Tìm hiểu về các thuốc kháng Leukotriene

Kháng Leukotriene là 1 nhóm thuốc mới được đưa vào sử dụng điều trị bệnh hen phế quản trong thời gian gần đây. Có thể nói, sự ra đời của các thuốc kháng Leukotriene là một sự tiến bộ quan trọng trong việc điều trị dược lý với bệnh hen phế quản.

1. Tìm hiểu về bệnh hen suyễn

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là tình trạng đường thở của người bệnh bị thu hẹp lại, sưng lên và có thể tiết ra nhiều chất nhầy. Từ đó làm cho người bệnh cảm thấy khó thở và kích thích các cơn ho. Khi thở sẽ phát ra âm thanh như tiếng huýt sáo và thở nông. Với một số tình trạng bị hen suyễn nặng sẽ gây cản trở cho các hoạt động thường ngày, thậm chí có thể gây đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn:

  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Phấn hoa, da, lông động vật, mạt bụi, ...
  • Do nhiễm trùng đường hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh.
  • Do không khí khô hanh, lạnh.
  • Các chất gây ô nhiễm không khí như khói bụi.
  • Thay đổi cảm xúc mạnh hoặc bị căng thẳng.
  • Do một số chất bản quản có trong đồ uống, thực phẩm đóng hộp.
  • Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Leukotriene là gì?

Leukotriene là 1 nhóm các hoạt chất trung hóa học có bản chất là các axit béo. Qua nhiều quá trình nghiên cứu thấy được rằng hoạt chất này có vai trò hết sức quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hen phế quản. Theo đó, Leukotriene đã được sản sinh rất nhiều ở các bệnh nhân bị hen phế quản so với những người bình thường và chúng gây ra các cơn co thắt phế quản với một loạt các phản ứng tiền viêm. Trên cơ sở đó, các thuốc kháng Leukotriene đã được nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào sử dụng điều trị bệnh hen phế quản.

3. Tìm hiểu về các loại thuốc kháng Leukotriene

3.1 Vai trò của thuốc kháng Leukotriene trong việc điều trị hen phế quản

  • Thuốc kiềm chế được sự tiến triển của bệnh: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại thuốc kháng Leukotriene khi sử dụng kéo dài sẽ giúp làm cải thiện rõ rệt và bền vững về chỉ số FEV, điều này cho thấy rằng thuốc kháng Leukotriene sẽ góp phần làm giảm đi mức độ của bệnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh hen phế quản.
  • Thuốc có tác dụng làm giãn phế quản và chống viêm: Nhờ việc ức chế hoạt tính của Leukotriene, các thuốc kháng Leukotriene có hiệu quả trên cả trương lực đường thở và quá trình viêm mạn tính ở bộ phận này.

3.2 Chỉ định điều trị của các thuốc kháng Leukotriene trong hen phế quản

Theo các nghiên cứu gần đây, các loại thuốc kháng Leukotriene nên được ưu tiên sử dụng để điều trị hen mạn tính trong các trường hợp sau:

  • Những người bị bệnh hen ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, không có khả năng đáp ứng với Glucocorticoid đường hít
  • Dùng cho những người bị hen trung bình hoặc nặng bị chống chỉ định với Glucocorticoid đường hít liều cao muốn giảm liều Glucocorticoid đường hít
  • Những người bệnh gặp khó khăn khi sử dụng bình xịt Glucocorticoid
  • Bệnh nhân bị hen nặng không có khả năng đáp ứng với Glucocorticoid đường hít đơn thuần và không dung nạp được với các loại thuốc phối hợp khác

3.3 Một số loại thuốc kháng Leukotriene

Thuốc kháng Leukotriene thường được sử dụng bằng đường uống và được sử dụng để kiểm soát lâu dài, phòng ngừa các triệu chứng cho người bị bệnh hen ở mức nhẹ tới nặng. Một số loại thuốc kháng Leukotriene là:

  • Nhóm cạnh tranh receptor Leukotriene D4: Tomelukast, Verlukast, Motelukast, Pobilukast, Pramlukast.
  • Nhóm phong bế Protein hoạt hóa 5-Lipoxygenase: MK-886, MK-0591, BAY X1005
  • Nhóm ức chế 5-Lipoxygenase: Zileuton (A 64077), ZD 2138, A-79175

3.4 Tác dụng phụ của nhóm thuốc kháng Leukotriene

Tác dụng phụ chủ yếu là tăng men gan. Ngoài ra còn có một số hiếm gặp phải tình trạng hội chứng lâm sàng tương tự như bệnh u hạt tế bào ưa axit và viêm đa mạch.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên về các thuốc kháng Leukotriene trong việc điều trị bệnh hen phế quản sẽ giúp cho bạn có thêm được kiến thức về lĩnh vực này.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe