hoàn có sự di chuyển. Nếu bé trai bị co rút tinh hoàn cần theo dõi và chủ động đi khám bác sĩ để được tư vấn.

4. Chẩn đoán và điều trị tinh hoàn co rút

Đa phần trẻ bị tinh hoàn co rút thường tự khỏi mà không cần can thiệp. Tức là tinh hoàn sẽ tự di chuyển trở lại vào bên trong bìu, cố định tại đây khi đến tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần theo dõi tình trạng của bé, nếu tinh hoàn không tự di chuyển vào bên trong bìu, hoặc vị trí của tinh hoàn bất thường thì cần phải xem xét đưa ra đi khám để tránh những ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng sinh sản sau này.

Co rút tinh hoàn cần được đánh giá và xử trí phù hợp. Bác sĩ tiến hành chẩn đoán tinh hoàn bị co rút thông qua việc khám lâm sàng. Sau khi có kết luận bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị như:

  • Di chuyển bằng tay;
  • Phẫu thuật;

Di chuyển bằng tay có nghĩa là bác sĩ sẽ dùng tay để di chuyển và đưa tinh hoàn trở lại vào bìu. Đây là cách điều trị tinh hoàn co rút đơn giản, hiệu quả ngay. Những cách làm này thường có thể khiến tinh hoàn co rút trở lại.

Với các trường hợp xử trí bằng tay không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật và làm hẹp đường màng bảo vệ được thực hiện ở đối tượng trẻ bị tinh hoàn co rút ở tuổi đầu thời niên thiếu nhằm đảm bảo an toàn cũng như sự phát triển bình thường của hệ sinh dục.

Sau khi phẫu thuật, cần tránh đạp xe hay các hoạt động thể thao để phục hồi. Bạn sẽ được theo dõi đánh giá mức độ phục hồi sau phẫu thuật tinh hoàn co rút 2 tuần và 6 tháng sau phẫu thuật. Việc làm này nhằm đảm bảo tinh hoàn không bị co rút trở lại sau thời gian.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp bạn đối phó với tình trạng tinh hoàn co rút hiệu quả như:

  • Khi tắm cho trẻ cần kiểm tra tinh hoàn của bé thường xuyên;
  • Giải thích về bìu, tinh hoàn và hướng dẫn trẻ cách kiểm tra tinh hoàn của mình;
  • Mua quần áo rộng rãi phù hợp với cơ thể của trẻ;

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tinh hoàn co rút, trẻ bị tinh hoàn co rút, hãy hỏi bác sĩ nam khoa để được tư vấn, giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe