Tìm hiểu về mềm sụn thanh quản

Bệnh lý mềm sụn thanh quản hiếm gặp, chỉ chiếm 0,01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là những tiếng thở khò khè của trẻ sơ sinh ngay ở những tuần tuổi đầu đời.

1. Bệnh mềm sụn thanh quản

Mềm sụn thanh quản là một bất thường bẩm sinh sụn thanh quản dùng để mô tả trường hợp mô nâng đỡ các cấu trúc giải phẫu phía trên thanh quản gồm nắp thanh quản và sụn phễu chưa phát triển kịp khiến các cấu trúc này sa vào đường thở của trẻ tạo nên tiếng thở khò khè.

Mềm sụn thanh quản, một dạng bẩm sinh khiếm khuyết hay gặp ở phần thanh môn, thanh quản, bệnh chiếm đến 60% những bất thường của bẩm sinh thanh quản. Bệnh gây nên hiện tượng thở rít trên lâm sàng, trẻ nam gấp 2 lần trẻ nữ. Hiện tượng mềm sụn thanh quản chủ yếu diễn ra ở nắp sụn thanh quản và sụn phễu thanh quản, cũng có thể tại cả hai phần cấu trúc đó. Bệnh lý này rất hiếm gặp, chỉ chiếm 0,01% các bệnh lý tai mũi họng nói chung.

2. Nguyên nhân gây mềm sụn thanh quản ở trẻ

Tình trạng thanh quản bị mềm sụn xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào. Nguyên nhân cụ thể hiện tại vẫn chưa rõ, có thể từ nhiều cơ chế khác nhau:

  • Do bất thường cấu trúc cơ thể học

Do nắp phễu thanh âm ngắn và nắp thanh âm hình omega làm cho vùng thượng thanh môn bị hẹp lại.


Tình trạng thanh quản bị mềm sụn xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào
Tình trạng thanh quản bị mềm sụn xảy ra khi vùng thượng thanh môn bị hẹp lại mỗi khi hít hơi vào

Vì độ chênh lệch giữa kích thước phổi và kích thước ống dẫn khí hô hấp trên nên gặp tình trạng co rút hay làm phồng hõm các cơ của vùng ngực, vùng cổ, rõ thấy nhất là khi trẻ thở ra hít vào, hoạt động này nhẹ nhưng diễn ra đều đều, liên tục, tạo tiếng thở rít.

  • Đường dẫn truyền thần kinh chưa hoàn chỉnh

Các đường dẫn truyền thần kinh chưa trưởng thành đầy đủ, do đó sự phối hợp giữa thần kinh và cơ chưa hoàn chỉnh khiến cho trương lực đường dẫn khí khu vực này thấp hơn so với mức cần thiết do vậy dễ bị phồng xẹp, chưa ổn định.

3. Triệu chứng mềm sụn thanh quản

  • Trẻ thở khò khè lâu ngày

+ Trẻ đã bắt đầu khò khè từng nhịp thở ngay sau thời điểm chào đời. Mỗi cơn thở đều khò khè và ngắt quãng những lúc hít vào, đôi khi làm cha mẹ lầm tưởng trẻ bị hút nước ối trong mũi không sạch sau sinh, gây viêm mũi và dẫn tới ngạt mũi, tắc mũi. Thế nhưng, nếu khám tai mũi họng lại không hề thấy bát kỳ tổn thương nào, cũng như không thấy có dịch tiết.

+ Cha mẹ có thể nghe thấy những tiếng thở khò khè mang âm cao, tăng nặng khi trẻ ở tư thế nằm ngửa, khi trẻ khóc quấy, trẻ bị kèm viêm đường hô hấp. Nặng hơn là trẻ gặp tình trạng chậm tăng cân, khó bú mẹ, ngừng thở đột ngột vài giây, lồng ngực và cổ co kéo khi hít hơi vào, da tái. Những triệu chứng cấp này thường kéo dài trong 8 tháng tuổi đầu đời, sau sẽ tự hết dần.

+ Cơn khò khè sẽ ngắt quãng mỗi khi trẻ hít vào. Tiếng thở rít lúc đầu dễ lầm tưởng là trẻ bị nghẹt mũi, thế nhưng nó kéo dài và không có chất nhầy trong mũi của trẻ. Âm sắc của tiếng thở khò khè của trẻ có thể cao giống như tiếng thở rít.

+ Khò khè tăng khi đặt trẻ nằm ngửa, lúc trẻ bứt rứt quấy khóc, hoặc khi có viêm đường hô hấp trên kèm theo. Nhiều trường hợp khò khè trong và sau khi trẻ bú (khi đặt trẻ nằm ngửa, dưới tác dụng của trọng lực sẽ làm nắp thanh môn sa vào đường thở nhiều hơn và làm cho trẻ khò khè nhiều hơn.)

+ Trừ những lúc có viêm thanh quản kết hợp, trẻ vẫn chơi và bú như bình thường.


Trẻ thở khò khè lâu ngày nếu bị mềm sụn thanh quản
Trẻ thở khò khè lâu ngày nếu bị mềm sụn thanh quản

  • Trào ngược dạ dày thực quản

Có đến 80-100% trẻ mềm sụn thanh quản có kèm trào ngược dạ dày thực quản nguyên nhân do nghẽn tắc tại một phần của thanh môn khi trẻ gắng sức hít vào sẽ làm tăng áp lực âm tại lồng ngực quá mức khiến cho thức ăn trong dạ dày ở khoang bụng trẻ dễ bị trào ngược lên tới thực quản (phần đường tiêu hóa nằm trong lồng ngực). Ngược lại, trẻ bị trào ngược dạ dày-thực quản nặng sẽ có các thay đổi về mặt cấu trúc bệnh học tương tự như mềm sụn của thanh quản, đặc biệt là sưng và phình sụn phễu.

  • Các triệu chứng khác có thể kèm theo như:

+ Chậm lên cân

+ Bú khó

+ Trớ sữa

+ Sặc sữa

+ Ngưng thở

+ Co kéo lồng ngực khi trẻ hít vào mạnh

+ Tím tái

+ Ợ dịch chua trong dạ dày

Các triệu chứng sẽ tăng nặng trong vòng vài tháng đầu, thường là từ 4-8 tháng tuổi. Đa số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ hết các triệu chứng khi được 12-18 tháng.

4. Phân loại

4.1. Cấp độ nhẹ

Thở khò khè thì hít vào không có biến chứng nghẽn tắc đường thở nghiêm trọng, không ảnh hưởng trẻ bú và không có các triệu chứng khác kèm theo. Các trẻ này thường hay quấy khóc bảo mẫu nhưng không có vấn đề nào khác ảnh hưởng đến sức khỏe và thường tự khỏi sau 12-18 tháng tuổi. Nếu trẻ mắc bệnh mềm sụn tại thanh quản nhẹ vẫn rất cần quan tâm theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng diễn tiến xấu để kịp thời mang trẻ đến cơ sở y tế.

4.2. Cấp độ trung bình

Trẻ được xếp vào loại này khi có các triệu chứng sau:

  • Khò khè khi hít vào
  • Chớ sữa
  • Nghẽn tắc đường thở (do thanh quản mềm)
  • Bú khó nhưng không ảnh hưởng tăng cân đều đặn của trẻ
  • Có tiền sử bị nhập viện đã nhiều lần vì nghẽn tắc đường thở
  • Trào ngược dạ dày – thực quản (ói ọc dịch chua trong dạ dày)
  • Các trẻ này cũng tự khỏi sau từ 12-18 tháng tuổi nhưng có thể cần phải điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Ngay cả khi trẻ được xếp vào nhóm bệnh vừa thì vẫn rất cần quan tâm theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng diễn tiến xấu để kịp thời mang trẻ đến cơ sở y tế.

4.3. Cấp độ nặng

Trẻ xếp loại này thường có thể cần phải được phẫu thuật để chữa trị. Các bác sĩ sẽ đề nghị mổ nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng sau:

  • Khó thở, tính mạng bị đe dọa
  • Xuất hiện hiện tượng những cơn thở tím tái
  • Lồng ngực bị co kéo và vùng cổ cũng vậy, nặng hơn khi thở
  • Cần phải thở oxy
  • Bệnh tim phổi tiếp diễn nguyên do kéo dài trạng thái thiếu oxy
  • Không lên cân được vì bú khó

5. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh

  • Trẻ sinh non
  • Bệnh lý thần kinh cơ
  • Tổn thương đường hô hấp đi kèm: mềm sụn khí quản, hẹp vùng hạ thanh môn...

6. Biến chứng của mềm sụn thanh quản

  • Tắc nghẽn đường dẫn khí nặng, gây nguy hiểm tính mạng.
  • Các tai biến của phẫu thuật chỉnh hình thượng-thanh-môn, mở khí quản.
  • Trẻ chậm tăng cân.
  • Viêm phổi do hít.

7. Chăm sóc trẻ bị mềm sụn thanh quản

Bệnh mềm sụn thanh quản hiện không có phương thuốc đặc trị, cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung vitamin D, canxi. Chính vì vậy, bệnh này rất khó phòng ngừa được bởi nguyên nhân không rõ ràng.

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên phải lưu ý:

  • Hạn chế cho trẻ nằm ngửa

Dưới tác dụng của trọng lực, lớp mô sụn thanh quản càng sa vào đường thở của trẻ càng làm trẻ thở khò khè hơn. Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ nằm nghiêng, thi thoảng lại trở mình cho trẻ cho đỡ mỏi người, còn với trẻ lớn hơn thì bé sẽ tự nằm theo tư thế mà bé cảm thấy dễ thở nhất.


Hạn chế cho trẻ nằm ngửa để trẻ dễ thở
Hạn chế cho trẻ nằm ngửa để trẻ dễ thở

  • Cho con bú đúng cách

Một số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ rất khó bú. Vì thế mẹ cần phải tỉnh táo khi cho con bú để điều chỉnh lượng sữa vừa với sức bú của trẻ, tránh hiện tượng sặc sữa rất nguy hiểm.

  • Vệ sinh mũi họng trước khi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn nhớ làm vệ sinh mũi cho trẻ bằng dung dịch muối sinh lý để mũi bé được thông thoáng, giúp bé thở dễ dàng hơn. Trẻ bị mềm sụn thanh quản hay thở bằng miệng khi ngủ, bạn nên thoa bôi kem dưỡng môi cho bé để tránh hiện tượng môi khô, nứt nẻ, trẻ bú sẽ rất khó khăn.

  • Tăng cường sức đề kháng

Hạn chế tối đa các bệnh liên quan đến đường hô hấp vì trẻ bị mềm sụn thanh quản càng thở khò khè hơn khi mắc thêm các bệnh này. Khi trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm thì bố mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh viêm đường dẫn khí hô hấp thông thường.

  • Khám định kỳ

Khám và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ theo định kỳ. Nếu trẻ bị mềm sụn thanh quản dẫn đến sụt cân, ngưng thở, bỏ bú,... thì phải đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được hỗ trợ kịp thời. Cha mẹ nên định kỳ cho trẻ tới viện đo độ độ bão hoà oxy tươi trong máu.

  • Chế độ sinh hoạt

Không cần phải kiêng cữ thức ăn nào hết cũng như không cần hạn chế bất cứ hoạt động tăng cường thể chất nào hết của trẻ. Cho trẻ tiêm chủng bình thường để phòng tránh các bệnh khác.

Mềm sụn thanh quản dễ gặp với trẻ nhỏ và nhũ nhi. Đa số trẻ bị mềm sụn thanh quản sẽ hết các triệu chứng khi được 12-18 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng cha mẹ vẫn nên nắm rõ kiến thức bệnh lý để chăm sóc cho trẻ được tốt.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe